Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Sun will not rise - Nhật tương bất xuất (日将不出) - Trời sẽ hông sáng

 Sun will not rise

Will sun rise not

Not rise sun will

Rise not will sun


Nhật tương bất xuất

Tương nhật xuất bất

Bất xuất nhật tương

Xuất bất tương nhật


日将不出

将日出不

不出日将

出不将日


Trời sẽ hông sáng

Sẽ trời sáng hông

Hông sáng trời sẽ

Sáng hông sẽ trời


03:05 18 Sept, 2019

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Lưu-Lãng-Vệ-Môn: Đại-Hùng chi Tân Khủng-Long

Lưu-Lãng-Vệ-Môn: Đại-Hùng chi Tân Khủng-Long (Doraemon the Movie: Nobita's New Dinosaur, 映画ドラえもん のび太の新恐竜, Eiga Doraemon: Nobita no Shin Kyōryū) là một phim điện ảnh hoạt họa thể loại khoa học viễn tưởng của đạo diễn Kim-Tỉnh Nhất-Hiểu (Kizuaki Imai) và biên kịch Xuyên-Thôn Nguyên-Khí (Kawamura Genki), nằm trong loạt truyện tranh và hoạt họa Lưu-Lãng-Vệ-Môn. Đây là phim chủ đề thứ 40 của hoạt họa Lưu-Lãng-Vệ-Môn và đánh dấu 50 năm ra đời loạt truyện cùng tên.

Truyện phim kể về việc Đại-Hùng vô tình tìm được một quả trứng khủng long hóa thạch xen lẫn đất đá trong khuôn viên triển lãm khủng long và nhờ vào bảo bối của Lưu-Lãng-Vệ-Môn cậu đưa nó trở về trạng thái nguyên thủy bằng "Khăn trùm thời gian".  Sau khi đem ấp, quả trứng nở ra một loài khủng long mới không có tên trong Bách khoa toàn thư vũ trụ và đặt tên chúng là Kiều (Kyū) và Miêu (Myū). Tuy nhiên, do không thể nuôi chúng trong thế giới hiện đại, Đại-Hùng cùng các bạn quyết định đưa chúng về đúng thời đại của mình là Kỷ Phấn Trắng (66 triệu năm trước).

Trước khi đăng tải phim giới thiệu chính thức vào ngày 4 tháng 7 năm 2019, thì một phân đoạn phim ngắn vài giây về bộ phim được truyền tải ở phần cảnh hậu danh đề (after credit) của "Lưu-Lãng-Vệ-Môn: Đại-Hùng chi Nguyệt biểu diện tham tác bút kí" (Doraemon: Nobita's Chronicle of the Moon Exploration, ドラえもん のび太の月面探査記 Nobita no Getsumen Tansaki). Đoạn phim giới thiệu thứ hai công bố ngày 19 tháng 11.

Phim dự kiến công chiếu ngày 6 tháng 3 năm 2020 tại Nhật Bản, tuy nhiên do Đại dịch COVID-19 nên dời sang ngày 7 tháng 8 năm 2020. Tại Việt Nam, phim dự kiến công chiếu vào ngày 28 tháng 8 năm 2020 dưới nhan đề "Doraemon: Nobita và những bạn khủng long mới".

Kể từ chương truyện đầu tiên được ra mắt vào năm 1969, loạt truyện Lưu-Lãng-Vệ-Môn tròn 50 năm ra đời (từ 1969-1986 với bút danh chung Đằng-Tử Bất-Nhị-Hùng 藤子 不二雄, tức ふじこ ふじお Fujiko Fujio, từ 1987 trở đi dưới bút danh riêng Fujiko F. Fujio của Đằng-Bản Hoằng, còn An-Tôn-Tử Tố-Hùng dùng bút danh Fujiko A. Fujio theo tên viết tắt của Abiko Motoo). 

Năm 2020 cũng đánh dấu gần 40 năm loạt phim điện ảnh cùng tên phát hành kể từ "Đại-Hùng chi Khủng-Long" (Doraemon: The Motion Picture,ドラえもん のび太の恐, Nobita no Kyōryū) vào năm 1980. 

Vì vậy Fujiko Pro quyết định chọn lại chủ đề "khủng long", vốn được cố họa sĩ Đằng-Bản Hoằng sinh thời yêu thích. Do đó Kim-Tỉnh Nhất-Hiểu và Xuyên-Thôn Nguyên-Khí tiếp tục làm đạo diễn và biên kịch cho loạt phim sau thành công của "Lưu-Lãng-Vệ-Môn: Đại-Hùng chi Thái-Đảo" (Doraemon: Nobita's Treasure Island, ドラえもん のび太の宝島 Nobita no Takarajima) ra mắt năm 2018. Theo Xuyên-Thôn Nguyên-Khí, Fujiko Pro yêu cầu không chỉ có "khủng long" và "hài hước" mà còn phải có thêm "sự tiến hóa" từ "Đại-Hùng chi Khủng-Long" để phụ huynh có thể cùng xem với các em nhỏ. Đã có ba phiên bản khủng long ra mắt trước đó thành công bao gồm "Đại-Hùng chi Khủng-Long" bản 1980, "Đại-Hùng hòa Long chi Kị-sĩ" (Doraemon: Nobita and the Knights on Dinosaurs, (ドラえもん のび太と竜の騎士 Nobita to Ryū no Kishi) ra mắt năm 1987, và "Đại-Hùng chi Khủng-Long" tái bản 2006 nên lần này anh cảm thấy rất áp lực.

Ca khúc chủ đề phim là "Birthday" (Sinh nhật) để chào đón 50 năm ra đời nhân vật Lưu-Lãng-Vệ-Môn và do ban nhạc Tiên-sinh Tiểu-hài-nhi (Mr. Children) trình bày giới thiệu lần đầu trong phim phát hành tháng 11 năm 2019. Tuy nhiên trong quá trình làm bản thu thử cho Anh-Tỉnh Hòa-Thọ (Sakurai Kazutoshi) hát, nhà sản xuất Hà-Bắc Đào-Tử (Kawakita Momoko) lại nảy thêm ý tưởng về một bài hát khác. Đến ngày 9 tháng 1 năm 2020, nhà sản xuất công bố ca khúc chủ đề thứ hai mang tên "A Monologue with you (Kimi to Kasaneta Monologue, 君と重ねたモノローグ, Nhĩ hòa trọng thụy miên độc thoại). Hãng thu âm Ngoạn Cụ Xưởng (Toy's Factory) tập hợp đưa cả hai bài hát vào đĩa đơn dự kiến phát hành trong tháng 3 năm 2020.

Doraemon the Movie: Nobita's New Dinosaur (映画ドラえもん のび太の新恐竜, Eiga Doraemon: Nobita no Shin Kyōryū) is a Japanese anime film. It is a sequel to Doraemon: Nobita's Dinosaur or its 2006 remake and it's a completely different story than the original. The screenplay is written by Genki Kawamura - the producer of Your Name, The Boy and the Beast and Weathering with You. The theme songs are “Birthday” and "A Monologue with you" by Mr.Children. This is the first Reiwa-era Doraemon movie. The film celebrates 50 years of the Doraemon franchise. 

It was originally scheduled to release in Japan on 6 March 2020. However, due to the COVID-19 pandemic in Japan, the film was delayed to 7 August 2020.

Story:

Nobita accidentally found a fossil dinosaur egg mixed with rocks in the dinosaur fossil exhibition site that he had visited before. He returned it to its original state with the “Time Turban”. After hatching, the egg hatches a new species of dinosaur that is not named in the Cosmic Encyclopedia and names them Kyū and Myū. Although they want to take care of them secretly, there are dinosaurs in the city still discovered by residents; Nobita and his friends were forced to bring them back to the Cretaceous period 66 million years ago – in their time. Along the way, there is a group of mysterious foes who hope to steal Kyu and Myu from Nobita.

Original article by Wikipedia. Edited by Mekongaholics.

Tham khảo:

https://doraeiga.com/2020
https://www.toho.co.jp/movie/lineup/doraemon2020.html
https://en.wikipedia.org/wiki/Doraemon:_Nobita%27s_New_Dinosaur
https://youtu.be/0uBDYvsWb1U
https://youtu.be/2vdLzk15Z0w
https://youtu.be/Wt1mtu-JCEA
https://youtu.be/CtjIepbzzh4
https://youtu.be/i9lv8mocaO8



Lý Đăng-Huy: Hình mẫu Lý Quang-Diệu và Hồ Chí-Minh của quốc gia Đài-Loan đa văn hóa và tôn vinh giá trị bản địa

Lý Đăng-Huy, một công dân thuộc thế hệ tinh hoa đa văn hóa trong 50 năm Đài-Loan thuộc Nhật-Bản, là một hào kiệt thuộc gia tộc họ Lý lừng lẫy châu Á. Nhiều nguồn nghiên cứu cho rằng ông cùng với một vài gia tộc họ Lý tại Cao-Ly và Đông Nam Á có quan hệ thân thích với hậu duệ của vương triều Lý Đại-Việt trên đường tị nạn thay đổi chính trị thời đại.

Là người thừa hưởng nền giáo dục tinh hoa của Nhật-Bản, Lý Đăng-Huy là mẫu người kết nối những giá trị tích cực của mẫu quốc Nhật-Bản vào đời sống Đài-Loan hiện đại sau khi giành độc lập. Khá ngạc nhiên là tinh thần này tương đồng với Lý Quang-Diệu khi áp dụng các giá trị của mẫu quốc Bắc-Đại-Liên (United Kingdom of Britain and Northern Ireland) vào đời sống Sư-Thành (Singapore), hay Hồ Chí-Minh thực hành nhiều nhất có thể các giá trị tinh hoa phổ quát của Thái-Nhân Cộng-Hòa-Quốc (France) và Thế-Quân-Châu Hợp-Chúng-Quốc (United States of America) vào nhà nước non trẻ Việt-Nam. Họ đều giống nhau ở điểm theo đuổi một chính sách kĩ trị với chủ nghĩa quốc gia lành mạnh tận dụng tất cả những nguồn lực có sẵn từ di sản hậu thuộc địa để bồi đắp cho hệ sinh thái chính niệm xã hội độc lập bản xứ.

Các quan điểm cá nhân của ông không chấp dính vào những giới hạn của chính trị ngụy niệm khi ông là người từng là thành viên của hai đảng phái có chính sách đối nghịch nhau là Cộng-sản Đảng và Quốc-dân Đảng trước khi tham gia phong trào Liên-minh Đoàn-kết Đài-Loan và Liên-minh Phiếm-Lục theo đuổi một mô hình bản sắc quốc gia riêng cho Đài-Loan độc lập đối nghịch với Liên-minh Phiếm-Lam theo đuổi chính sách thống nhất với đại lục có điều kiện và Liên minh Chính-Nghĩa Công-Bình.

Gia đình Lý Đăng-Huy gồm cha và anh trai từng phục vụ và hi sinh trong lực lượng quân đội Đế-quốc Nhật-Bản nên ông đã từng bình luận về việc thủ tướng Nhật viếng Tĩnh-Quốc Thần-Xã năm 2001 như sau: "Hoàn toàn bình thường khi một thủ tướng của một quốc gia truy niệm hương hồn của những người đã vị quốc vong thân". Bản thân ông trong chuyến thăm Nhật vào tháng 05/2007 đã đến Tĩnh-Quốc Thần-Xã để vinh danh anh trai và gây tranh cãi khi trong đền cũng thờ những tội phạm chiến tranh hạng A thời Thế chiến Đệ nhị.

Năm 2015, ông cho rằng nhân dân Đài Loan là bộ phận của Nhật Bản vì cả hai từng là "một quốc gia" (không có gì sai) đã gây nên làn sóng chỉ trích từ văn phòng tổng thống đương nhiệm và các chính trị gia theo trường phái dân tộc chủ nghĩa cực đoan tại cả Đài-Loan và Đại lục.

Các năm 2002, 2012 và sau cùng là năm 2016 trong quyển sách "Cuộc đời còn lại: Hành trình đời tôi và Con đường dẫn tới nền dân chủ của Đài-Loan" (Remaining Life: My Life Journey and the Road of Taiwan's Democracy) ông thẳng thắn công khai tuyên bố “Điếu-Ngư-Đảo” thuộc chủ quyền Nhật-Bản, cũng như công khai chính sách ưu tiên văn hóa bản địa để khẳng định quyền dân tộc tự quyết cho quốc gia Đài Loan độc lập trên thực tế nhưng vẫn chưa có một cái tên chính danh do di sản chính sách chủ quyền lỗi hệ thống từ thế hệ trước đó. 

Phản hồi đề nghị bình luận của báo chí, bà Thái Anh-Văn khi còn là ứng cử viên tổng thống đã cho rằng "mỗi thế hệ và mỗi nhóm sắc tộc ở Đài-Loan đã sống một lịch sử khác nhau" và cho rằng người dân nên tiếp cận các trải nghiệm và diễn dịch khác biệt này với một tâm thế thông hiểu để học hỏi từ quá khứ hơn là một công cụ gây chia rẽ, qua đó gián tiếp thừa nhận bản sắc riêng của xã hội Đài-Loan đa văn hóa khác với đại lục, bao gồm những quan điểm gây tranh cãi của giới tinh hoa lập quốc như Lý Đăng-Huy.

Do vậy chính phủ Đài-Loan tổ chức quốc tang cho ông với nghi thức treo cờ rủ cấp quốc gia 3 ngày trước khi hỏa táng, cũng như tổ chức lưu giữ thi hài ông tại Nhà khách chính phủ Đài-Bắc trong 16 ngày (01-16/08/2020) để dân chúng đến viếng.

Điều đó càng củng cố quan điểm cho rằng đại đa số dân chúng thừa nhận tôn xưng Lý Đăng-Huy là "Quốc phụ Đài-Loan", tức cha đẻ của tinh thần dân chủ hiện đại tại một quốc gia Đài-Loan độc lập trên thực tế với chính sách nhấn mạnh bản sắc đa văn hóa và làm nổi bật giá trị bản địa vì lợi ích quốc gia vượt ra khỏi các ranh giới quan điểm chính trị.

Ở khía cạnh danh phận quốc gia này, xã hội Hán-Đường chủ lưu Đài-Loan trên con đường khẳng định quốc danh độc lập của mình theo di sản tư tưởng Lý Đăng-Huy sẽ còn nhiều vấn đề cần tham khảo mô hình tương đồng là Việt-Nam trong mối tương quan với khối đồng văn Đông Á hiện đại. Một số mô hình tương phản có liên quan như Hương-Cảng và Ma-Các đã từ lâu là đối tượng quan tâm của Đài-Loan thời kì tranh chấp quyền thực thi tư tưởng chủ lưu giữa ba xu hướng độc lập tuyệt đối, giữ nguyên hiện trạng hay thống nhất với đại lục.

Chúng ta không thể biết được điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó Đài-Loan dùng chủ quyền đảo Ba-Bình (vốn thuộc về Việt-Nam nếu xét theo các thông lệ quốc tế) để thăm dò khả năng Việt-Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao chính thức.

Tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Lee_Teng-hui
https://focustaiwan.tw/politics/202007310014
https://en.wikipedia.org/wiki/Taiwan_Solidarity_Union
https://en.wikipedia.org/wiki/Pan-Green_Coalition
https://en.wikipedia.org/wiki/Pan-Blue_Coalition
https://en.wikipedia.org/wiki/Pan-Purple_Coalition
http://shanghaiist.com/2015/08/23/former_taiwan_prez_calls_japan_motherland.php
http://www.mofa.go.jp/announce/press/2002/9/0927.html
http://www.japantimes.co.jp/text/nn20051017a1.html
http://www.chinapost.com.tw/front/111039.htm
https://youtu.be/L58aBvAJBtM
https://youtu.be/sjG00kSU3Yc

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

Trần Văn Khê thiên niên hậu



“Nghe Trần tuổi lạc mới lên mười
Đọc truyện Văn chương lúc sáu mươi
Muôn triệu tha nhân thiên niên hậu
Hiểu sự nhiêu Khê được mấy người”




Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Bring it on - Chơi tới luôn!


Hai mươi năm từ khi bộ phim giới thiệu nghệ thuật cổ động đồng diễn này ra đời (2000-2020), bất chấp tăng cường giao lưu trao đổi giáo dục ngày càng tăng giữa Việt Nam và Thế-Quân-Châu Hợp-Chúng-Quốc (United States of America), văn hóa cổ động thể thao ở các trường đại học tại Việt Nam vẫn chưa hề định hình rõ ràng hay có một tổ chức điều phối trung gian tương tự như Nhật ký cổ động viên hay Cầu thủ bóng đá thứ 12 - Vietnam Football 12th Players.

Cụ thể là sau nửa thế kỉ đi sau các nước phát triển thì Việt Nam chưa bao giờ có một đội nhạc diễu hành cổ động thể thao (bao gồm đội nhảy cổ động, đội trống, đội kèn) xuất hiện trong bất kì trường đại học nào dù là dẫn đầu về phong trào văn nghệ. Trong khi đây là một thực hành văn hóa cộng đồng rất "xã hội chủ nghĩa" ở Thế-Quân-Châu Hợp-Chúng-Quốc và rất nhiều quốc gia phát triển, thể hiện qua hệ sinh thái trui rèn và phát triển văn hóa hòa bình & tinh thần làm việc tập thể ở quy mô lớn và mức độ chuyên nghiệp cao, thứ mà Việt Nam còn rất kém.

Bộ môn cổ động đồng diễn tập thể ở Việt Nam chỉ tồn tại ở định dạng biểu diễn nhảy múa đồng diễn tranh tài đối kháng tách rời khỏi hệ sinh thái cổ động thể thao và không tích hợp được vào văn hóa thể thao học đường chủ yếu do phương pháp tiếp cận lệch pha (và có lẽ do kiến thức giới hạn của những người làm sự kiện thể thao giải trí lẫn phụ trách ở các trường đại học Việt Nam).

Hiện tại môn nhảy đối kháng là môn thi đấu chính thức trong các giải thể thao giải trí dành cho cho sinh viên Việt Nam (U-League và VUG), còn nhảy cổ động cũng trở thành môn thi đấu giữa một số trường trung học tại Tp.HCM. Tất nhiên là nó không dính gì tới đội nhạc diễu hành là điều mà vài thập kỉ nữa chưa chắc tồn tại ở Việt Nam. Hai cuộc thi ở hai cấp độ thanh niên vị thành niên và thanh niên trưởng thành này thậm chí cũng không liên quan gì tới nhau hay thậm chí không có chút liên kết nào tới mô hình đội trống kèn chỉ có duy nhất ở các trường khối sơ trung trong phong trào tổng phụ trách đội và dán nhãn chính thức là một hoạt động thiếu nhi.

Là những người quan tâm phát triển văn hóa cổ động tập thể ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng các tổ chức thể thao học đường nên thường xuyên tổ chức công chiếu những ấn phẩm giải trí tương tự thế này cho các thế hệ sinh viên xem hàng năm (như vào dịp chào đón tân sinh viên) như hoạt động bổ túc kiến thức về kĩ năng làm việc nhóm để khuyến khích thực hành văn hóa cổ động tập thể tăng cường giá trị cộng đồng cho hình ảnh thương hiệu đại học.

Chúng tôi tin rằng nếu kiên trì thực hiện nghiêm túc thì hi vọng sau vài thập kỉ nữa Việt Nam sẽ bắt đầu hình thành nền tảng giáo dục toàn diện cho sinh viên và công chúng thông qua làm việc nhóm tập thể lớn bằng âm nhạc đồng diễn!

* Danh mục các phim cùng thể loại:
2000 https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On_(film)
2004 https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On_Again
2006 https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On:_All_or_Nothing
2007 https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On:_In_It_to_Win_It
2009 https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On:_Fight_to_the_Finish
2017 https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On:_Worldwide_Cheersmack
https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On_(film_series)

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Cựu hoàng Bảo-Đại và công dân Vĩnh-Thụy: một lựa chọn lịch sử




Cựu hoàng Bảo-Đại trưởng thành trong thời loạn lạc quen thói quý tộc xa rời quần chúng nên không thoát khỏi áp lực lợi ích gia tộc hạn hẹp nên thay vì vĩnh viễn từ bỏ vương quyền để nhận danh hiệu cố vấn tối cao của một chính phủ liên hiệp thống nhất thì lại dễ dàng tin lời cám dỗ của ngoại bang để trở thành quốc trưởng của một chính phủ đi ngược lại quyền tự quyết dân tộc của người Việt Nam. Cái gì đến cũng phải đến: Ngô Đình Diệm thay mặt Hoa Kỳ đạp đổ hết chút danh dự còn sót lại của một vương triều hùng mạnh nhất Đông Nam Á cận đại.
Thật đáng tiếc là chuỗi sự kiện này đã làm Việt Nam mất đi cơ hội duy trì một một biểu tượng tinh thần về văn hóa truyền thống phục vụ cho hành trình xây dựng căn cước văn hóa toàn diện của Việt Nam hiện đại. Vai trò đó tự dưng trở thành áp lực lớn cho Hồ Chí Minh, người đã hạ mình mời cựu hoàng làm cố vấn tối cao chính phủ nhưng không được lòng các cường quốc vốn không muốn người Việt Nam được quyền tự quyết vận mệnh dân tộc mình.
Chúng ta không thể biết điều gì sẽ xảy ra nếu công dân Vĩnh-Thụy không trở lại làm quốc trưởng Bảo-Đại không có thực quyền và trên thực tế là bị lợi dụng cho mục đích chống lại chính phủ Hồ Chí Minh. Nhưng chắc chắn đó là một Việt Nam rất đoàn kết và thống nhất về lòng người.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa: Một lược sử đấu tranh giành lại quyền tự quyết dân tộc tại miền nam Việt Nam


Man nhan anh phuc che ve linh giai phong tren bao nuoc ngoai-Hinh-17

Man nhan anh phuc che ve linh giai phong tren bao nuoc ngoai-Hinh-21

Sự kiện lịch sử đã diễn ra vào ngày 30/04/1975: Chính phủ lâm thời cách mạng Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa tiếp nhận tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của chính phủ Việt-Nam Cộng-hòa tại Dinh Độc-Lập.

Hệ quả: Hòa bình chính thức lập lại trên toàn cõi miền nam Việt Nam, mở đường cho ủy ban ban thống nhất của hai miền tổ chức hiệp thương chính trị sáp nhập hai hệ thống nhà nước tập quyền độc lập (Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa tại miền bắc, Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa tại miền nam) trở thành một hệ thống nhà nước tập quyền duy nhất (Việt-Nam Xã-hội Chủ-nghĩa Cộng-hòa) quản lí hành chính chung cho toàn cõi Việt Nam kể từ ngày 02/07/1976 và vẫn chọn ngày 02/09 là quốc khánh để thể hiện tính kế thừa nền cộng hòa thứ hai của chính phủ Hồ Chí-Minh (nền cộng hòa thứ nhất với chính phủ Nguyễn Ái-Quốc 1940 chỉ tồn tại 49 ngày tại miền nam Việt Nam).

Trong thời gian tồn tại của mình, Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa với với nguyên tắc "Độc lập – Dân chủ – Hòa bình – Trung lập" cùng 4 lần thay đổi thủ đô đã hoàn thành sứ mệnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đánh sập hoàn toàn gốc rễ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới tại miền nam Việt Nam, mở ra một chương mới thực hiện quyền dân tộc tự quyết theo hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Cần nhắc lại, động lực quan trọng nhất khiến Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa ra đời chính là khi chính phủ Thế-Quân-Châu Hợp-Chúng-Quốc (United States of America) từ chỗ là đồng minh của phong trào Việt-Nam Độc-lập Đồng-minh nhưng cuối cùng vì lợi ích nước lớn đã lựa chọn ủng hộ Thái-Nhân-Quốc (France) tái chiếm Việt Nam và can thiệp thô bạo vào quyền tự quyết dân tộc của người Việt Nam với đỉnh điểm là vụ ám sát tổng thống Ngô Đình-Diệm của chính phủ Việt-Nam Cộng-hòa, tại thời điểm mà nhà lãnh đạo cao nhất miền nam đang giữ liên lạc chặt chẽ với người đứng đầu chính phủ Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa tại miền bắc là Hồ Chí-Minh, Chủ-tịch Vĩnh-viễn của đảng Việt-Nam Cần-Lao (từ ngày 02/09/1969 trở đi, đặc biệt từ khi đảng Việt-Nam Cần-Lao sáp nhập với đảng Việt-Nam Dân-chủ và đảng Việt-nam Xã-hội trở thành đảng Việt-Nam Cộng-Sản vào năm 1988 thì vai trò lãnh đạo cao nhất chỉ là Tổng Bí thư).

Đảng Việt-Nam Cần-Lao Nhân-Vị Cách-Mạng hay đảng Việt-Nam Nam-phương Nhân-dân Cách-mạng của có thể xem là phiên bản mang màu sắc xã hội hợp chúng quốc miền nam (so với đảng Việt-Nam Cần-Lao tại miền bắc) khi áp dụng mô thức quản trị theo tư duy khoa học kĩ thuật chính xác phương Tây bồi đắp phía bên ngoài của cái lõi tư duy dĩ bất biến ứng vạn biến truyền đời phương Đông. Cần lưu ý rằng cấu trúc tổ chức của các hệ thống đảng phái chính trị này đều có sau và mô phỏng lại cấu trúc tổ chức của các tổ chức tôn giáo phương Tây như một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra.

Hai vị lãnh đạo của hai chính phủ đối đầu diễn ngôn chính trị thời chiến gây ngạc nhiên (không không bất ngờ) cho hầu hết những người thuộc cấp có tầm nhìn hạn hẹp hoặc những ai có thế giới quan chính trị thiên vị lợi ích phương Tây khi vẫn dành cho nhau những thông điệp ngoại giao mùa Tết bằng những cành mai và đào và công khai đề cao lí tưởng yêu nước của đối phương. Tình trạng thân thiện "trên mức cần thiết" giữa lãnh đạo hai miền này tại thời điểm đó có thể dẫn tới một quá trình liên bang hóa thống nhất Việt Nam trong hòa bình và do đó là nguy cơ gây phương hại đến lợi ích của những "người Mỹ trầm lặng" tại Đông Nam Á.

Cán cân chính sách ngoại giao Bắc-Nam của chính phủ Việt-Nam Cộng-hòa từ sau vụ ám sát Ngô Đình-Diệm hoàn toàn nghiêng về phía phục vụ lợi ích cốt lõi của "người Mỹ (nay không còn) trầm lặng", hay nói cách khác, quyền tự quyết về chính sách quốc gia không còn thực sự nằm trong tay những người miền nam Việt Nam. Chính phủ Hàn-Quốc đương nhiệm của năm 2020 có lẽ đã phải nghiên cứu bài học này rất kĩ trong quá trình hòa đàm Bắc-Nam hướng tới tái thống nhất với Triêu-Tiên mà vẫn duy trì mối quan hệ an toàn với chính phủ Thế-Quân-Châu Hợp-Chúng-Quốc và hiện diện quân sự của họ để bảo về lợi ích quốc gia nhân danh Liên-Hiệp-Quốc trên lãnh thổ Cao-Ly.

Trong bối cảnh đó, chính phủ cách mạng lâm thời Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa (Huỳnh Tấn-Phát giữ vai trò chủ tịch) ra đời theo nghị quyết Việt-Nam Nam-phương Quốc-dân Đại-hội từ ngày 08/06/1969 dựa trên nền tảng hệ thống chính trị - xã hội kết hợp của đảng Việt-Nam Nam-phương Nhân-dân Cách-mạng (thành lập từ 1960, đổi tên năm 1962, Võ Chí-Công giữ vai trò chủ tịch), mặt trận Việt-Nam Nam-phương Dân-tộc Giải-phóng (thành lập 20/12/1960, Nguyễn Hữu-Thọ giữ vai trò chủ tịch ủy ban trung ương) và Việt-Nam Hòa-bình Dân-chủ Dân-tộc Lực-lượng Liên-minh (thành lập 20/04/1968, Trịnh Đình-Thảo giữ vai trò chủ tịch) và các lực lượng yêu nước độc lập khác tại miền nam Việt Nam như: Phong trào tự trị nhân dân Tây Nguyên (Ibil Aleo giữ vai trò chủ tịch), Liên hiệp lao động giải phóng (Phạm Xuân-Thái giữ vai trò chủ tịch), Hội nông dân giải phóng (Nguyễn Hữu-Thế giữ vai trò chủ tịch), Hội phụ nữ giải phóng (Nguyễn-Thị Định giữ vai trò chủ tịch kiêm Phó Tư lệnh Việt-Nam Nam-phương Giải-phóng-quân), Hội Lục hòa Phật tử (Thích Thiện-Hảo giữ vai trò chủ tịch), Cao Đài (Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi đại diện), Hội Liên hiệp thanh niên Giải phóng (Trần Bạch-Đằng giữ vai trò chủ tịch), Hội Những người Công giáo kính Chúa yêu nước (Joseph Marie Hồ Huệ Ba giữ vai trò chủ tịch), Phật giáo Hòa Hảo (Huỳnh Văn Trí đại diện), đảng Việt-Nam Nam-phương Dân-chủ (Ung Ngọc-Kỳ đại diện), đảng Việt-Nam Nam-phương Cấp-Tiến Xã-Hội (Nguyễn Ngọc Thương đại diện).

Hệ thống chính trị - xã hội nói trên đã kết nối tất cả những người đối nghịch với "Mỹ Diệm", bác bỏ sự hợp pháp của chính quyền Sài Gòn, ủng hộ độc lập dân tộc, trung lập và hòa bình tại miền nam Việt Nam.

Mặt trận Việt-Nam Nam-phương Dân-tộc Giải-phóng là một phong trào giải phóng, liên minh của các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội tại miền Nam và có lập trường, chủ quyền kiểm soát riêng gồm có các đại diện như:
- Bác sĩ Phùng Văn-Cung thay mặt giới trí thức Sài-Gòn;
- Ông Nguyễn Văn-Linh thay mặt đảng Việt-Nam Nam-phương Nhân-dân Cách-mạng;
- Ông Ung Ngọc-Ky thay mặt đảng Việt-Nam Nam-phương Dân-chủ;
- Ông Nguyễn Văn-Hiếu thay mặt đảng Việt-Nam Nam-phương Cấp-Tiến Xã-Hội;
- Ông Lê Thanh thay mặt Việt-Nam Nam-phương Giải-phóng-quân.

Mặt trận Việt-Nam Nam-phương Dân-tộc Giải-phóng đưa ra Chương trình 10 điểm có các điểm đáng lưu ý như "thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ", "thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ", "xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện cải thiện dân sinh", "thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo hộ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào", "thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập", "lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc" và "chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới."

Sau khi Việt Nam thống nhất, nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới về sự thống nhất và toàn vẹn của một quốc gia, Đại hội các Mặt trận tại Việt Nam họp từ 31/01/1977 đến 04/02/1977 tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất ba tổ chức Mặt trận ở hai miền Nam Bắc Việt Nam (Mặt trận Tổ-quốc Việt-Nam, Mặt trận Việt-Nam Nam-phương Dân-tộc Giải-phóng và Việt-Nam Hòa-bình Dân-chủ Dân-tộc Lực-lượng Liên-minh) thành một tổ chức Mặt trận duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ-quốc Việt-Nam.

Chính phủ Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa tôn xưng Hồ Chí-Minh là lãnh tụ của mặt trận Việt-Nam Thống-nhất Dân-tộc và nghiêm túc thực hiện nguyện vọng thống nhất đất nước trong di chúc Hồ Chí-Minh.

Ngày 07/11/1969, chính phủ cách mạng lâm thời Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa ra tuyên bố về chính sách chiến tranh xâm lược ngoan cố của chính quyền Nixon đối với miền Nam Việt Nam. Bản tuyên bố nêu rõ:

“Miền Nam Việt Nam phải được độc lập, tự do... Nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới đòi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân các nước chư hầu - đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà không được đòi điều kiện gì, phải từ bỏ chính quyền tay sai Thiệu - Kỳ - Khiêm độc tài, hiếu chiến và thối nát để nhân dân Việt Nam giải quyết công việc nội bộ của mình”. (lưu ý: tuyên bố không nói  gì tới chính quyền Diệm trước đó)

Tháng 12/1969, nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác bài hát "Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ" gửi tặng ca sĩ Pete Seeger để thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân yêu chuộng hòa bình ở hai nước.

Tình cảm quốc tế đương nhiên này của nhân dân hai nước hoàn toàn độc lập và xung đột với chính sách thực dân kiểu mới vì lợi ích nước lớn hẹp hòi của Thế-Quân-Châu Hợp-Chúng-Quốc từ chỗ ủng hộ Việt-Minh, chuyển qua chống lại Việt-Minh rồi thuộc địa hóa miền nam Việt Nam và chiến tranh hủy diệt miền bắc Việt Nam qua các giai đoạn:
- bí mật và công khai viện trợ vũ khí cho Thái-Nhân-Quốc Viễn-Đông Viễn-chinh Quân-đoàn (Corps Expéditionnaire Français en Extrême-Orient) và Đông-Dương Thái-Nhân-Quốc Lực-Lượng (Forces Françaises d'Indochine) tái chiếm Việt Nam (giai đoạn 1946-1954)
- hậu thuẫn các chính phủ phụ thuộc tại miền nam Việt Nam (giai đoạn 1954-1965)
- chính thức can thiệp quân sự trực tiếp vào chiến trường Việt Nam xuất phát từ một báo cáo tình báo ngụy tạo làm tiền đề cho nghị quyết can thiệp thô bạo vào vấn đề riêng của người Việt Nam từ 1965 đến khi buộc phải kí hiệp ước hòa bình vào năm 1973.

Ngày 30/04/1975, có một sự việc khác cũng khiến dư luận thiên vị truyền thông phương Tây phải ngạc nhiên (nhưng không bất ngờ) đó là vai trò diễn ngôn kết thúc chiến tranh của tổng thống Dương Văn-Minh thay mặt chính phủ Việt-Nam Cộng-hòa với tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước lực lượng chính phủ Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa. Điều ngạc nhiên nhất chính là ông Dương Văn-Minh đồng ý đảm nhiệm vai trò tổng thống lâm thời chủ yếu để tham gia tuyên truyền giảm thiểu đổ máu (do xung đột quân sự giữa lực lương hai bên) cũng như thiệt hại hạ tầng đô thị tại thời điểm kết thúc chiến tranh và nghiêm túc chờ lực lượng quân sự của chính phủ Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa đến Dinh Độc-lập để bàn giao chính quyền (và dĩ nhiên là tham gia các hoạt đông trên đài phát thanh như các nhà nghiên cứu lịch sử đã tường thuật). Điều quan trọng gây ngạc nhiên là phải rất lâu sau đó lãnh đạo cao nhất của Việt-Nam Nam-phương Giải-phóng-quân mới xuất hiện.

Ngày 30/04/1975, sau khi tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt -Nam Cộng-hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa tuyên bố: “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam hiện nay thực hiện chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ của mình trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, là người đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, có đầy đủ quyền hành giải quyết những vấn đề quốc tế của miền Nam Việt Nam”.

Thông qua tuyên bố này và việc tiếp nhận sự đầu hàng của chính phủ Việt-Nam Cộng-hòa, chính phủ cách mạng lâm thời Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa đã khẳng định Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa chính thức thực hiện quyền kế thừa quốc gia đối với Việt-Nam Cộng-hòa, đặc biệt là kế thừa chủ quyền của Việt-Nam Cộng-hòa đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, sau năm 1975, Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa đã kế thừa lãnh thổ, các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tư cách thành viên tại các tổ chức quốc tế. Tất cả những kế thừa này của Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa đều thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế và Công ước về kế thừa quốc gia đối với Điều ước quốc tế năm 1978.

Sau ngày 30/04/1975, Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa đã có một loạt tuyên bố khẳng định quyền thừa kế đối với tài sản quốc gia của miền Nam Việt Nam ở nước ngoài. Ví dụ như: Tuyên bố ngày 01/05/1975 của Bộ Ngoại giao Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa khẳng định mọi tài sản, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ lưu trữ, tài khoản ngân hàng, trụ sở, phương tiện giao thông và tất cả những tài sản khác của các cơ quan đại diện của Việt-Nam Cộng-hòa ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức quốc tế…) là tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam và phải do Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa quản lý... Cũng với cách tiếp cận tương tự, Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa đã đòi quyền đại diện tại hầu như tất cả các tổ chức quốc tế trong và ngoài hệ thống Liên Hợp Quốc mà trước đó Việt-Nam Cộng-hòa đã tham gia (WHO, ILO, UNESCO, ICAO, IAEA, IMF, Ngân hàng Thế giới…). 

Việc Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa tiếp quản các cơ quan đại diện và tài sản của chính phủ Việt-Nam Cộng-hòa cũng như quy chế hội viên tại các tổ chức quốc tế diễn ra thuận lợi, không gặp một trở ngại nào về pháp lý vì các quốc gia và tổ chức quốc tế đều quan niệm rằng theo luật pháp quốc tế đây chỉ là sự thay đổi chính quyền trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, không làm phát sinh chủ thể mới. Theo họ đây là thừa kế chính phủ chứ không phải thừa kế quốc gia. Việc tuyệt đại đa số thành viên Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa XXX (1975) biểu quyết ủng hộ kết nạp Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa cùng với Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa làm thành viên Liên Hợp Quốc càng chứng minh rõ việc này (năm 1975 không được kết nạp là do phiếu phủ quyết của Mỹ vào ngày 30 tháng 9).

Tất cả những sự kiện đó tại miền nam Việt Nam, tách khỏi những tranh cãi diễn ngôn chính trị, đều thể hiện một quyết tâm giành lại quyền tự quyết dân tộc của người Việt Nam và theo cách thức riêng trong bối cảnh xã hội hợp-chúng-quốc cộng-cư đa-văn-hóa suốt mấy trăm năm đô thị hóa của miền nam Việt Nam.

Bài viết hoàn toàn là quan điểm riêng của tác giả với tinh thần tiếp nối các nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam của học giả Trần Văn-Giàu. Các tên gọi trong bài là cách ký âm diễn nghĩa tên các tổ chức trong và ngoài nước theo nguyên tắc chính niệm ngôn ngữ đảm bảo đọc hiểu trực tiếp trong tiếng Việt Nam.

Bài khảo luận có tham khảo:
- Tác phẩm điện ảnh "Hà Nội mùa đông năm 1946" (chuyển thể từ tiểu thuyết "Sống mãi với thủ đô" của Nguyễn Huy Tưởng) do đạo diễn Đặng Nhật Minh thực hiện.
- Tác phẩm điện ảnh "Người Mỹ trầm lặng" (The Quiet American, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Graham Greene) do đạo diễn Phillip Noyce thực hiện.
- OSS and Ho Chi Minh: Unexpected Allies in the War against Japan,
- Đồng minh OSS trong cuộc kháng Nhật (phóng sự nhiều ký trên báo Tuổi Trẻ)
- Quá trình can thiệp của Mỹ vào Việt Nam (1948-1975), Wikipedia.
- Cương lĩnh Đảng Lao động Việt Nam.
- Tuyên ngôn của Đảng Lao động Việt Nam.
- Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Wikipedia.
- Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Wikipedia.
- Cuốn băng thu âm ngày 30/04/1975: Tiếng nói đầu tiên về sự Đổi Đời trên làn sóng điện của Đài Phát thanh Sài Gòn, Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã.
- Nền cộng hòa 49 ngày: Việt Nam dân chủ cộng hòa quốc (phóng sự nhiều kỳ trên báo Tuổi Trẻ).
- Dấu ấn của ngày đại thắng 30/4 qua những con tem bưu chính, Vietnam+.
- TP.HCM kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Vietnam+.
- Giới thiệu bộ tem “Kỷ niệm 50 năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976)”, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.
- Bài hát "Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ", Phan-Dương Thiện-Duyên.
- Ðóng góp to lớn của Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Báo Nhân Dân.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Vấn đề dịch bài hát qua trường hợp bolero tiếng Anh

Hôm nay tự nhiên mắc nói nên viết không thôi quên. Bài đăng lần đầu ngày 16/08/2019 trên Facebook, sau đó đăng lại trên Wordpress ngày 22/08/2019. Giờ đăng chính thức trên trang này.

Có bạn gì đó mình không tiện nêu tên là giáo viên ngôn ngữ mà phóng tác lời tiếng Anh cho tân nhạc Việt Nam phong cách bolero thật sự rất "bá đạo" vì bạn dám chính thức dùng chữ "dịch" cho phần lời tiếng Anh vốn chỉ mới là dịch thô chưa qua biên tập chéo, chưa qua hiệu đính của nội dung bất chấp ngữ pháp người bản xứ nghe không hiểu.

Điều này mình đã nói rõ trong đề tài "Dịch thuật trong âm nhạc và bước đầu xây dựng kho dữ liệu lời bài hát Việt-Anh và Anh-Việt" từ năm 2009 (Phan Tuấn Quốc, https://www.academia.edu/37313416/) và sau đó được trích dẫn nghiêm túc trong bài báo khoa học "Biên dịch lời bài hát Việt-Anh, Anh-Việt" vào năm 2014 (Nguyễn Ninh Bắc, http://www.vjol.info/index.php/NNDS/article/viewFile/19926/17499)

Bạn có ý tưởng không mới, bạn có nhiều năng lượng và thích làm việc liên tục tập trung rất hiệu quả về kĩ thuật biểu diễn nhưng tiếc là nỗ lực một phía đó lại tạo ra chủ yếu là các "thảm họa ngôn ngữ" do thiếu những chiều sâu nhất định về cảm thụ văn chương thi ca xuyên ngôn ngữ mà trong trường hợp này hoàn toàn thiếu vắng vai trò hiệu đính của một nhà chuyên môn (ca sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc) nói ngôn ngữ đích với tư cách tiếng mẹ đẻ. Đó là một thiếu sót nghiêm trọng.

Điều đó không khác gì hiện tượng các nhạc sĩ dù giỏi chuyên môn nhưng thiếu kiến thức trầm trọng về ngoại ngữ (chứ chưa nói là kĩ năng dịch bài hát, vốn là chuyên ngành nghiên cứu của mình) nhưng hào hứng quảng bá âm nhạc Việt Nam ra thế giới nên tạo ra các "bản dịch" đọc lên không biết nên khóc hay nên cười.

Hoặc một ví dụ khác là bản thân mình lúc còn là học sinh cấp ba rảnh rỗi tự huyễn hoặc bản thân là ngoại ngữ cao siêu do không có ai phản biện giúp nên cũng "dịch" một loạt bài hát thuộc dạng phổ biến đương thời và thậm chí còn viết lời lẫn nhạc nữa, nhưng mình khác bạn là không có điều kiện để thu âm phát sóng những "tác phẩm" đó nên hên quá chưa ai bị hư lỗ tai.

Đến khi thực sự bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc về phương pháp dịch bài hát thì mình mới bắt đầu tự phân thân để phê bình và chỉnh sửa muốn nát các bản dịch bài hát ở dạng thô của chính mình cách đây cả chục năm lúc chưa hề biết thế giới dịch thuật rộng lớn ra sao.

Thiết nghĩ, bạn chỉ nên khiêm tốn dùng chữ "phóng tác" thôi để tránh bị cộng đồng dịch thuật phía đầu bên kia của ngôn ngữ xem thường và cũng để tạo không gian hợp tác phản biện hiệu chỉnh bản dịch tới độ hoàn chỉnh tương đối để phần nào đáp ứng mục đích tốt đẹp ban đầu là giúp truyền cảm hứng cho người học ngoại ngữ qua sở thích âm nhạc.

Còn nếu bạn muốn dịch bài hát nghiêm túc, cần thêm nhiều thứ lắm. Ngay cả nhạc sĩ Phạm Duy đại tài về bài hát song ngữ còn không dám dịch bài hát mà chỉ phóng tác thì đủ biết rồi.

Nếu mấy bạn thấy mình quá khó tính thì thử vào trang này ném đá hết mấy bài hát dịch của mình để cho mình bớt khó tính lại nhé.


Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...