Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Trái tim em trong ba lô - Một bản gia đình ca thời chiến






Chào tạm biệt quê hương lên đường ra biên giới
Ba lô anh mang trên vai mang trái tim em đi cùng trên đường hành quân xa
Qua rừng sâu dốc đá ba lô thì thầm bên tai bước nhanh lên mình nhé. 
Đêm về nhìn trăng lên biên thùy thiêng liêng quá
Trăng khuya ru em nghe chăng
Và sớm mai ta lên đường quân thù từ bên kia đêm ngày mong cướp phá
Ba lô làm bệ cho anh đánh tan quân bành trướng. 
Biên giới ngàn mến thương từng nắm đất quê hương bao máu xương
Đã đổ biết bao đời ngàn thuở đất Hùng Vương tiếng trống Chi Lăng
Năm xưa đang còn đó quân thù mong gieo gió là anh ra đi chưa về
Trên đường hành quân xa có em đang đi bên anh
Trên đường hành quân xa trái tim em trong ba lô.
*Thông tin tác giả:

Nhạc sĩ Tăng Minh Thành (bút danh khác là Hải Ly) sinh ngày 19/08/1934 tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp tại Khu 8 với cây súng và cây đàn violin rồi tập kết ra Bắc. Sau khi tốt nghiệp bộ môn sáng tác tại Trường Âm nhạc Việt Nam (Nhạc viện Hà Nội), ông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau ngày thống nhất đất nước ông đảm nhiệm công tác biên tạp âm nhạc tại Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đến lúc nghỉ hưu.

Ông viết ca khúc không nhiều nhưng một số ca khúc để lại ấn tượng mạnh mẽ như: Trái tim em trong ba lô, Mùa Xuân trong mắt em, Về quê mẹ, Bạn đời ơi, Chim sơn ca trên đảo Sơn Ca, Gửi về mẹ Huế thân thương, Bông hồng trắng... Ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc. Tiêu biểu là chủ đề về biến tấu cho violon và piano, về anh hùng Võ Thị Sáu.

Trong quá trình hoạt động nghệ thuật, ông cũng đã giành được nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật, giải thưởng âm nhạc. Ông nhận được nhiều huân chương: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương kháng chiến chống Pháp, Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, Huân chương chiến công hạng nhất.

Ông là thân sinh của nghệ sĩ violin Tăng Thành Nam, soloist và concertmaster của dàn nhạc giao hưởng Tp.HCM. Ông qua đời hồi 13g ngày 04/02/2007 sau một thời gian mắc trọng bệnh.

*Thông tin khác:

1. Họ Tăng là một họ thuộc dạng hiếm xuất hiện đầy đủ ở Việt Nam, Trung Quốc (Hán tự: 曾, Bính âm: Zẽng), Triều Tiên (Hangul: 증, Romaja quốc ngữ: Jeung). Theo định nghĩa hiện tại thì những người mang họ Tăng ở Việt Nam là người "gốc Hoa". Trong danh sách "Bách gia tính" họ này chỉ đứng thứ 384 nhưng người mang họ Tăng đông thứ 32 ở Trung Quốc theo thống kê năm 2006.

2. Bài hát "Trái tim em trong ba lô" với giai điệu, tiết tấu nhanh, chậm khỏe khoắn, hùng tráng và dạt dào tình cảm có nội dung diễn tả tình cảm và suy nghĩ của người chiến sĩ Việt Nam đi chiến đấu "đánh tan quân bành trướng" tức là chống lại cuộc "Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam" của giới lãnh đạo diều hâu Trung Quốc vào thời kỳ 1979-1985 đẩy nhiều số phận người "gốc Hoa" ở Việt Nam vào một biến động di cư lớn. Bài hát có thời gian lưu hành khoảng 6 năm (đến năm 1985) trước thời điểm Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

Bài hát thể hiện đậm nét tâm hồn, tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi thiết tha cháy bỏng của người lính biết hi sinh và biết đợi chờ. Trong ba lô của người chiến sĩ luôn đong đầy những kỉ vật của người thân yêu, có thể đó là tấm khăn rằn, chai dầu gió, chiếc khăn mùi xoa thêu mơ ước và tâm tư của người ở lại. Những vật ấy tuy tầm thường nhưng với người chiến sĩ ra đi làm nhiệm vụ thiêng liêng thì đó là vô giá. Chúng là hình hài, là bóng dáng, là trái tim của người yêu được cất giữ theo các anh suốt cuộc hành trình.

Đêm cuối chia tay người yêu, gia đình để sớm mai lên đường ra biên giới, cẩn thận đặt vật kỉ niệm trong chiếc ba lô gởi gấm những ước mơ, hoài vọng của người hậu phương về một ngày mai tươi sáng. Họ sẵn sàng hi sinh tình yêu lứa đôi của mình để hòa chung vào tình yêu đất nước, bởi chỉ có tự do, hòa bình thì tình yêu đôi lứa mới thật sự trọn vẹn.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Trung Hoa Dân quốc và Tôn Trung Sơn

Ngày 01/01/1912, Trung Hoa Dân quốc (tiếng Anh: Republic of China) được thành lập theo thể chế cộng hòa. "Dân quốc" là cách dịch tên gọi thể chế cộng hòa sang Trung văn từ các tiếng châu Âu lúc bấy giờ. Dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, chính phủ lâm thời đã tiến hành một loạt cải cách chính trị và xã hội, ban bố nhiều sắc lệnh có lợi cho phát triển kinh tế, chính trị và giáo dục văn hóa dân chủ giai cấp tư sản. Từ 1912 đến 1949, Trung Hoa Dân quốc là một chính phủ chính thức và duy nhất của toàn bộ Trung Quốc bao gồm lãnh thổ Lục địa và các đảo Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ.

Tháng 03/1925, Tôn Trung Sơn qua đời, tạo nên một bước ngoặc lớn trong lịch sử Trung Quốc hiện đại khi người kế nhiệm là Tưởng Giới Thạch thay đổi một số đường lối dẫn tới cuộc Nội chiến Trung Quốc cuối cùng kết thúc với thắng lợi của lực lượng Mao Trạch Đông. Sau ngày 07/12/1949, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc dời từ Trung Quốc Lục địa về Đài Loan và tái thành lập ngày 01/03/1950 cho đến nay với hai tên gọi phổ biến là "Lãnh thổ Đài Loan" hoặc "Trung Hoa Đài Bắc". Năm 1912 vẫn được tính là năm bắt đầu của Lịch Dân quốc.

Tôn Trung Sơn (孫中山) tên thật là Tôn Dật Tiên (chữ Hán: 孫逸仙), hay còn gọi là Tôn Văn, là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa Dân quốc. Ông được dân chúng Trung Quốc gọi một cách yêu mến là "Quốc phụ" (người cha của đất nước). Vợ thứ hai của ông là Tống Khánh Linh, sau này cũng làm Chủ tịch danh dự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Chủ thuyết "Tam dân" của ông (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam, đặc biệt là Quốc Dân Đảng Việt Nam và tầng lớp trí thức yêu nước Việt Nam trong những năm 1920-1930. Ngay cả sau đó, Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh hội do Tôn Dật Tiên sáng lập tại Trung Quốc năm 1905. Thuyết tam dân cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa vào bản tuyên ngôn độc lập cũng như nó được thể hiện tinh gọn trong quốc hiệu Việt Nam kể từ ngày 02/09/1945.

Ông Tôn Dật Tiên được thờ trong đạo Cao Đài ở Việt Nam như là một trong Tam Thánh sáng lập. Tên ông cũng được đặt cho một con đường và một công viên ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Tôn Dật Tiên vốn là một người gốc Bách Việt đã bị Hán hóa. Theo dòng lịch sử, ta còn thấy một thực tế là đã từng có rất nhiều người gốc Bách Việt tham gia vào bộ máy đô hộ của phong kiến Trung Hoa trong các thời kỳ khác nhau nhưng đã chọn Lạc Việt (sau là Chân Lạp, Giao Chỉ...) làm "hậu cứ" để chống lại Vương triều trung ương (như Hồ Quý Ly, Lý Bôn, Lý Bí chẳng hạn); rất nhiều người trong số họ thực sự đã tái hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam. Cũng đã từng diễn ra những đợt rời bỏ quê hương của người Hoa gốc Bách Việt thuộc nhiều thế hệ trước đến định cư tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Theo tác giả Trần Kinh Nghị, sử cận đại Trung Quốc cũng cho thấy, cho mãi đến những năm 1940 danh từ "dân tộc Việt" mới bị Tôn Trung Sơn (đã mất từ năm 1925?) chủ trương xóa bỏ trong bản đồ dân số Trung Quốc. Cho đến này nay để ý thấy ít nhiều vẫn còn những tình cảm kỳ thị giữa các cộng đồng gốc gác Bách Việt tại Trung Quốc với người "từ phương Bắc".

(Nemo tổng hợp)

Mục tiêu 2013-2017

Từ tháng 1/2013, nhà ngoại giao Lê Lương Minh chính thức nhậm chức Tổng Thư ký ASEAN và kéo dài nhiệm kỳ đến hết 2017, nghĩa là vai trò của ông được thử thách cùng thời hạn của Cộng đồng ASEAN 2015. Hay nói cách khác, chuyện đó có thể có liên quan hoặc không có liên quan tới một số thứ mà có thể nó sẽ xảy ra hoặc không xảy ra không phụ thuộc vào việc một số người có muốn làm gì đó hay không.

Riêng về Nemo, mục tiêu đầu tiên (và có lẽ là duy nhất) về tiền tệ như sau: Hết năm 2013 kiếm được khoảng tương đương giá trị căn nhà chung cư loại trung bình trở xuống tại Tp.HCM, rồi tặng chìa khóa cho ba má.

Sau đó, gửi hết đồ đạc lại và... đi lang thang chuyên nghiệp, cho tới năm 2017 chẳng hạn. Chuyện cũ rích nên không cần giải thích.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...