Sau hơn 7 thập kỉ lập quốc, đã có tổ chức đứng ra vận động chọn ngày 21/02 (vốn là ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ do UNESCO khởi xướng từ sáng kiến của quốc gia thành viên) làm ngày kỉ niệm nhằm khuyến khích các hoạt động “tôn vinh tiếng Việt" với một bài hát. một đoạn phim chủ đề và một số bản tin truyền hình đưa tin.
Tuy nhiên, ban đầu các ý tưởng đề xuất ngày đều không ai nghĩ tới ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ, thậm chí khi có người đề xuất lần đầu vào ngày 29/11/2020 còn gặp ý kiến phản đối vì cho rằng: "Tiếng mẹ đẻ mà viết bằng chữ Hán, Nho, Pháp, thì tôn vinh làm gì. Tôi nghĩ phải viết bằng chữ Quốc Ngữ mới là cách mạng tiếng Việt lớn nhất. Vì vậy nên chọn ngày ra đời của sự kiện liên quan Chữ Quốc Ngữ như ngày từ điển Việt-Bồ-Latin ra đời, ngày kí lệnh bắt buộc dùng Chữ Quốc Ngữ." (ở đây có hiện tượng tiêu chuẩn kép hệ quả của ngụy niệm ngôn ngữ khi cho rằng chữ "Hán" và chữ "Nho" là hai loại chữ, còn chữ "Pháp" và "Chữ Quốc Ngữ" không cùng hệ "Latin")
Mục đích của đề xuất chọn ngày 21/02 trở thành ngày kép tổ chức "tôn vinh tiếng Việt" (với tư cách là tiếng mẹ đẻ của nhóm dân đa số ở Việt Nam, đồng thời là ngôn ngữ giao tiếp phổ thông toàn quốc) nhằm để tránh lãng phí thời gian và nguồn lực của xã hội, dùng luôn một ngày đã có sẵn những chỉ dẫn định hướng của tổ chức cùng lĩnh vực lớn nhất thế giới, cũng là để hạn chế những tiêu chuẩn kép và ngụy niệm mà nhiều nhóm đi trước đã mắc phải.
Trên thực tế, sau đó khi bình chọn dựa trên 4 ngày có tiêu chí rõ ràng thì ngày 21/02 dành được số phiếu áp đảo so với các lựa chọn khác, một cách đương nhiên. Dù vẫn còn rất nhiều ý kiến chọn các ngày khác vì những lí do cục bộ theo cách hiểu giới hạn về ý niệm "tiếng Việt".
Vấn đề đó là phải tôn vinh tiếng Việt nào? Tiếng Việt của tư duy phiên âm thái hóa hay tiếng Việt của phân kì lịch sử nào?
Tiếng Việt Nam hiện đại là hỗn dung giữa hóa thạch hoàn hảo các phương ngữ Hán-Đường cổ trung đại là chủ yếu kết hợp cùng nhiều từ vựng văn nói Tai-Kadai, Mol-Khmer, Austroasiatic và Latin trong suốt hơn 1000 năm các tiền hiền Kinh nhân Đại La thiên di từ cội nguồn văn minh Nam Dương Tử li khai lập quốc tại Đông Nam Á cổ trung đại vừa mới nổi lên từ biển do biến đổi khí hậu.
Do ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc phiến diện và quan điểm hậu thuộc địa, quốc tổ chung của Việt Nam cận hiện đại lại là tổ tộc của Tai-Kadai cùng nhiều vị anh hùng dân tộc Tai-Kadai chống Hán-Đường, thay vì một chính sách hợp chúng quốc Đông Nam Á như hoàng đế Gia Long, một hậu nhân quý tộc Minh triều đã tạo nên đế chế Hán-Đường theo mô hình liên bang đầu tiên ở lục địa Đông Nam Á.
Hai người anh em gần gũi xa xưa của tiếng Việt Nam (tiếng Kinh Việt) hiện đại chính là tiếng Kinh Việt trung cận đại (nói tiếng Việt của thế kỉ XV, hiện còn bảo tồn ở ven biển Quảng Tây, vẫn dùng chữ tượng hình biểu ý) và tiếng Kinh Việt cận hiện đại (nói tiếng Việt của thế kỉ XIX với lòng tự tôn của “Hán nhân” là nhóm dân chủ lưu trong một quốc gia độc lập có tư cách “trung quốc chính thống” qua diễn ngôn quốc sử triều Nguyễn, vẫn còn khả năng dùng chữ tượng hình biểu ý, chủ yếu đã di cư ra khắp thế giới thành các cộng đồng “người Hoa” hay “Việt gốc Hoa”).
Mối liên hệ giữa tiếng Việt Nam với các phương ngữ tiếng Việt hiện đại ở Quảng Đông, Phúc Kiến, Bắc Kinh, Đài Loan, khối Hoa ngữ Đông Nam Á... chỉ có thể thiết lập thông qua phục hồi năng lực sử dụng chữ tượng hình biểu ý căn bản liên đới tới khối từ vựng khái quát là nền tảng cho hệ thống thuật ngữ khoa học cơ bản suốt từ thế hệ lập quốc 1945 đến nay vẫn đứng yên chưa có tiến triển bắt kịp nhu cầu thời đại thông qua vai trò điều phối thống nhất của một tổ chức nghề nghiệp xuyên ngôn ngữ ở quy mô quốc gia.
Tuy nhiên, người Việt Nam hiện đại sau vài trăm năm thấm nhuần tư tưởng Gaulois phiên âm thái hóa độc tôn nên gần như đã thoái hóa năng lực chính niệm ngôn ngữ, không còn chấp nhận chữ tượng hình biểu ý với tư cách bộ phận quan trọng của hệ sinh thái quốc ngữ.
Cái cảm giác ta cứ tưởng ta đã hiểu hết chính ta thực ra chỉ là ảo tưởng nếu không có chính niệm ngôn ngữ khi mọi thứ đọc viết hàng ngày chỉ đơn thuần là phiên âm và kí âm bất cứ thứ gì nghe được và mô phỏng lại được bằng thanh quản (chẳng hạn trường hợp ca sĩ Nhật Thủy mô phỏng giọng nhiều nghệ sĩ cùng lúc, hoặc các nghệ sĩ có khả năng hát hai giọng nam lẫn nữ, hoặc nghệ sĩ lồng tiếng mô phỏng giọng của các kiểu nhân vật đa dạng độ tuổi tính cách...).
Kiểu tư duy "Nam Bộ cò bay thẳng cánh thì đâu đâu cũng trồng lúa được" là một hình thức của ngụy niệm xã hội, tương tự như cách nghĩ cứ thấy ai học giỏi ngoại ngữ hoặc định cư nước ngoài về là có thể thông ngôn hay chuyển ngữ được. Làm gì có chuyện đó!
Nó là biểu hiện cụ thể của hiện trạng nền dân trí tập thể và ngưỡng văn hóa cộng đồng của quốc gia còn đang ở mức thấp kém thảm hại là hệ quả kéo theo của ngụy niệm xã hội dựa trên các yếu tố: não trạng đơn ngữ, tiêu chuẩn kép, chiếm hữu ngôn từ, tuyệt đối hóa võ đoán, cục bộ...
Để khắc phục tình trạng nói trên trong một lĩnh vực cụ thể nào đó chẳng hạn là khởi nghiệp thực chất qua nguyên tắc 6 chữ "T" theo đề xuất của nguyên Phó Thủ tướng: khát vọng phải “thực tế”, ý chí phải “tiến thủ”, đầu óc phải “thông thái”, nghề nghiệp phải “tinh thông”, làm người phải “tử tế”, phong trào phải “thiết thực”... thì cần nhanh chóng từng bước phổ quát hóa các nền tảng của chính niệm ngôn ngữ để tạo đà cho chính niệm xã hội kéo theo, cho quốc dân không còn lấy tiêu chuẩn kép làm kim chỉ nam, không còn tư duy với não trạng đơn ngữ, không còn căn bệnh chiếm hữu ngôn từ tuyệt đối hóa mọi thứ, và thừa nhận về khủng hoảng bản sắc suốt hai thế kỷ qua để kịp thời sửa chữa lỗi hệ thống cho thế hệ tương lai.