Sự kiện lịch sử đã diễn ra vào ngày 30/04/1975: Chính phủ lâm thời cách mạng Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa tiếp nhận tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của chính phủ Việt-Nam Cộng-hòa tại Dinh Độc-Lập.
Hệ quả: Hòa bình chính thức lập lại trên toàn cõi miền nam Việt Nam, mở đường cho ủy ban ban thống nhất của hai miền tổ chức hiệp thương chính trị sáp nhập hai hệ thống nhà nước tập quyền độc lập (Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa tại miền bắc, Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa tại miền nam) trở thành một hệ thống nhà nước tập quyền duy nhất (Việt-Nam Xã-hội Chủ-nghĩa Cộng-hòa) quản lí hành chính chung cho toàn cõi Việt Nam kể từ ngày 02/07/1976 và vẫn chọn ngày 02/09 là quốc khánh để thể hiện tính kế thừa nền cộng hòa thứ hai của chính phủ Hồ Chí-Minh (nền cộng hòa thứ nhất với chính phủ Nguyễn Ái-Quốc 1940 chỉ tồn tại 49 ngày tại miền nam Việt Nam).
Trong thời gian tồn tại của mình, Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa với với nguyên tắc "Độc lập – Dân chủ – Hòa bình – Trung lập" cùng 4 lần thay đổi thủ đô đã hoàn thành sứ mệnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đánh sập hoàn toàn gốc rễ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới tại miền nam Việt Nam, mở ra một chương mới thực hiện quyền dân tộc tự quyết theo hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Cần nhắc lại, động lực quan trọng nhất khiến Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa ra đời chính là khi chính phủ Thế-Quân-Châu Hợp-Chúng-Quốc (United States of America) từ chỗ là đồng minh của phong trào Việt-Nam Độc-lập Đồng-minh nhưng cuối cùng vì lợi ích nước lớn đã lựa chọn ủng hộ Thái-Nhân-Quốc (France) tái chiếm Việt Nam và can thiệp thô bạo vào quyền tự quyết dân tộc của người Việt Nam với đỉnh điểm là vụ ám sát tổng thống Ngô Đình-Diệm của chính phủ Việt-Nam Cộng-hòa, tại thời điểm mà nhà lãnh đạo cao nhất miền nam đang giữ liên lạc chặt chẽ với người đứng đầu chính phủ Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa tại miền bắc là Hồ Chí-Minh, Chủ-tịch Vĩnh-viễn của đảng Việt-Nam Cần-Lao (từ ngày 02/09/1969 trở đi, đặc biệt từ khi đảng Việt-Nam Cần-Lao sáp nhập với đảng Việt-Nam Dân-chủ và đảng Việt-nam Xã-hội trở thành đảng Việt-Nam Cộng-Sản vào năm 1988 thì vai trò lãnh đạo cao nhất chỉ là Tổng Bí thư).
Đảng Việt-Nam Cần-Lao Nhân-Vị Cách-Mạng hay đảng Việt-Nam Nam-phương Nhân-dân Cách-mạng của có thể xem là phiên bản mang màu sắc xã hội hợp chúng quốc miền nam (so với đảng Việt-Nam Cần-Lao tại miền bắc) khi áp dụng mô thức quản trị theo tư duy khoa học kĩ thuật chính xác phương Tây bồi đắp phía bên ngoài của cái lõi tư duy dĩ bất biến ứng vạn biến truyền đời phương Đông. Cần lưu ý rằng cấu trúc tổ chức của các hệ thống đảng phái chính trị này đều có sau và mô phỏng lại cấu trúc tổ chức của các tổ chức tôn giáo phương Tây như một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra.
Hai vị lãnh đạo của hai chính phủ đối đầu diễn ngôn chính trị thời chiến gây ngạc nhiên (không không bất ngờ) cho hầu hết những người thuộc cấp có tầm nhìn hạn hẹp hoặc những ai có thế giới quan chính trị thiên vị lợi ích phương Tây khi vẫn dành cho nhau những thông điệp ngoại giao mùa Tết bằng những cành mai và đào và công khai đề cao lí tưởng yêu nước của đối phương. Tình trạng thân thiện "trên mức cần thiết" giữa lãnh đạo hai miền này tại thời điểm đó có thể dẫn tới một quá trình liên bang hóa thống nhất Việt Nam trong hòa bình và do đó là nguy cơ gây phương hại đến lợi ích của những "người Mỹ trầm lặng" tại Đông Nam Á.
Cán cân chính sách ngoại giao Bắc-Nam của chính phủ Việt-Nam Cộng-hòa từ sau vụ ám sát Ngô Đình-Diệm hoàn toàn nghiêng về phía phục vụ lợi ích cốt lõi của "người Mỹ (nay không còn) trầm lặng", hay nói cách khác, quyền tự quyết về chính sách quốc gia không còn thực sự nằm trong tay những người miền nam Việt Nam. Chính phủ Hàn-Quốc đương nhiệm của năm 2020 có lẽ đã phải nghiên cứu bài học này rất kĩ trong quá trình hòa đàm Bắc-Nam hướng tới tái thống nhất với Triêu-Tiên mà vẫn duy trì mối quan hệ an toàn với chính phủ Thế-Quân-Châu Hợp-Chúng-Quốc và hiện diện quân sự của họ để bảo về lợi ích quốc gia nhân danh Liên-Hiệp-Quốc trên lãnh thổ Cao-Ly.
Trong bối cảnh đó, chính phủ cách mạng lâm thời Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa (Huỳnh Tấn-Phát giữ vai trò chủ tịch) ra đời theo nghị quyết Việt-Nam Nam-phương Quốc-dân Đại-hội từ ngày 08/06/1969 dựa trên nền tảng hệ thống chính trị - xã hội kết hợp của đảng Việt-Nam Nam-phương Nhân-dân Cách-mạng (thành lập từ 1960, đổi tên năm 1962, Võ Chí-Công giữ vai trò chủ tịch), mặt trận Việt-Nam Nam-phương Dân-tộc Giải-phóng (thành lập 20/12/1960, Nguyễn Hữu-Thọ giữ vai trò chủ tịch ủy ban trung ương) và Việt-Nam Hòa-bình Dân-chủ Dân-tộc Lực-lượng Liên-minh (thành lập 20/04/1968, Trịnh Đình-Thảo giữ vai trò chủ tịch) và các lực lượng yêu nước độc lập khác tại miền nam Việt Nam như: Phong trào tự trị nhân dân Tây Nguyên (Ibil Aleo giữ vai trò chủ tịch), Liên hiệp lao động giải phóng (Phạm Xuân-Thái giữ vai trò chủ tịch), Hội nông dân giải phóng (Nguyễn Hữu-Thế giữ vai trò chủ tịch), Hội phụ nữ giải phóng (Nguyễn-Thị Định giữ vai trò chủ tịch kiêm Phó Tư lệnh Việt-Nam Nam-phương Giải-phóng-quân), Hội Lục hòa Phật tử (Thích Thiện-Hảo giữ vai trò chủ tịch), Cao Đài (Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi đại diện), Hội Liên hiệp thanh niên Giải phóng (Trần Bạch-Đằng giữ vai trò chủ tịch), Hội Những người Công giáo kính Chúa yêu nước (Joseph Marie Hồ Huệ Ba giữ vai trò chủ tịch), Phật giáo Hòa Hảo (Huỳnh Văn Trí đại diện), đảng Việt-Nam Nam-phương Dân-chủ (Ung Ngọc-Kỳ đại diện), đảng Việt-Nam Nam-phương Cấp-Tiến Xã-Hội (Nguyễn Ngọc Thương đại diện).
Hệ thống chính trị - xã hội nói trên đã kết nối tất cả những người đối nghịch với "Mỹ Diệm", bác bỏ sự hợp pháp của chính quyền Sài Gòn, ủng hộ độc lập dân tộc, trung lập và hòa bình tại miền nam Việt Nam.
Mặt trận Việt-Nam Nam-phương Dân-tộc Giải-phóng là một phong trào giải phóng, liên minh của các đảng phái, tổ chức chính trị - xã hội tại miền Nam và có lập trường, chủ quyền kiểm soát riêng gồm có các đại diện như:
- Bác sĩ Phùng Văn-Cung thay mặt giới trí thức Sài-Gòn;
- Ông Nguyễn Văn-Linh thay mặt đảng Việt-Nam Nam-phương Nhân-dân Cách-mạng;
- Ông Ung Ngọc-Ky thay mặt đảng Việt-Nam Nam-phương Dân-chủ;
- Ông Nguyễn Văn-Hiếu thay mặt đảng Việt-Nam Nam-phương Cấp-Tiến Xã-Hội;
- Ông Lê Thanh thay mặt Việt-Nam Nam-phương Giải-phóng-quân.
Mặt trận Việt-Nam Nam-phương Dân-tộc Giải-phóng đưa ra Chương trình 10 điểm có các điểm đáng lưu ý như "thành lập chính quyền liên minh dân tộc, dân chủ", "thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ", "xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, thực hiện cải thiện dân sinh", "thực hiện dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo hộ quyền lợi chính đáng của ngoại kiều và kiều bào", "thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, trung lập", "lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc" và "chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới."
Sau khi Việt Nam thống nhất, nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới về sự thống nhất và toàn vẹn của một quốc gia, Đại hội các Mặt trận tại Việt Nam họp từ 31/01/1977 đến 04/02/1977 tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất ba tổ chức Mặt trận ở hai miền Nam Bắc Việt Nam (Mặt trận Tổ-quốc Việt-Nam, Mặt trận Việt-Nam Nam-phương Dân-tộc Giải-phóng và Việt-Nam Hòa-bình Dân-chủ Dân-tộc Lực-lượng Liên-minh) thành một tổ chức Mặt trận duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ-quốc Việt-Nam.
Chính phủ Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa tôn xưng Hồ Chí-Minh là lãnh tụ của mặt trận Việt-Nam Thống-nhất Dân-tộc và nghiêm túc thực hiện nguyện vọng thống nhất đất nước trong di chúc Hồ Chí-Minh.
Ngày 07/11/1969, chính phủ cách mạng lâm thời Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa ra tuyên bố về chính sách chiến tranh xâm lược ngoan cố của chính quyền Nixon đối với miền Nam Việt Nam. Bản tuyên bố nêu rõ:
“Miền Nam Việt Nam phải được độc lập, tự do... Nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới đòi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân các nước chư hầu - đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà không được đòi điều kiện gì, phải từ bỏ chính quyền tay sai Thiệu - Kỳ - Khiêm độc tài, hiếu chiến và thối nát để nhân dân Việt Nam giải quyết công việc nội bộ của mình”. (lưu ý: tuyên bố không nói gì tới chính quyền Diệm trước đó)
Tháng 12/1969, nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác bài hát "Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ" gửi tặng ca sĩ Pete Seeger để thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân yêu chuộng hòa bình ở hai nước.
Tình cảm quốc tế đương nhiên này của nhân dân hai nước hoàn toàn độc lập và xung đột với chính sách thực dân kiểu mới vì lợi ích nước lớn hẹp hòi của Thế-Quân-Châu Hợp-Chúng-Quốc từ chỗ ủng hộ Việt-Minh, chuyển qua chống lại Việt-Minh rồi thuộc địa hóa miền nam Việt Nam và chiến tranh hủy diệt miền bắc Việt Nam qua các giai đoạn:
- bí mật và công khai viện trợ vũ khí cho Thái-Nhân-Quốc Viễn-Đông Viễn-chinh Quân-đoàn (Corps Expéditionnaire Français en Extrême-Orient) và Đông-Dương Thái-Nhân-Quốc Lực-Lượng (Forces Françaises d'Indochine) tái chiếm Việt Nam (giai đoạn 1946-1954)
- hậu thuẫn các chính phủ phụ thuộc tại miền nam Việt Nam (giai đoạn 1954-1965)
- chính thức can thiệp quân sự trực tiếp vào chiến trường Việt Nam xuất phát từ một báo cáo tình báo ngụy tạo làm tiền đề cho nghị quyết can thiệp thô bạo vào vấn đề riêng của người Việt Nam từ 1965 đến khi buộc phải kí hiệp ước hòa bình vào năm 1973.
Ngày 30/04/1975, có một sự việc khác cũng khiến dư luận thiên vị truyền thông phương Tây phải ngạc nhiên (nhưng không bất ngờ) đó là vai trò diễn ngôn kết thúc chiến tranh của tổng thống Dương Văn-Minh thay mặt chính phủ Việt-Nam Cộng-hòa với tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước lực lượng chính phủ Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa. Điều ngạc nhiên nhất chính là ông Dương Văn-Minh đồng ý đảm nhiệm vai trò tổng thống lâm thời chủ yếu để tham gia tuyên truyền giảm thiểu đổ máu (do xung đột quân sự giữa lực lương hai bên) cũng như thiệt hại hạ tầng đô thị tại thời điểm kết thúc chiến tranh và nghiêm túc chờ lực lượng quân sự của chính phủ Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa đến Dinh Độc-lập để bàn giao chính quyền (và dĩ nhiên là tham gia các hoạt đông trên đài phát thanh như các nhà nghiên cứu lịch sử đã tường thuật). Điều quan trọng gây ngạc nhiên là phải rất lâu sau đó lãnh đạo cao nhất của Việt-Nam Nam-phương Giải-phóng-quân mới xuất hiện.
Ngày 30/04/1975, sau khi tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt -Nam Cộng-hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa tuyên bố: “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam hiện nay thực hiện chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ của mình trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, là người đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, có đầy đủ quyền hành giải quyết những vấn đề quốc tế của miền Nam Việt Nam”.
Thông qua tuyên bố này và việc tiếp nhận sự đầu hàng của chính phủ Việt-Nam Cộng-hòa, chính phủ cách mạng lâm thời Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa đã khẳng định Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa chính thức thực hiện quyền kế thừa quốc gia đối với Việt-Nam Cộng-hòa, đặc biệt là kế thừa chủ quyền của Việt-Nam Cộng-hòa đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, sau năm 1975, Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa đã kế thừa lãnh thổ, các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tư cách thành viên tại các tổ chức quốc tế. Tất cả những kế thừa này của Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa đều thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế và Công ước về kế thừa quốc gia đối với Điều ước quốc tế năm 1978.
Sau ngày 30/04/1975, Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa đã có một loạt tuyên bố khẳng định quyền thừa kế đối với tài sản quốc gia của miền Nam Việt Nam ở nước ngoài. Ví dụ như: Tuyên bố ngày 01/05/1975 của Bộ Ngoại giao Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa khẳng định mọi tài sản, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ lưu trữ, tài khoản ngân hàng, trụ sở, phương tiện giao thông và tất cả những tài sản khác của các cơ quan đại diện của Việt-Nam Cộng-hòa ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức quốc tế…) là tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam và phải do Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa quản lý... Cũng với cách tiếp cận tương tự, Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa đã đòi quyền đại diện tại hầu như tất cả các tổ chức quốc tế trong và ngoài hệ thống Liên Hợp Quốc mà trước đó Việt-Nam Cộng-hòa đã tham gia (WHO, ILO, UNESCO, ICAO, IAEA, IMF, Ngân hàng Thế giới…).
Việc Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa tiếp quản các cơ quan đại diện và tài sản của chính phủ Việt-Nam Cộng-hòa cũng như quy chế hội viên tại các tổ chức quốc tế diễn ra thuận lợi, không gặp một trở ngại nào về pháp lý vì các quốc gia và tổ chức quốc tế đều quan niệm rằng theo luật pháp quốc tế đây chỉ là sự thay đổi chính quyền trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, không làm phát sinh chủ thể mới. Theo họ đây là thừa kế chính phủ chứ không phải thừa kế quốc gia. Việc tuyệt đại đa số thành viên Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa XXX (1975) biểu quyết ủng hộ kết nạp Việt-Nam Nam-phương Cộng-hòa cùng với Việt-Nam Dân-chủ Cộng-hòa làm thành viên Liên Hợp Quốc càng chứng minh rõ việc này (năm 1975 không được kết nạp là do phiếu phủ quyết của Mỹ vào ngày 30 tháng 9).
Tất cả những sự kiện đó tại miền nam Việt Nam, tách khỏi những tranh cãi diễn ngôn chính trị, đều thể hiện một quyết tâm giành lại quyền tự quyết dân tộc của người Việt Nam và theo cách thức riêng trong bối cảnh xã hội hợp-chúng-quốc cộng-cư đa-văn-hóa suốt mấy trăm năm đô thị hóa của miền nam Việt Nam.
Bài viết hoàn toàn là quan điểm riêng của tác giả với tinh thần tiếp nối các nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam của học giả Trần Văn-Giàu. Các tên gọi trong bài là cách ký âm diễn nghĩa tên các tổ chức trong và ngoài nước theo nguyên tắc chính niệm ngôn ngữ đảm bảo đọc hiểu trực tiếp trong tiếng Việt Nam.
Bài khảo luận có tham khảo:
- Tác phẩm điện ảnh "Hà Nội mùa đông năm 1946" (chuyển thể từ tiểu thuyết "Sống mãi với thủ đô" của Nguyễn Huy Tưởng) do đạo diễn Đặng Nhật Minh thực hiện.
- Tác phẩm điện ảnh "Người Mỹ trầm lặng" (The Quiet American, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Graham Greene) do đạo diễn Phillip Noyce thực hiện.
- OSS and Ho Chi Minh: Unexpected Allies in the War against Japan,
- Đồng minh OSS trong cuộc kháng Nhật (phóng sự nhiều ký trên báo Tuổi Trẻ)
- Quá trình can thiệp của Mỹ vào Việt Nam (1948-1975), Wikipedia.
- Cương lĩnh Đảng Lao động Việt Nam.
- Tuyên ngôn của Đảng Lao động Việt Nam.
- Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Wikipedia.
- Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Wikipedia.
- Cuốn băng thu âm ngày 30/04/1975: Tiếng nói đầu tiên về sự Đổi Đời trên làn sóng điện của Đài Phát thanh Sài Gòn, Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã.
- Nền cộng hòa 49 ngày: Việt Nam dân chủ cộng hòa quốc (phóng sự nhiều kỳ trên báo Tuổi Trẻ).
- Dấu ấn của ngày đại thắng 30/4 qua những con tem bưu chính, Vietnam+.
- TP.HCM kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Vietnam+.
- Giới thiệu bộ tem “Kỷ niệm 50 năm thành lập Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976)”, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam.
- Bài hát "Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ", Phan-Dương Thiện-Duyên.
- Ðóng góp to lớn của Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Báo Nhân Dân.
0 bình luận:
Đăng nhận xét