Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Trung Hoa Dân quốc và Tôn Trung Sơn

Ngày 01/01/1912, Trung Hoa Dân quốc (tiếng Anh: Republic of China) được thành lập theo thể chế cộng hòa. "Dân quốc" là cách dịch tên gọi thể chế cộng hòa sang Trung văn từ các tiếng châu Âu lúc bấy giờ. Dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, chính phủ lâm thời đã tiến hành một loạt cải cách chính trị và xã hội, ban bố nhiều sắc lệnh có lợi cho phát triển kinh tế, chính trị và giáo dục văn hóa dân chủ giai cấp tư sản. Từ 1912 đến 1949, Trung Hoa Dân quốc là một chính phủ chính thức và duy nhất của toàn bộ Trung Quốc bao gồm lãnh thổ Lục địa và các đảo Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ.

Tháng 03/1925, Tôn Trung Sơn qua đời, tạo nên một bước ngoặc lớn trong lịch sử Trung Quốc hiện đại khi người kế nhiệm là Tưởng Giới Thạch thay đổi một số đường lối dẫn tới cuộc Nội chiến Trung Quốc cuối cùng kết thúc với thắng lợi của lực lượng Mao Trạch Đông. Sau ngày 07/12/1949, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc dời từ Trung Quốc Lục địa về Đài Loan và tái thành lập ngày 01/03/1950 cho đến nay với hai tên gọi phổ biến là "Lãnh thổ Đài Loan" hoặc "Trung Hoa Đài Bắc". Năm 1912 vẫn được tính là năm bắt đầu của Lịch Dân quốc.

Tôn Trung Sơn (孫中山) tên thật là Tôn Dật Tiên (chữ Hán: 孫逸仙), hay còn gọi là Tôn Văn, là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa Dân quốc. Ông được dân chúng Trung Quốc gọi một cách yêu mến là "Quốc phụ" (người cha của đất nước). Vợ thứ hai của ông là Tống Khánh Linh, sau này cũng làm Chủ tịch danh dự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Chủ thuyết "Tam dân" của ông (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam, đặc biệt là Quốc Dân Đảng Việt Nam và tầng lớp trí thức yêu nước Việt Nam trong những năm 1920-1930. Ngay cả sau đó, Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh hội do Tôn Dật Tiên sáng lập tại Trung Quốc năm 1905. Thuyết tam dân cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa vào bản tuyên ngôn độc lập cũng như nó được thể hiện tinh gọn trong quốc hiệu Việt Nam kể từ ngày 02/09/1945.

Ông Tôn Dật Tiên được thờ trong đạo Cao Đài ở Việt Nam như là một trong Tam Thánh sáng lập. Tên ông cũng được đặt cho một con đường và một công viên ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

Tôn Dật Tiên vốn là một người gốc Bách Việt đã bị Hán hóa. Theo dòng lịch sử, ta còn thấy một thực tế là đã từng có rất nhiều người gốc Bách Việt tham gia vào bộ máy đô hộ của phong kiến Trung Hoa trong các thời kỳ khác nhau nhưng đã chọn Lạc Việt (sau là Chân Lạp, Giao Chỉ...) làm "hậu cứ" để chống lại Vương triều trung ương (như Hồ Quý Ly, Lý Bôn, Lý Bí chẳng hạn); rất nhiều người trong số họ thực sự đã tái hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam. Cũng đã từng diễn ra những đợt rời bỏ quê hương của người Hoa gốc Bách Việt thuộc nhiều thế hệ trước đến định cư tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Theo tác giả Trần Kinh Nghị, sử cận đại Trung Quốc cũng cho thấy, cho mãi đến những năm 1940 danh từ "dân tộc Việt" mới bị Tôn Trung Sơn (đã mất từ năm 1925?) chủ trương xóa bỏ trong bản đồ dân số Trung Quốc. Cho đến này nay để ý thấy ít nhiều vẫn còn những tình cảm kỳ thị giữa các cộng đồng gốc gác Bách Việt tại Trung Quốc với người "từ phương Bắc".

(Nemo tổng hợp)

0 bình luận:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...