Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Không, đúng, sai

Đúng chắc chắn không sai
Sai chắc chắn không đúng

Không đúng có thế sai
Sai không?
Không sai có thể đúng
Đúng không?

Không đúng không chắc sai
Không sai không chắc đúng

Có thể sai có thể đúng
Chắc chắn không đúng không sai

Chắc chắn có thể sai
Không chắc chắn là sai

Chắc chắn có thể đúng
Không chắc chắn là đúng

Có thể chắc chắn không sai
Không chắc chắn là không sai

Có thể chắc chắn không đúng
Không chắc chắn là không đúng

Có thể không sai chắc chắn
Không chắc chắn có thể sai

Có thể không đúng chắc chắn
Không chắc chắn có thể đúng

Có thể sai chắc chắn
Không chắc chắn có thể sai

Có thể đúng chắc chắn
Không chắc chắn có thể đúng

Có thể không chắc chắn sai
Không chắc chắn là không sai

Có thể không chắc chăn đúng
Không chắc chắn là không đúng

Đúng thì không sai
Sai thì không đúng
Không đúng cũng không sai

Không đúng sai.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Chính niệm xã hội: Hai mươi sáu tháng ba

Một cách lịch sử, tháng ba này nữa là năm thứ hai mươi sáu của một cái gì đó.

Một cách chính trị, đây là ngày truyền thống của lực lượng thanh niên cộng sản theo tư tưởng và đường lối Hồ Chí Minh.

Một cách văn hóa, đây là ngày hội của sức trẻ vì giới trẻ khắp nơi thi nhau tổ chức tụ tập đông người có khi lên tới hàng ngàn lượt hoạt động cùng lúc ở một địa điểm, và gộp chung một chuỗi thì con số sẽ rất ấn tượng, giống như một sự biểu tình của nguồn năng lượng chưa bộc phát chờ thời điểm lan truyền ra xã hội vậy.

Một cách kinh tế, đây là ngày nhiều dịch vụ vận chuyển tập thể, dịch vụ may hoặc bán trang phục, dịch vụ cho thuê trang thiết bị sinh hoạt cộng đồng... sẽ đắt khách hơn bình thường.

Một cách nghệ thuật, đây là ngày ở đây ở kia có những buổi trình diễn tiếng nhạc lời ca điệu múa đậm chất cây nhà lá vườn nhưng lúc nào trong lòng người xem thì nó cũng là những tiết mục khó quên nhất.

Một cách gì đó, đây là ngày gì đó. Rất chân thực và hồn nhiên. Hai mươi sáu tháng ba.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Oxford đào tạo Ngữ văn Anh thế nào?

*Tài liệu này là bản sao của bài "Chương trình đào tạo cử nhân Ngữ văn Anh đại học Oxford (Anh quốc)" đăng trên mạng của Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM).

Oxford là đại học nói tiếng Anh lâu đời nhất trên thế giới. Trường đại học này không chỉ tự hào về bề dày truyền thống và quy mô quan hệ quốc tế rộng rãi mà còn nổi tiếng với hệ thống tự học, tự giáo dục. Qua việc giới thiệu sơ lược chương trình đào tạo cử nhân của Khoa Ngữ văn Anh (English Languague and Literature) sau đây, chúng ta sẽ phần nào thấy được cách tổ chức tự học, tự giáo dục rất đáng lưu ý của Oxford.

1. Thời gian đào tạo: 3 năm. Mỗi năm chia thành 3 học kỳ, mỗi học kỳ 3 tháng.

2. Mô tả khái quát về phương pháp giảng dạy: Trong toàn khóa học, ba hình thức đào tạo diễn ra song song:

2.1       Hình thức học giảng đường: chú trọng dạy phương pháp.

2.2       Hình thức học theo nhóm (trung bình khoảng 8 người/nhóm): áp dụng phương pháp vào những vấn đề cụ thể, khuyến khích SV làm việc trực tiếp với tài liệu, trình bày miệng và viết ra các ý tưởng, quan điểm.

2.3       Hình thức hướng dẫn riêng (1 thầy, 1 trò): Đây là hình thức giảng dạy trọng tâm của Oxford. GV hướng dẫn cùng với SV xác định chiến lược học tập cho SV trong suốt toàn khóa học và trong từng giai đoạn. Trung bình mỗi học kỳ, một SV ngữ văn phải hoàn thành từ 8-12 bài viết theo yêu cầu của các GV giảng dạy và GV hướng dẫn, bao gồm những bài viết độc lập, những phần của tiểu luận nâng cao hoặc khóa luận…

3. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo:

3.1        Ở năm đầu tiên, mọi SV của Khoa Ngữ văn Anh (Oxford) đều học chung một chương trình, tạm gọi là Chương trình nền (Moderations) và bắt buộc phải vượt qua bốn bài thi viết vào cuối năm thứ nhất. Điểm bốn bài thi này chỉ cần đạt để SV được chuyển lên học tiếp năm thứ hai chứ không lấy vào điểm tốt nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá của GV hướng dẫn vẫn còn giá trị qua những năm học sau.

3.2       Từ năm thứ hai, SV được quyền chọn một trong hai chương trình sau:

                  Chương trình 1: Ngữ văn Anh

                              Chương trình 2: Ngữ văn Anh cổ

         Hầu hết SV đều theo chương trình 1 vì chương trình 2 rất khó, chỉ dành cho một số SV nhất định. Hai chương trình này học chung với nhau những chuyên đề trùng.

3.3       Kết thúc khóa đào tạo, SV tự đưa ra để tài làm khóa luận tốt nghiệp (có tư vấn của GV hướng dẫn). Điểm khóa luận chiếm 1/3 điểm tổng toàn khóa học.

3.4       Ngoài ra, trong suốt khóa học, SV cũng có thể chọn tham gia một số lớp có liên quan đến các vấn đề mà họ quan tâm, tạm gọi là Các lớp liên kết (Joint Class), chẳng hạn như: Cổ điển học và Anh ngữ, Anh ngữ và các ngôn ngữ hiện đại, Lịch sử hiện đại và Anh ngữ…

Dưới đây là bảng mô tả khái quát chương trình đào tạo Cử nhân Ngữ văn Anh của Đại học Oxford:


CHƯƠNG TRÌNH NỀN
(Moderations)
Chương trình 1: NGỮ VĂN ANH
(đa số SV chọn chương trình này)
Chương trình 2: NGỮ VĂN ANH CỔ

Năm thứ 1
Năm thứ 2
Năm thứ 3
Năm thứ 2
Năm thứ 3

SV phải hoàn tất 4 bài viết:
SV không phải tham dự kỳ thi chính thức nào trong năm thứ 2
SV phải thi và nộp khóa luận của toàn khóa học trong năm thứ 3
SV không phải tham dự kỳ thi chính thức nào trong năm thứ 2
SV phải thi và nộp khóa luận của toàn khóa học trong năm thứ 3
Học kỳ Michaelmas

Bài viết 1: Nhập môn văn học
Bài viết 2: Văn học hiện đạihoặc Văn học thời Victoria
Bài viết 3: Văn học Anh Cổ đạihoặc Trung đại

1.     Nhóm chuyên đề về Ngôn ngữ Anh
2.     Nhóm chuyên đề về Văn học Anh 1100-1509
3.     Nhóm chuyên đề về Văn học Anh 1509-1642
4.     Nhóm chuyên đề về Văn học Anh 1642-1740
5.     Nhóm chuyên đề về Văn học Anh 1740-1832
6.     Nhóm chuyên đề về Shakespeare(có thể học vào năm thứ 3)

SV chọn 2 trong 3 nhóm chuyên đề dưới đây (không được chọn trùng với chuyên đề đã làm bài viết ở năm 1):
1.      Một tác giả cụ thể
2.      Một vấn đề
3.      Văn học Anh cổ đại.

A1. Nhóm chuyên đề Văn học Anh 600-1100
A2. Nhóm chuyên đề Văn học Anh 1100-1530
A3. Nhóm chuyên đề về Chaucer, Langland và Gower (2 bài viết)
A4. Nhóm chuyên đề về Các văn bản tiếng Anh cổ và trung đại.
A5. Nhóm chuyên đề về Sự phát triển của tiếng Anh văn chương chuẩn đến 1750.

SV chọn 3chuyên đề để học, trong đó sẽ lấy ra 2 chuyên đề đề làm tiểu luận nâng cao:
(Xem danh sách các nhóm chuyên đế bên dưới bảng)

Học kỳ Hilary

Học kỳ Trinity

Bài viết 4: Tìm hiểu về một tác giả  cụ thể hoặc một vấn đề (thuộc thời kỳ Victoria hoặc hiện đại)
Yêu cầu

SV bắt buộc phải được đánh giá đạt ở cả bốn bài viết để chuyển tiếp sang năm thứ 2. Điểm 4 bài thi này không tính vào điểm tốt nghiệp.


SV phải nộp 8 bài viết tính điểm tốt nghiệp, trong đó có 2 tiểu luận nâng cao, dung lượng 5-6000 từ (do SV tự lực).
Khóa luận tốt nghiệp, dung lượng khoảng 6000 từ (có tư vấn và sửa chữa của GV hướng dẫn)



SV phải nộp 8 bài viết tính điểm tốt nghiệp, trong đó có 2 tiểu luận nâng cao, dung lượng 5-6000 từ (do SV tự lực).
Khóa luận tốt nghiệp, dung lượng khoảng 6000 từ (có tư vấn và sửa chữa của GV hướng dẫn)

Danh sách các nhóm chuyên đề tự chọn dành cho SV chương trình 2 (Ngữ văn Anh cổ):

1. Anh ngữ cổ
2. Phương ngữ Anh trung cổ
3. Anh ngữ hiện đại
4. Ngôn ngữ học
5. Các tác gia Anh cổ điển
6. Các tác gia Anh thời Trung cổ và Phục Hưng
7. Văn học Anh 1509-1642 (như chương trình 1)
8. Shakespeare (như chương trình 1)
9. Khảo cổ học Anglo-Saxon
10. Gothic
11. Saxon cổ
12. Tiếng Đức chuẩn cổ đại
13. Tiếng Đức chuẩn trung đại
14. Ngôn ngữ Scandinavia cổ
15. Các văn bản Scadinavia cổ
16. Văn học Scandinavia và Băng đảo cổ
17. Pháp ngữ cổ 1150-1250
18. Văn học trung đại Pháp 1100-1300
19. Văn học trung đại Pháp 1300-1500
20. Ngữ văn Wales trung đại I
21. Ngữ văn Wales trung đại
22. Ngữ văn Ireland cổ và trung đại
23. Ngữ văn Latin trung đại
24.Văn học Latin của các đảo thuộc Anh quốc trước chiến tranh xâm lược của Na Uy.
25. Văn học kinh điển.

4. Đánh giá:

Năng lực của SV được đồng thời đánh giá bằng hai hệ thống:

4.1 Đánh giá lâu dài (Formative): căn cứ vào đánh giá của GV hướng dẫn, của các bài viết cho các chuyên đề và các báo cáo định kỳ từ học kỳ 1 đến học kỳ 9.

4.2 Đánh giá tổng kết (Summative): căn cứ vào các bài kiểm tra chính thức và hai tiểu luận nâng cao từ học kỳ 4 đến 9.

Sau đây, chúng tôi xin trình bày chương trình học của sinh viên các năm trong một học kỳ để cùng tham khảo cách bố trí các chuyên đề cụ thể của Khoa Ngữ văn Anh – Đại học Oxford:

CÁC CHUYÊN ĐỀ CỤ THỂ TRONG MỘT HỌC KỲ CỦA KHOA NGỮ VĂN ANH

Dưới đây là tên các chuyên đề cụ thể, được trình bày theo từng nhóm chuyên đề. Mỗi nhóm có một số lượng chuyên đề nhất định. Mỗi chuyên đề được trình bày trong từ 2-8 buổi. Nội dung của từng buổi (nếu có thông tin) được in chữ nhỏ ngay phía dưới chuyên đề ấy.

CHƯƠNG TRÌNH NỀN

Bài viết 1: Nhập môn văn học, bao gồm 16 bài giảng, nội dung:

1.            Giới thiệu chung
2.            Văn học là gì?
3.            Văn bản/Tác phẩm
4.            Văn bản/Văn cảnh
5.            Đọc kịch bản
6.            Đọc văn xuôi
7.            Đọc thơ
8.            Hình thức là gì?
9.            Thế nào gọi là Văn học Anh?
10.       Đọc Nhân vật/Cái tôi/Tha nhân
11.       Đọc là gì?
12.       Thế nào là ý nghĩa?
13.       Ngôn ngữ hình tượng
14.       Giọng điệu và hàm ý
15.       Đọc phê bình
16.       Thế nào là giá trị văn học?

Bài viết 2a : Văn học thời Victoria (1832-1900), gồm:

1.            Bước đầu tìm hiểu hình thức thơ ca
2.            Sáu loại tiểu thuyết thời Victoria                

         Tiểu thuyết bình dân (Plain Vanilla): Trollope
         Chủ nghĩa hiện thực lố bịch (grotesque): Dickens
         Chủ nghĩa hiện thực tinh thần (intellectual): G.Eliot
         Tiểu thuyết thị trường: Braddon và Collins
         Tiểu thuyết nghệ thuật: James
         Tiểu thuyết lãng mạn phục hưng: Stevenson

3.            Thánh tượng (The iconic) trong văn học Anh

Hoặc:

Bài viết 2b: Văn học hiện đại (1900-nay), gồm:

1.            Bước đầu tìm hiểu hình thức thơ ca
2.            Philip Pullman và His Dark Materials
3.            D.H. Lawrence
4.            Nhập môn Hậu hiện đại
5.            Yeats
6.            Đọc thơ hiện đại

Giới thiệu vị trí (status) của thơ ca
Tiếng vọng nội tâm
Các trạng thái của chủ thể
Định hướng / Không định hướng
Nhạc điệu thơ
Hình thức thơ
Nhịp thơ

7.            Những món đồ cổ hợp thời: Sân khấu Anh từ 1955

Giới thiệu: Sâu khấu sau 1955 và kiểm duyệt
Cấm kỵ (1): Tính dục
Cấm kỵ (2): Bạo lực
Cấm kỵ (3): Chính trị
Thảo luận

8.            Seamus Heaney
9.            Ulysses của James Joyce
10.       Nữ giới và Chủ nghĩa hiện đại

“Ladies, please don’t break these windows”: cuốn sách tra cứu về nữ giới và chủ nghĩa hiện đại.
Chuyện kể, “dòng ý thức”và câu.
Cái tôi
Tính dục
Chủ nghĩa cổ điển.

11.       Thánh tượng trong văn học Anh
12.       Louis McNeice
13.       Từ chủ nghĩa hiện đại đến chủ nghĩa hậu hiện đại.
14.       Viết về chủng tộc và giới tại Nam Phi

“Call me Woman”: về tác phẩm của các tác giả nữ Nam Phi.
Chủng tộc và Tự truyện.
Hư cấu, nhân chứng và Lời cam kết.
Những triệu chứng không lành mạnh.
Tổng kết về tác giả nữ Nam Phi.

Bài viết 3a: Văn học Anh cổ, gồm:

1.            The battle of Maldon và văn học Anh cổ
2.            The Wanderer
3.            Cuộc đời các thần linh Anh cổ
4.            Đọc thơ Anh cổ
5.            Văn bản tiếng Anh cổ
6.            Bình luận The Dream of the Rood.

Hoặc:

Bài viết 3b: Văn học Anh trung cồ, gồm:

1.            The tales of Sir Gareth của Malory và bối cảnh tác phẩm

Xuất xứ tác phẩm
Phong cách Malory
Malory và vấn đề mối quan hệ huyết thống
Malory và vấn đề giới

2.            Patience

Bản thảo và văn bản đã biên tập; ngôn ngữ, tác giả, thể loại.
Patience – bài thơ lặp âm đầu
Bài thơ và nguồn gốc Thánh kinh
Tổng quan; Patience và những bài thơ khác trong MS

3.            Mandkind

Bản thảo và văn bản đã biên tập; ngôn ngữ.
Sân khấu và trình diễn.
Thuyết thần học, hài kịch, nhân vật, đạo lý.
Một số cảnh: kịch và thơ khác cùng thời kỳ.

4.            Canterbury Tales của Chaucer

5.            Thơ ca và vấn đề Quá khứ giai đoạn hậu kỳ trung cổ.

Bài viết 4: Chọn một tác giả hoặc một vấn đề văn học cụ thể, gợi ý:

4a. Văn học Anh thời Victoria (xem các bài giảng của bài viết 2a)
4b. Văn học Anh hiện đại (xem các bài giảng của bài viết 2b)
4g. Lý thuyết phê bình từ Plato đến hậu hiện đại (bổ sung 5 bài giảng)
4j. Virgina Wolf (bổ sung 2 bài giảng)
4l. Seamus Heaney (bổ sung 1 bài giảng)

Chương trình 1: NGỮ VĂN ANH

Bài viết 1: Lịch sử, lý thuyết và thực hành Anh ngữ, gồm:

1.      Các thể thức của ngôn ngữ văn chương

Phong cách học: Nhận diện ngôn ngữ văn chương

                        Đọc thơ
                        Những gì cần quan tâm? Nhịp điệu, vần, luật.
                        Ngôn ngữ hình tượng
                        Văn xuôi miêu tả: Ngữ pháp về từ và câu
                        Truyền miệng và Thành văn.

2.      Cách sử dụng nguồn tài liệu điện tử (dành cho bài viết thứ 1)
3.      Ngữ pháp tiếng Anh
4.      Kỹ năng bình luận (dành cho bài viết thứ 1)
5.      Lịch sử các dân tộc Anh

Bài viết 2: Shakespeare, gồm:

1.      Shakespeare trong bối cảnh văn học của ông
2.      Những vở kịch cuối cùng của Shakespeare
3.      Thơ sonnet của Shakespeare
4.      Shakespeare, Ted Hughes và Kytô giáo
5.      Shakespeare: Ngôn ngữ kịch và Khoảnh khắc kịch

Bài viết 3a/3b: Văn học Anh 1100-1509, gồm:

1.      Langland trong thời đại ông
2.      Nhận diện văn phong thời kỳ hậu chiến tranh xâm lược
3.      Tác giả của Gawain*
4.      Nữ giới và Tính chất duy linh trung đại.
5.      Thơ trữ tình trung cổ
6.      Thơ ca và Quá khứ hậu kỳ trung đại
7.      Văn học trung đại Anh – các tác giả vô danh: Pearl và các tác phẩm khác.
8.      Hiểu Pearl

Bài viết 4: Văn học Anh 1509-1642, gồm:

1.      Tầm quan trọng của văn bản: bản thảo, bản in, bản in hiện đại.
2.      Thánh tượng trong văn chương Anh

Bài viết 5: Văn học Anh 1642-1740, gồm:

Buổi giới thiệu các chuyên đề chuẩn bị cho bài viết thứ 5, nội dung như sau:

9-10g:          Văn học và Chính trị thời kỳ nội chiến Anh
10-11g:       Văn hóa cao và thấp
11-12g:       Văn học nghệ thuật và Diện mạo quốc gia
12g:             Giới tính và Văn học
14g-15g:     Nông thôn và Thành thị            
15g-16g:     Bản thảo và Bản in
16g:             Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

1.            Pope
2.            Hài kịch thời quân chủ tái lập ở Anh.
3.            Swift
4.            Văn học và Tôn giáo 1660-1789
5.            Anh hùng ca và Nhại anh hùng ca
6.            Bunyan và Quyền tự do ở Anh
7.            Văn học chống quân chủ tái lập

Giới thiệu về thơ kiểu hiệp sĩ và việc thiết lập nền tảng của văn học bí mật (Waller, Dryden, Wither và một số người khác).
Chiến tranh, cách tân và phản cách tân: cuộc chiến Anglo-Hà Lan đầu tiên.
Tổ chức cộng hòa mật sau 1660: “Elegies”, Hồi ký đại tá Hutchinson.
Sử thi cộng hòa 1: Milton, Thiên đường đánh mất.
Sử thi cộng hòa 2: Lucy Hutchinson, Trật tự và Náo loạn.
Marvell, các tu sĩ và chiến tranh chống khủng bố: văn xuôi và những bài thơ châm biếm cuối cùng của Marvell

8.            Tiểu thuyết mới: Tiểu thuyết 1642-1740

Fakiry: câu chuyện phương Đông. Những cuộc tiêu khiển đêm Ả rập.
Trái tim gian lận: tiểu thuyết ái tình. Aphra Behn, những lá thư tình giữa nhà quý tộc và chị ông ta.
Gián điệp và scandal: bè phái. Delarivier Manley, The New Atalantis và Paolo Marana – những lá thư của một gián điệp Thổ Nhĩ Kỳ.
Những cuộc đời giả mạo: Defoe, Moll Flanders và Roxana.
Những chuyến du hành viễn tưởng: Jonathan Swift, Gulliver du ký và Daniel Defoe, Robinson Crusoe.

9.            Thuyết vô thần và thơ ca thế kỷ XVII
10.       Tầm quan trọng của văn bản: bản thảo, bản in, bản in hiện đại.
11.        Andrew Marvell
12.       Daniel Defoe
13.       Tính chất lãng mạn trong văn học thời quân chủ tái lập
14.       Henry Vaughan và Thomas Traherne
15.       Richardson, Fielding và sự ra đời của tiểu thuyết Anh
16.       Bối cảnh tinh thần của văn học thế kỷ XVIII

Bài viết 6: Văn học Anh 1740-1832, gồm:

1.      Những nhà thơ nữ thời kỳ lãng mạn.
2.      Tác giả của các tác phẩm văn xuôi (không phải tiểu thuyết) thời kỳ lãng mạn.
3.      Richardson, Fielding và sự ra đời của tiểu thuyết Anh

Bài viết 7, 8: Sinh viên chọn 2 trong những chuyên đề gợi ý dưới đây:

8a. Tiểu thuyết Anh

1.      Nhà văn và văn học nghệ thuật thời Victoria
2.      Tiểu thuyết mới: Tiểu thuyết 1642-1740
3.      Sáu loại tiểu thuyết thời Victoria
4.      Ulysses của James Joyce
5.      Từ chủ nghĩa hiện đại đến chủ nghĩa hậu hiện đại

8b. Kịch Anh

1.      Những món đồ cổ hợp thời: Sân khấu Anh từ 1955

8d. Thơ ca Anh

1.      Đọc thơ hiện đại

8e. Văn học Mỹ từ 1800 đến nay

1.      Các vấn đề của văn học Mỹ
2.      Tiểu thuyết Mỹ: Chủ đề và bối cảnh
3.      New England và tư tưởng về nuớc Mỹ trong văn chương Mỹ

               Thanh giáo
               Tự truyện Franklin; Giới thiệu Emerson, Thoreau và Walden
               Hawthorne và “Chữ A màu đỏ”; Giới thiệu Whitman, Dickinson

4.      Giới thiệu thơ hiện đại Mỹ
5.      Kịch Mỹ
6.      Tiểu thuyết Mỹ
7.      Tác giả nữ và văn học Mỹ
8.      Emily Dickinson
9.      Robert Frost

8f. Sáng tác của các các tác giả nữ:

1.      Nghĩ về sáng tác của các tác giả nữ
2.      Nữ giới xây dựng Chủ nghĩa hiện đại
3.      Viết về chủng tộc và giới tại Nam Phi

8g. Lịch sử và Lý thuyết phê bình

1.      Nhà văn và văn học nghệ thuật thời Victoria
2.      Nhập môn hậu hiện đại
3.      Lý thuyết phê bình từ Plato đến hậu hiện đại

8h. Văn học hậu thực dân

1.      Viết về chủng tộc và giới tại Nam Phi

8j(i). Ngôn ngữ và giới

8j(ii). Tự truyện: Các phương pháp tiếp cận phê bình

8j(iii). Văn chương lên phim: Mối liên hệ giữa văn học và điện ảnh trên bình diện lý thuyết

8k. Văn học thời Victoria 1832-1900

Xem chương trình nền, bài viết 2a

8l. Văn học hiện đại 1900 đến nay

Xem chương trình nền, bài viết 2b

Bài viết 9: Văn học Anh cổ

Xem chương trình nền, bài viết 3a

Chương trình 2: NGỮ VĂN ANH CỔ

(SV chương trình 2 học những chuyên đề trùng với chương trình 1 và bổ sung thêm các  chuyên đề dưới đây)

1.      Kỹ năng bình luận (dành cho bài viết A5): Elfric với Biên niên sử Peterborough

Bình luận là gì?
Bình luận và Ngôn ngữ của Elfic
Ngôn ngữ của Biên niên sử Pterborough

2.      Giới thiệu về phê bình văn bản (dành cho bài viết A4): Các văn bản trung đại Anh

3.      Những lời bình của Kinh Thánh

CÁC CHUYÊN ĐỀ BỔ TRỢ CHUNG

1.                  Các chủ đề văn chương trong nghệ thuật Anh thế kỷ XVIII

2.                  Ôn tập và kỹ thuật làm bài tốt nghiệp.

CÁC LỚP LIÊN KẾT (JOINT CLASS)

1.                  Liên kết với ngành CỔ ĐIỂN HỌC VÀ ANH NGỮ

1.1 Lớp phê bình lý luận cổ điển học và tiếng Anh căn bản

2.                  Liên kết với ngành SỬ HỌC VÀ ANH NGỮ

2.1 Thời Viking: Chiến tranh và hòa bình từ 750-1100

2.2 Thảo luận về Ngôn ngữ và Lịch sử.

* Tác giả của một số tác phẩm thơ trung đại nổi tiếng ở Anh: Pearl, Sir Gawain and the Green Knight, Patience, Cleanness… là một tác giả vô danh. Ngoài việc xác định rằng ông cùng thời với Geofrey Chaucer, John Gower và William Langland, hầu như người ta không có thêm thông tin nào khác về tác giả. Vì vậy, “Pearl Poet” (Tác giả của Pearl) hay “Gawain Poet” (Tác giả của Gawain) được xem như tên riêng của nhà thơ vô danh này (trích Wikipedia)

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Hai lần cãi mẹ

"Cá không ăn muối cá ươn, 
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư"

Từ rất lâu rồi câu ca dao trên đã định hình một nếp nghĩ lối mòn cho những đứa trẻ Việt Nam. Cha mẹ có tầm nhìn và cởi mở thì con sẽ có định hướng tốt, và ngược lại. Cho nên nó vừa là một công cụ giáo dục tốt vừa cùng lúc có tác dụng tiêu cực không ngờ. Nhưng ở đây chỉ kể chuyện tôi hai lần cãi mẹ.

Mẹ tôi là một người đáng kính phục, có lập trường rõ ràng và kiên quyết với mục tiêu đã đề ra. Dù không có có điều kiện tiếp thu tri thức cao hơn cấp tiểu học do chiến tranh loạn lạc nói chung và khó khăn của vùng giải phóng thường xuyên bị quân đội chính quyền Sài Gòn đi tuần tra càn quét bằng trực thăng, nhưng có lẽ do mẹ tôi là người lớn lên từ trong đau thương của chiến tranh, tận mắt nhìn thấy người thân của mình bị chết vì đạn pháo và bom cháy, nên cái ý chí kiên cường để sống đã ăn sâu vào trong tiềm thức. Là người khuyến khích con cái học tập để mở mang tri thức, mẹ tôi luôn cảm thấy tự hào khi những đứa con lần lượt mang về nhà những tấm bằng khen nhỏ to nhờ thành tích học tập ở trường, ở các cuộc thi cấp tỉnh, cấp quốc gia và cũng buồn khi có đứa nào đó ham chơi bị thầy cô khiển trách. Tuy nhiên, tri thức càng nhiều thì sẽ nảy sinh những tư tưởng mới có thể xảy ra xung đột với tư tưởng lối mòn.

Chuyện thứ nhất, là chuyện về tôn giáo. Bà nội tôi là một Phật tử, và do đó trong chứng minh thư của những người trong nhà cũng vì thế phải ghi là theo đạo Phật mặc dù thực tế thì điều đó chỉ có thể cho người ta biết là trong nhà tôi có cái bàn thờ Quan âm, còn sau này rất nhiều khi tôi ghi không có tôn giáo trong các giấy tờ không có liên quan đến thủ tục hành chính. Lúc tôi đi làm giấy chứng mình trễ (trước đó 1 năm các bạn bè cùng lớp đã làm xong hết, còn tôi không thích "theo tập thể một cách miễn cưỡng" và cũng vì có một cảm giác bị cô lập do mình có tư tưởng không bình thường như mọi người nên không làm luôn cho nó hợp lý), chỉ vì cái chỗ ghi tôn giáo đó mà tôi và mẹ tôi cãi nhau mấy ngày trời, mẹ tôi thì một mực cho rằng thờ cúng tổ tiên là đạo Phật (?!), Phật giáo là truyền thống của ông bà do đó tôi phải ghi theo (?!), nếu không có đạo Phật thì tôi ở đâu mà sinh ra (?!), và nếu tôi phủ nhận chuyện đó thì tôi là đứa không biết cội nguồn (?!). Nếu mẹ tôi nói theo kiểu mình nên theo đạo Phật để "bảo tồn và phát huy tôn giáo gia đình" hoặc không bị ảnh hưởng tiêu cực từ các tôn giáo khác (ở quê tôi tập trung rất nhiều tôn giáo trên một địa bàn nhỏ và sau đó có nhiều hiện tượng tôn giáo này tôn giáo kia gây ảnh hưởng đến cộng đồng để thu hút tín đồ) thì nhiều khi nghe có lý hơn, dù tôi vẫn sẽ giữ nguyên ý là mình không có tôn giáo, theo đúng luật tự do tín ngưỡng mà tôi được học trong môn giáo dục công dân ở trường, và cũng vì tôi thấy rõ ràng thực tế mình không hề thực hành hay tham gia vào các nghi lễ tôn giáo nào, mà chỉ đơn thuần là tín ngưỡng dân gian (thờ cúng tổ tiên). Thật ra, điều này sau khi vào đại học, kiến thức từ môn Lịch sử văn minh phương Đông cho tôi biết rằng Phật giáo hòa đồng vào văn hóa tín ngưỡng dân gian mà mẹ tôi là một điển hình chịu ảnh hưởng từ đó mà cứ nghĩ rằng cái này là cái kia . Tuy nhiên, lúc đó với mớ lý luận mà không có tài liệu để dẫn chứng mẹ tôi không bao giờ chịu rằng tín ngưỡng dân gian (thờ cúng tổ tiên) có từ rất lâu trước khi cả Phật giáo hay bất cứ tôn giáo nào ra đời!

Rốt cục, để không làm cho mẹ tôi nổi giận hơn nữa, người lớn khi giận vì không thuyết phục được con cái rất tếu chỉ đòi (giả bộ) làm mấy chuyện tự hành hạ bản thân trước mắt tôi là tôi sợ nên đành miễn cưỡng khai theo ý mẹ, mặc dù tôi bảo lưu ý kiến của mình vì tôi thấy trong chuyện đó mình hiểu rõ vấn đề, nhưng cái định kiến giới hạn không thể làm mẹ tôi chấp nhận. Tôi chưa biết sau này nếu tôi kể lại chuyện này và trưng những tư liệu vừa kể thì mẹ sẽ phản ứng ra sao, chỉ biết rằng gần đây mẹ tôi lại đang lo chuyện không có cháu để bồng nên cố gắng ghép đôi hết cô này đến cô khác cho tôi kể cả không cần quan tâm cô đó theo tôn giáo mà trước đây vì có phần sợ tôi bị ảnh hưởng tôn giáo đó nên mẹ tôi đã bắt tôi phải khai theo ý mẹ trong chứng minh thư. Nói chung là tôi chỉ biết lắc đầu mà cười. Cái gì chủ quan duy ý chí thì không có kết quả bền vừng và lâu dài.

Chuyện thứ hai, tôi thích để tóc dài từ nhỏ, có lẽ do di truyền từ thế hệ trước. Sau này qua một số nguồn sử liệu tôi được xác nhận lại rằng truyền thống của đàn ông xưa ở Việt Nam là để tóc dài, bó thành củ tỏi đằng sau, còn phụ nữ thì thường để tóc xõa ngang lưng, hay búi lại rồi vấn ở sau đầu như phái nam, chỉ đến khi thời kỳ giao lưu văn hóa với phương Tây, thì nam giới mới cắt tóc ngắn, còn nữ giới thì ngoài để tóc dài còn có uốn tóc hoặc kẹp tóc.

Tết năm nào về nhà, tôi cũng bị buộc đi cắt tóc mà không được tự quyết. Riêng năm 2010, đặc biệt trước đó mái tóc dài của tôi được rất nhiều người yêu thích nên tôi có động lực hơn để giữ lại, và lịch sử lặp lại như khi đi làm chứng minh thư. Mẹ tôi nhân tiện gộp nhiều chuyện không ăn nhập gì với nhau để mắng tôi xối xả, nhằm làm cho tôi có cảm giác mình mắc tội rất nặng khi cãi mẹ mà để tóc dài, vì theo mẹ để tóc dài thì sẽ là dân "du côn", là "đầu đường xó chợ". Nhưng rất tiếc từ nhỏ tôi đã không vì những lời mẹ mắng (thường theo góc nhìn chủ quan người lớn) mà giận mẹ hay bị lung lay quan điểm, dù chưa bao giờ tôi phản bác theo những gì tôi nghĩ trong đầu trong lúc suy tư để giải thích nguyên nhân tại sao mình bị mắng. Lần này, nhờ đã chuẩn bị trước tôi biện luận và đưa ra ví dụ về những người để tóc dài nổi tiếng và không hề có sự ác cảm của cộng đồng vì quan điểm của mẹ tôi trước sau vẫn là đứa nào không phải con gái mà để tóc dài là hư hỏng, là dân quậy phá, là hết xài (?!), trong khi tôi không thấy ai phản ứng như vậy với con gái cắt tóc ngắn. Có phải đó là một biểu hiện của sự bất bình đẳng về giới? Khi tôi nói rằng tôi có nhiều bạn bè rất giỏi, rất ngoan và cũng để tóc dài thì mẹ tôi lại bổ sung thêm rằng tóc dài không thể đi làm cho các cơ quan trường học nhà nước (?!) trong khi tôi không thích và chưa bao giờ có ý định sẽ đi làm như vậy! Thế nhưng thực tế chứng minh ông thầy dạy môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam đầu tiên của tôi là một người có mái tóc dài bồng bềnh, và là một nhà giáo rất được coi trọng. Mẹ tôi khi nghe tôi nói điều này thì cũng đuối lý rồi, nên bắt đầu sử dụng lại chiêu thức năm xưa. Thế là một trận khóc lóc diễn ra, đầu tiên là mẹ tôi đòi làm đủ thứ chuyện để hù tôi, và lần này là mẹ tôi tự đánh mình thiệt luôn ngay trước mặt tôi, nếu tôi mà không chịu nói sẽ đồng ý đi cắt tóc thì chắc là mẹ tôi tự đánh mình đến ngất xỉu! Tôi thấy quá vô lý, nên uất ức và khóc ngon lành (vừa khóc vì giận vừa khóc vì lo cho sức khỏe của mẹ) nhưng trước khi đi cắt tóc với gương mặt ướt đẫm tôi phải nói thẳng ra những gì mình nghĩ đề đề phòng tất cả trường hợp khác tái diễn, rằng tôi đi cắt tóc lần này là vì thỏa thuận với mẹ chứ không phải là vì tôi để tóc dài là sai trái mà tôi buộc phải đi cắt, và chính mẹ ép tôi cắt chứ bản thân tôi thích để tóc dài từ rất lâu rồi, và vì tóc ngắn là mốt theo phương Tây vào cuối thời kỳ phong kiến Việt Nam mà thôi. Cuối cùng, tôi chốt lại rằng sau khi cắt tóc xong, nếu tôi chứng mình được để tóc dài mới đúng là "truyền thống dân tộc" thì mẹ không được phản ứng gì về vấn đề này nữa. Tôi không biết mẹ lúc đó nghĩ gì, nhưng sau khi đi cắt tóc xong về thấy mẹ cười tươi như chưa bao giờ có chuyện mẹ tôi tự đánh mình hay giận dữ vì chuyện tôi để tóc dài (tuyệt chiêu của người lớn để đạt mục tiêu đề ra đã bại lộ chăng?!), còn tôi thì cái mặt đơ ra suốt cả ngày không thèm nói chuyện có biểu cảm, cho đến khi... cả nhà về quê ngoại, và mẹ tôi đã chấp nhận thua tôi lần đầu tiên. Vì ở nhà ngoại còn nguyên bức họa ông cố để tóc dài chấm gót, với sự xác nhận của các anh chị em của mẹ rằng ông cố để tóc từ nhỏ cho tới khi chết đi! Từ lúc đó trở đi, mỗi khi về nhà mà gặp hàng xóm mẹ tôi thường đùa rằng "sinh có một đứa con gái (tức là em gái sau tôi) mà giờ có hai đứa con gái (ý nói tôi để tóc dài giống con gái)" thay vì cảm thấy khó chịu, và mỗi khi muốn tôi đi cắt tóc thì mẹ chỉ nói nhẹ nhàng theo kiểu "hay là đi cắt tóc đi" chứ không phải theo kiểu ép buộc bằng mọi giá như trước nữa, và dĩ nhiên tôi lắc đầu cười trừ. Tóc dài mới là phong cách của tôi, và tôi tự hào trả lời với nhiều người rằng "để tóc dài là noi gương tiền nhân". Đúng là có nền tảng lý luận cho việc mình làm lúc nào cũng không sợ những luận điệu phản bác vô cớ chỉ vì sở thích cá nhân.

Để kết thúc bài hồi ức này, tôi muốn cảm ơn mẹ tôi, vì đó là người đã khuyến khích tính hiếu học của cá nhân tôi, là mấu chốt quan trọng để tôi có những suy nghĩ thoát khỏi lối mòn để trở thành một siêu nhân tóc dài như ngày hôm nay, dù đã có tiềm năng trở thành nhà suy tư học từ thời con nít. Với tôi, đó là hai hồi ức đẹp về người mẹ tuyệt vời của mình. Các bạn có ai muốn cãi mẹ như tôi không?!

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

Little surprise with stats

This is a little surprise to see who are following the day-dreamer and how. Thank to this Google-based stats, I am reminded of some unfamiliar browsers and some secret readers from around the place (who or what are you there?!). The results also revealed that the most favourite browser is Chrome, followed by Firefox and Internet Explorer, the most favourite operating system is Windows, and most usual readers outside Vietnam come from the United States, other occasional stoppers-by are from Germany, France, Russia, Japan, Australia, United Kingdom, Netherlands, Brazil, Ukraine, India, Canada, China, Ecuador, Portugal and it's nice to know a number of ASEAN netizens are among them!

All time: (up to March 7, 2012)

Countries by all time: Vietnam 5680, United States 1117, Germany 216, France 69, Russia 69, Japan 49, Australia 47, Malaysia 39, United Kingdom 36, Netherlands 28... 
Browsers by all time: Chrome 280 (35%), Firefox 2710 (33%), IE 1993 (24%), Opera 181 (2%), Safari 130 (1 %), Jakarta Commons-HttpClient 69 (<1 %), Mobile Safari 37 (<1%), Mobile 26 (<1%), Java 15 (<1%), OneRiot 13 (<1%) 
Operating systems by all time: Windows 7130 (91%), Macintosh 328 (4%), Linux 104 (1%), Other Linux 67 (<1%), iPhone 46 (<1%), Android 41 (<1%), iPad 30 (<1%), Nokia 15 (<1%), Samsung 5 (<1%), BlackBerry 3 (<1%). 
Current month: (up to 7 March, 2012)

Countries by month: Vietnam 376, United States 148, Brazil 8, Ukraine 7, Japan 6, Philippines 6, India 5, Indonesia 4, Canada 3, China 3. 
Browsers by month: Chrome 251 (39%), Firefox 217 (34%), Internet Explorer 116 (18%), Mobile Safari 18 (2%), Opera 18 (2%), BingPreview 2 (<1%), Jasmine 1 (<1%), Netscape 1 (<1%). 
Operating systems by month: Windows 552 (89%), Linux 24 (3%), Android 18 (2%), Macintosh 13 (2%), iPad 4 (<1%), Nokia 2 (<1%), iPhone 2 (<1%), Samsung 1 (<1%). 
Current week: (up to 7 March, 2012) 

Countries by week: Vietnam 130, United States 11, Philippines 4, China 3, South Korea 2, Brazil 1, Ecuador 1, Portugal 1. 
Browsers by week: Chrome 89 (54%), Firefox 36 (22%), Internet Explorer 22 (13%), Opera 14 (8%), Jasmine 1 (<1%). 
Operating systems by week: Windows 138 (39%), Macintosh 7 (4%), Linux 6 (3%), Nokia 2 (1%), Samsung 1 (<1%). 

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Kể chuyện giữa trưa: Con ma sói xì trum

Đây là một câu chuyện hài hước về con ma sói với sự minh họa của một nhóm diễn viên rối muốn diễn hài mà chưa bao giờ diễn được. Quà tặng kèm là một phóng sự thực tế về hoạt động bán bông của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Tình yêu Tình báo Quốc tế, tiền thân là "Hội ế tư thế đẹp" hoặc "Ế đứng tư thế ngẩng đầu", "Ế đẳng cấp, ế trưởng thành, có đào tạo" (nghe đồn tại hoc viện "I-ế", đọc là "ai ế") có trụ sở tại Tp.HCM.




Một số hình ảnh hậu trường: (xem thêm trong bộ ảnh của Giang Phạm và bộ sưu tập ngày 12/02/2012, 14/02/2012 của Nemo)






























Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...