Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Kiếp người chỉ dài bằng một hơi thở

Trong cách đo lường thời gian hiện đại, để định nghĩa một chu kỳ dài, thay vì nói 10 năm người ta gọi là 1 thập niên, 100 năm được gọi tắt thành một Thế kỷ. Tương tự, để tính những chu kỳ dài người cổ đại ở Ấn Độ gọi là “Kappa” – tiếng Việt dịch là “kiếp”.

Theo nguồn tri thức cổ xưa lưu lại trong kinh điển Phật giáo thì:

- Có tất cả 3 loại chu kỳ thời gian (kiếp) được định nghĩa. Đó là đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp.

- Trong đó chúng ta có thể hiểu tiểu kiếp theo nghĩa gốc có nghĩa là vòng đời hay tuổi thọ của một con người. Chu kỳ của tiểu kiếp chuyển từ cao đến thấp rồi đi từ thấp đến cao. Vũ trụ sẽ bắt đầu chu kỳ tiểu kiếp với tuổi thọ con người là 84.000 tuổi. Sau 100 năm sẽ giảm đi 1 tuổi, giảm đến khi còn thọ mệnh 10 tuổi thì chấm dứt giai đoạn đầu của chu kỳ tiểu kiếp.

- Đối với trung kiếp thì một chu kỳ dài bằng 20 tiểu kiếp, khoảng 334 triệu năm.

Địa cầu nơi chúng ta ở, diễn biến qua bốn giai đoạn lớn. Đó là: Thành (hình thành), Trụ (tồn tại), Hoại (hủy hoại), Không (thành hư không) tương đương bốn trung kiếp (thành kiếp, trụ kiếp, hoại kiếp, không kiếp).

Trong bốn giai đoạn nói trên, chỉ có giai đoạn trụ kiếp là có người ở. Sau khi hoại kiếp kết thúc thì bắt đầu không kiếp (kiếp không có vật gì tồn tại, kéo dài 20 tiểu kiếp). Rồi một địa cầu mới lại dần dần hình thành, tức là thành kiếp.

- Với bốn trung kiếp gộp lại thành một đại kiếp, dài khoảng 1 tỷ 344 triệu năm được gọi là một đại kiếp.

- Chúng ta đang ở vào chu kỳ của tiểu kiếp thứ 9, còn đến hơn 8 triệu năm mới hoàn thành tiểu kiếp thứ 9.

Liên quan đến thông tin về "ngày tận thế", trong kinh Tứ Thập Nhị Chương có thuật lại đoạn đối thoại của đức Phật đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: “Tuổi thọ của con người dài trong bao lâu?” và vị Sa môn đã trả lời là: “Chỉ dài bằng một hơi thở”. Đức Phật nói: “Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo”.

Điều này có nghĩa là cuộc sống chỉ dài lâu như mỗi hơi thở, hơi thở tiếp theo có thể không đến sau khi hơi thở này kết thúc. Với “ngày tận thế” chính xác hay nói đúng hơn là ngày chết của mỗi người là khác nhau, trừ một số trường hợp chết cùng nhau.

Nếu cho rằng thế giới sẽ không kết thúc vào năm 2012 nhưng sẽ vẫn có thảm họa lớn với một số người đang sống. Bằng chứng là vẫn có nhiều người chết do thảm họa mỗi năm. Đối với những người đang bị trọng bệnh hay đang chịu khổ đau thì đó đã là “ngày tận thế” hay ngày thảm họa.

(trích dẫn từ đâu đó)

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Vũ khúc con ngựa

Điệu múa mô phỏng chuyển động của con ngựa không phải là mới. Có thể tạm phỏng đoán những chiến binh hay "văn công" của đoàn kỵ binh Nguyên Mông khổng lồ của thế kỷ XIII là những người ít nhiều có sự tiếp xúc với ý tưởng này. Trong âm nhạc Việt Nam, điệu múa mô phỏng chiến binh cưỡi ngựa có thể cũng được nghệ thuật hóa từ khi xuất hiện các bài hát dân gian như "Lý ngựa ô".

Thử so sánh hai phim ca nhạc tương tự nhau giữa một thí sinh Đồ rê mí 2011 là "Lý ngựa ô" do bé Tuyết Nhi trình bày (có mặt trên Youtube từ ngày 28/08/2011 và tại thời điểm ngày 22/11/2012 chỉ đạt 295195 lượt xem) và phim ca nhạc "Gangnam Style" (tạm dịch: Phong cách Giang Nam, có mặt trên Youtube từ ngày 15-07-2012 và tại thời điểm 22/11/2012 đạt 781346424 lượt xem, trong đó có 5289383 lượt thích, 315286 lượt không thích). Vậy điểm khác biệt đầu tiên nằm ở chỗ công nghệ truyền thông.



Phim ca nhạc của nghệ sĩ Psy (tên thật Park Jae Sung) cũng chỉ là một sự khai thác khía cạnh này với sự kết hợp âm nhạc điện tử và những hình ảnh kích thích tâm lý giới tính và tìm kiếm sự khác lạ. Trong đó, điệu nhảy phỏng theo dáng cưỡi ngựa, lắc người, đập tay vào nhau của một nghệ sĩ có thân hình mũm mĩm với giai điệu có điệp khúc đơn giản: "Oppan Gangnam Style" (tạm dịch: Anh có phong cách Gangnam).
Gangnam (âm Hán Việt là "Giang Nam") có nghĩa đen là phía nam con sông. Từ những năm 1970, Gangnam bắt đầu phát triển bùng nổ từ những ngôi nhà hoang hóa bao bọc bởi những rãnh thoát nước và vùng đất nông nghiệp rộng lớn. Hiện tại, giá trung bình một căn hộ ở Gangnam khoảng hơn 700.000 USD (14,5 tỷ đồng) - con số mà một hộ gia đình ở Hàn Quốc mất khoảng18 năm để tích góp. Sự giàu có nhanh chóng đã thu hút về Gangnam các cửa hiệu thời thượng nhất, các câu lạc bộ, các địa chỉ phẫu thuật thẩm mỹ cùng nền giáo dục tư hàng đầu dành cho con nhà giàu... Đây cũng là nơi nổi tiếng của tiệc tùng xa hoa, nơi người dân phung phí tiền của vào các mặt hàng xa xỉ để làm nổi bật sự giàu có của họ. Gangnam trở thành địa chỉ được thèm muốn nhất ở Hàn Quốc nhưng cũng khiến người ta nảy sinh sự đố kỵ, dị ứng. Và "Gangnam Style" - một khái niệm phổ biến ở Hàn Quốc - chính là để chỉ phong cách sống của tầng lớp người giàu mới nổi này.
Điệu nhảy được sử dụng trong bài hát nhằm mục đích giễu nhại châm biếm lối sống phô trương của tầng lớp nhà giàu mới nổi quen tiệc tùng xa hoa ở quận Gangnam, một khu phố giàu mạnh nhất của thành phố Seoul (Nam Triều Tiên). Điểm khác biệt thứ hay là sự tích hợp những trào lưu của xã hội, với việc nhập vai một anh chàng muốn chứng tỏ phong cách "đẹp, sành điệu, sang trọng, cao nhã, quý phái" của giới thượng lưu nhưng hành động thực tế lại là hình ảnh hoàn toàn đối lập: rất bình dân và thô tục, hoàn toàn không hề có một chút phong cách "Gangnam" nào. Thay vì nhảy ở các hộp đêm, anh tiệc tùng với những người về hưu trên một chuyến xe bus, thay vì tập thể dục trong câu lạc bộ thể hình cao cấp, anh tập trong một phòng tắm hơi với hai thành viên băng đảng xã hội đen xăm trổ đầy mình. Trong khi đó anh vẫn liên tục vỗ ngực tự xưng "Anh có phong cách Gangnam" kể cả lúc... đang ngồi trong nhà vệ sinh. Một bài hát tưởng như là ngớ ngẩn với những động tác ngớ ngẩn, những vũ công có bề ngoài ngốc nghếch của một "gã quê mùa học làm sang". Nhưng có một thông điệp rõ ràng và nó được đón nhận nồng nhiệt.

(thông tin có tham khảo bài viết của tác giả Song Ngư)

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

APEC YES 2011: Ngày đầu tiên ở Kuala Lumpur

Chuyến bay trễ hơn dự định khoảng hơn 15 phút, làm người đi phải chờ đợi thêm chưa tính khoảng ngồi chờ từ lúc không có hành khách nào tới khi phòng chờ đầy khách, nhưng bù lại mấy cô tiếp viên dễ thương cho mình lựa chỗ ngồi cạnh cửa sổ để nhìn mây bay (hoặc nhìn mây bị bay qua), mà thực ra hai ghế bên cạnh cũng chẳng có ai ngồi, thành ra giống như ghế VIP.

Cứ nghĩ là sẽ phải trả tiền bữa ăn chiều nên đã ăn sẵn bữa trưa ở nhà, ai dè mấy cô tiếp viên tới quyến rũ với khẩu phần ăn quá hấp dẫn nên cũng xử lý ngon lành với hai tách trà.

Máy bay đáp vào lúc trời đang mưa nhẹ, nước bám vào cả cửa sổ như sương rơi buổi sáng.

Cái sân bay gì mà rộng thênh thang, bước xuống phải đi hỏi lung tung, cảm ơn liên miên, rồi dáo dác coi người ta đi đâu thì đi chung... cho vui. Rốt cục, phải bắt một chuyến aerotrain mới qua được chỗ... sắp tới khu vực nhập cảnh chính thức, sau đó được đồng chí hải quan đuổi ra ngoài vì chưa ghi vô cái tờ giấy nhập cảnh, mãi sau khi ghi xong, bác hải quan khác kiểm tra nhì nhằng một lúc lâu mới cho vào. Rồi lại đứng tiu nghỉu cùng một đoàn mấy chục em nữ sinh Nhật Bản xinh tươi chờ lấy hành lý mà không biết rằng... đứng nhầm chỗ. Tới chừng đi tới đi lui mấy bận lấy xong hành lý thì tới màn số điện thoại của tui đâu. Số là cứ tưởng sẽ mua được cái gói cước tương tự hồi đi Thái Lan trong sân bay, ai dè người ta có cái quầy để... nạp tiền thôi, hông có bán sim. Tính đi ra thử bỏ xu để gọi điện cho ban tổ chức thì có bác bán sim dạo (thật đúng lúc!) rủ rê mua một cái, giá 10 ringgit, gọi được chắc chừng 5-6 ringgit gì đó. Ban tổ chức làm mình mừng hết lớn khi nói sẽ chi trả toàn bộ phí đi lại từ sân bay về khách sạn và cả chỗ ăn ở luôn. Vì thế kế hoạch du lịch bụi bị hủy hỏ. Sau đó bác bán sim dạo hướng dẫn đặt vé taxi tại sân bay để đi về trung tâm, giá không rẻ chút nào nhưng do ban tổ chức đã bảo thì... cứ đi. Tới chừng đến nơi, có ông bạn tới trước nói trúng giá dịch vụ taxi làm mình ngưỡng mộ quá chừng, ông này còn dắt mình đi tìm phòng sau khi được bác trợ lý ban tổ chức là Rostam trao chìa khóa phòng với một câu hỏi ngây thơ vô số tội. Nói chuyện một hồi thì ra ổng tuần trước mới ở Tp.HCM xong, thấy cái áo có chữ IBM. Tuy nhiên rốt cục là quên hỏi tên tất cả những người gặp từ lúc xuống sân bay tới lúc này, ngoại trừ bác Rostam.

Lên phòng kiểm tra thì tá hỏa vì toàn ổ điện 3 lỗ trong khi máy móc hết sạch pin do chụp mây bị bay ngang qua, mà Rostam dặn tối họp mặt thân mật những ai tới trước nên ráng ở trên phòng cắt giấy làm danh thiếp tự chế, tới giờ đi xuống không thấy Rostam đâu gọi cho ổng thì ổng hẹn sáng mai gặp luôn, vậy là vụt đi tìm mua cái "bộ sạc quốc tế" (tạm dịch từ chữ "international adaptor") mà bà con trên mạng có  khuyên bảo. Lúc đầu hỏi bác bảo vệ, ổng chỉ đâu tuốt bên đường, ai dè sát bên có cái siêu thị nhỏ xíu, ghé vô tìm thử thì ra có, vậy là mua luôn lên phòng xử lý sự cố ngay. Mà cũng rất dzui là cái ổ đầu tiên thử thì nó... không có điện, phải mò một hồi ra được mấy cái ổ khác xài tạm.

Cuối cùng định lên mạng cập nhật thông tin cho chương trình ngày hôm sau, thấy rằng... không có dấu hiệu gì là có mạng WIFI miễn phí, vậy là hỏi xin mật khẩu cái mạng giống như là do ban tổ chức tạo ra, nhưng bác Rostam không biết, thành ra đi xuống lễ tân hỏi, thì được cho biết phí dịch vụ một giờ là 5 ringgit, nhưng sau một hồi đi vào trong kiểm tra thì anh ấy trở ra thông báo rằng... hết gói đó rồi, chỉ còn gói 24 giờ với giá 30 ringgit! Trong đầu chợt nghĩ, mua gói này rồi sáng hôm sau đi sớm tới tối mới kết thúc chương trình thành ra lãng phí quá, nên đành cảm ơn liên miên rồi đi dạo phố đêm Kuala Lumpur để tìm "Internet Cafe", kết quả là phát hiện ra mấy quán có đề chữ như vậy toàn là tiệm "Intranet game" chứ không có miếng mạng miết gì hết. Mà ngoài đường thì xe vẫn chạy, xe buýt vẫn lướt, người vẫn đi, quán ăn vẫn mở, trừ mấy chỗ theo giờ hành chính. Rốt cục cũng tìm được một chỗ xa tít mù ở Jalan Raja Laut (thật ra chữ "jalan" có nghĩa là đường, "raja" nghĩa là vua, "laut" nghĩa là "biển" nên nói là đường Vua Biển cũng được). Kết quả sau một hồi tám đủ thứ thì viết xong cái này.

Chương trình ngày mai khá là dài và hấp dẫn, nhất là buổi chiều có phần về nghệ thuật sáng tạo, còn buổi tối là chiêu đãi ăn uống linh đình. Phải nói là nước bạn làm cú này ai đi xong nhớ hoài không quên vì được bao cấp đủ thứ còn hơn là con cưng của ban tổ chức (ngoại trừ vụ vé máy bay).

Viết xong lúc 01:08 GMT+7 18/10/2011

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Việt Nam và Facebook

Theo chương trình bình luận về chứng nghiện Facebook của VTV1 thì:

1. Châu Á đứng đầu thế giới về số lượng thành viên Facebook:

2. Việt Nam đứng đầu Châu Á về tốc độ tăng trưởng người dùng trên mạng xã hội Facebook.


Nemo cập nhật lúc 22:32 GMT+7 ngày 02/11/2012 từ mạng SocialBakers:

1. Châu Á vẫn đứng đầu thế giới về số lượng thành viên Facebook với tổng số 270.286.720 người dùng.

2. Việt Nam xếp thứ 26 thế giới về lượng người dùng Facebook với 9.422.120 người dùng với tỉ lệ tăng trưởng người dùng xếp thứ ba thế giới là 48.30%. Trung Quốc xếp thứ 100 với 583.840 người dùng, còn Đài Loan xếp thứ 19 với 13.056.720 người dùng và Hoa Kỳ đông nhất với 167.554.700 người dùng.

Trong đó, Tp.HCM xếp hạng 97 (588.200 người dùng) và Hà Nội xếp hạng 37 (1.853.740 người dùng), còn Bangkok (12.797.500 người dùng) và Jakarta (11.658.760 người dùng) đứng đầu danh sách thành phố có đông người dùng Facebook nhất thế giới. Không có thành phố nào của Trung Quốc hay Đài Loan trong danh sách. Ngạc nhiên là các thành phố Hoa Kỳ có lượng người dùng cao nhất không quá 3.700.000.

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

3000 ký tự

Hôm nay lúc 20 giờ 34 phút thử viết trên điện thoại trong giới hạn 3000 ký tự kể cả khoảng trắng. Xung quanh điện tắt om, mưa rả rích ngoài hiên sau đợt gió bão. Nghĩ về một người đã sống lâu hơn trên đời đã gần thoát tục. Cuộc sống không có gì ưu phiền ngoài ổ mối và chuyện hóng gió mát ăn sầu riêng ngắm hoa lục bình trên sông Sài Gòn. Hình như cái đó nên được gọi là bất biến thời gian khi tâm hồn ngủ say thức dậy bắt gặp cái tương thích. Không có sự khác biệt quá lớn giữa một loạt trường hợp bất biến. Luôn giống nhau ở những phản ứng phụ của chuỗi quy trình. Tạm kết thúc ghi chép lúc 20 giờ 55 phút.

(điện thoại đếm một con số 2293/3000 ký tự còn lại vào một đêm nào đó không nhớ trước tháng 7/2012)

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Nền tảng tự học - Self-learning platform

(scroll down for English)

Không rõ đã có bao nhiêu người làm nghiên cứu sử dụng mạng xã hội để huy động chất xám của cộng đồng như thế này, nhưng chắc chắn đây là việc nên làm vì nghiên cứu khoa học mà một chiều thì không tránh khỏi sai lầm cơ bản.

Tình hình là đã nộp báo cáo tóm tắt sau đây cho hội thảo toàn quốc "Giáo dục Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế" (nếu dịch theo tên tiếng Anh thì phải là "Giáo dục Đại học Việt Nam trong thời đại hội nhập quốc tế") nhưng mà không biết là có được chấp nhận hay không vì thư phản hồi lại của ban tổ chức chỉ nói "đã nhận được".

Mà dù cho có được chấp nhận hay không thì đề tài này cũng rất hữu ích và chắc chắn thu hút nhiều người quan tâm. Vậy xin mời những ai đọc báo cáo tóm tắt mà thấy cùng quan điểm với nhóm tác giả thì đóng góp vài ý tùy theo khả năng nhé, nội dung xoay quanh ba vấn đề chính của báo cáo. Nhóm tác giả sẽ xem xét các góp ý có giá trị học thuật cao để đưa vào bài báo cáo và ghi nhận tên của người đóng góp (nếu không thể nêu trong hội thảo thì sẽ nêu khi công bố bên ngoài).

"GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HAY NỀN TẢNG TỰ HỌC*

Nhóm tác giả cho rằng tinh thần tự học là điều quan trọng nhất trong giáo dục. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập ngày càng nhiều đinh chế trao đổi giáo dục xuyên biên giới, mỗi hạt nhân trong môi trường giáo dục cần tích cực chủ động tham gia vào việc tổ chức nền tảng mở khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội để cùng phổ cập hóa tri thức địa phương và tạo điều kiện cho người học tiếp cận dễ dàng hơn với tinh hoa học thuật nhân loại, giúp đóng góp vào sự hình thành của một nền văn hóa học thuật quốc gia vững mạnh.

Báo cáo này tập trung vào các vấn đề chính sau:

1. Môi trường giáo dục đại học ở Việt Nam về cơ bản không khuyến khích người học tiếp thu kiến thức một cách chủ động, thể hiện qua truyền thống thi cử theo đề đóng vẫn còn là phổ biến, dẫn tới kết quả là việc học chủ yếu chỉ để vượt qua các kỳ thi và tạo môi trường cho gian lận trong một nền giáo dục định hướng thi cử.

2. Một số ví dụ thành công về nền tảng giáo dục đại học khuyến khích tự học trên thế giới và một vài nền tảng đang triển khai thử nghiệm ở Việt Nam.

3. Một số kiến nghị về xây dựng nền tảng mở hướng tới khuyến khích tinh thần tự học cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ở Việt Nam, bao gồm cơ chế công nhận những thành quả của quá trình tự học."

* Báo cáo này được phát triển từ kinh nghiệm phát triển Cộng đồng Dịch giả trẻ và những tổ chức liên quan.

Tác giả: Nhóm điều phối viên Cộng đồng Dịch giả trẻ

It is not clear how many researchers using social network to mobilize community wisdom like this, but it is surely a thing should be done because mono-dimension scientific research can not prevent basic mistakes.

This abstract has been submitted to the national conference on "Vietnamese Higher Education in the Era of Globalization" (if literally translated from Vietnamese it should be "Vietnamese Higher Education in/and/towards International Integration") but it is no way to know if it is accepted or not because the response email from organizers just says "well received".

Anyway it does not matter if it is accepted or not this topic is also very useful and certainly attracts lots of public attention. Therefore, those who read the abstract that feel in the same side with the group of authors are invited to contribute some ideas around the three issues of the paper. Group of authors will consider those with high academic value to be added to the paper and contributors are noted (if not in the workshop, then it will be mentioned elsewhere).

"HIGHER EDUCATION OR SELF-LEARNING PLATFORM*

The group of authors think that self-learning spirit is the most important element in education. In the context that Vietnam is participating in more and more protocols of cross-border educational exchange, every element in the educational environment need to actively join in the organization of open platform which encourages participation of the whole society in order to publicize local knowledge and empowers learners with easier access to world’s academic elite, which helps contribute to establishment of a strong national academic culture.

This abstract concentrates on three main issues:

1. Educational environment in Vietnam basically does not encourage learners to gain knowledge actively, which is illustrated by still-popular tradition of closing exams, which leads to the results that learning mainly is only to overcome exams and creates conditions for fraud in an examination-oriented education.

2. Some successful examples of higher education platforms encouraging self-learning in the world and some platforms that are being experimented in Vietnam.

3. Some suggestions on building open platform with encouragement of self-learning spirit for education in general and higher education in particular in Vietnam, including mechanism to recognize results of self-learning process."

* This paper is developed from experience of developing Young Translators Community and related organizations.

Authors: Group of facilitators for Young Translators Community.

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Học gì từ khoa Ngữ văn Anh

(bài viết đã lâu, một số điều có thể không đúng với hiện tại)

Thực sự thì gần như không học được gì từ trường đại học cả, mặc dù đã bị buộc rời khỏi tư cách sinh viên sau một kỳ thi cưỡng bức hợp thức hóa mang tên gọi là tốt nghiệp. Trong khi, đại học chính là tự học.

Bên cạnh đó, một số điều thực sự học được:

Khoa Ngữ văn Anh là nguồn thu đào tạo lớn của trường.

Khoa Ngữ văn Anh là khoa duy nhất có hai văn phòng chính thức tại cơ sở đào tạo chính (tính tới trước năm 2012)

Khoa Ngữ văn Anh là khoa có rất nhiều giảng viên giỏi nhưng đa số đều là giảng viên thỉnh giảng, số còn lại là giảng viên lâu năm và gần như đã nghỉ hưu hoặc sẽ chắc chắn nghỉ hưu trong tương lai gần.

Khoa Ngữ văn Anh là khoa chắc chắn đứng đầu danh sách những ngành đào tạo có số sinh viên sau tốt nghiệp đi làm "trái ngành" nhiều nhất cả nước (lí do số đầu việc thực tế cho các bộ môn như: Ngữ học - Dạy tiếng, Văn hóa - Văn học... không có hoặc không hề có môi trường để áp dụng; còn ngành Biên phiên dịch thì không được định hướng cụ thể)

Khoa Ngữ văn Anh có lực lượng sinh viên thì đầu vào thuộc nhóm ưu tú, ngày càng quan tâm tới hoạt động cộng đồng.

Khoa Ngữ văn Anh là khoa không sẵn sàng cho áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới giảng dạy (trái ngược với với khoa Quan hệ Quốc tế hay một số ngành khác)

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Servas Vietnam

On September 24, 2012, Nemo just had a great interview with National Secrectary of Servas Vietnam, a not-for-profit non-government organization that promotes world peace via travelling. Eureka Kids Community is going to join the team as key persons within the Mekong Riverbank Network - Seeds of Peace in the Mekong River Basin.

Anyone interested please contact your Servas national leaders or check the Servas Vietnam promotion page if you are Vietnamese or based in Vietnam.

International Book Week - Tuần lễ Sách Quốc tế

International Book Week is a socially generated internet meme where users of social networking sites share random lines from nearby books. One recorded version of its instructions are:

"The meme has existed in some form for several years, sometimes being attached to World Book Day, and appeared widely on social networking sites during the third week of September. The meme includes the assertion that it is currently International Book Week, and that the reader should repeat this statement to others. No start or end date is specified for the week, and there is no instruction to stop copying the meme once the week would be over."

Currently, there is no evidence that "International Book Week" exists as a recognised event.

However, Nemo this meme as a good social platform to promote reading culture between limited community of friends and colleagues.

Here goes the rules for this time: Take the nearest book, open t page 52, copy the fifth sentence as you status, not mentioning the book title. Copy the rules as status complement to help spread the meme.

This is Nemo's sentance, literally translated from Vietnamese, can you guess which book it is taken from:

"On May 12, 1950, sister Trần Bội Cơ, female Chinese expat student, was arrested and murdered by the enemy." (Trần Bội Cơ was born in 1932, died in the Saigon student and pupil movement for being arrested and inhumanely tortured by the enemy in 1950 when she was just turning 18)

tạm dịch:

Tuần lễ Sách Quốc tế là một định dạng nội dung phổ biến được tạo ra trên mạng trong đó người dùng của các trang mạng kết nối chia sẻ những dòng ngẫu nhiên từ những quyển sách gần đó. Một phiên bản được ghi nhận những chỉ dẫn của nó là:

"Đình dạng nội dung này đã tồn tại ở một vài dạng nào đó trong nhiều năm, đôi khi được gắn với Ngày Sách Thế giới, và xuất hiện rộng rãi trên các trang mạng kết nối xã hội suốt tuần lễ thứ ba của tháng Chín. Định dạng nội dung bao gồm sự khẳng định rằng hiện tại là Tuần lễ Sách Quốc tế, và rằng người đọc nên lặp lại câu này với những người khác. Không có ngày bắt đầu hay kết thúc cụ thể cho tuần lễ, và không có chỉ dẫn nào để kết thúc việc sao chép định dạng nội dung một khi tuần lễ kết thúc."

Hiện tại, không có chứng cứ nào cho thấy rằng "Tuần lễ Sách Quốc tế" đã từng tồn tại như một sự kiện được công nhận.

Tuy nhiên, Nemo đánh giá định dạng nội dung này là một nền tảng xã hội tốt giúp thúc đẩy văn hóa đọc trong những cộng đồng giới hạn bạn bè và đồng nghiệp.

Và đây là luật chơi lần này: Hãy lấy quyển sách ở gần bạn nhất, lật đến trang thứ 52, đăng câu thứ 5 làm trạng thái của bạn. Đừng nhắc đến tiêu đề sách. Sao chép luật chơi làm vào trạng thái nữa để giúp phổ biến định dạng nội dung này nhé.

Đây là câu của Nemo, mọi người đoán coi là sách nào:

"Ngày 12.5.1950, chị Trần Bội Cơ, nữ sinh Hoa kiều, bị địch bắt và sát hại." (Trần Bội Cơ sinh năm 1932, mất trong phong trào học sinh - sinh viên Sài Gòn do bị địch bắt và tra tấn dã man năm 1950 khi vừa tròn 18 tuổi)

Hội nghề nghiệp

Mình chưa từng thành công, thậm chí nếu thành công cũng không bao giờ ở vị trí số một, cụ thể là thất bại nặng nề gần nhất sau gần 2 năm phát triển Cộng đồng Dịch giả trẻ: khái niệm hội nghề nghiệp vẫn chưa được nhiều người hiểu đúng mà chỉ toàn nghĩ nó là một nhóm dịch thuật vì lí do kinh tế hay một công ty đang tuyển cộng tác viên biên dịch, mặc cho khái niệm đó được giới thiệu rất rõ khi mô tả với sự nhấn mạnh vào sự đa dạng của thành viên như một mạng lưới học thuật.

Có lẽ sai lầm của mình là quá tin tưởng rằng với những hỗ trợ tuyệt vời về chủ trương của cơ sở giáo dục công thì sẽ thực sự thu hút được những người dịch trẻ hiểu nghề và có định hướng cụ thể với nghề. Nhưng đó là một giấc mơ không thực tế, bởi với sự tham gia của đa số sinh viên trong một môi trường không ai được định hướng thì chẳng có ai thực sự hiểu nó là cái gì sẽ đi về đâu khi sự hiểu biết không thống nhất. Thậm chí, quán tính lãnh đạo duy ý chí vốn là lối mòn của công tác tập hợp thanh niên cũng không tránh khỏi được áp dụng một cách máy móc vào một mô hình định hướng nghề nghiệp đặc trưng vốn dựa trên sự tự nguyện chứ không phải ép buộc hay theo những chỉ tiêu qua những công văn gián tiếp hoặc mệnh lệnh miệng. Và những người dịch trẻ trở nên e dè với điều đó vì môi trường không hoàn toàn tương thích khi nghĩ rằng đó hoàn toàn là một câu lạc bộ của sinh viên, mặc cho sự hiển nhiên rằng các điều phối viên chính đều là những người đang làm nghề dịch hay giảng dạy. Cho nên, thực tế sự áp dụng mô hình hội nghề nghiệp biên phiên dịch ở trường đại học đã bị phá sản, và những sinh viên năng động nhất cũng không có đủ sự tự tin lẫn sự hỗ trợ vô vụ lợi cần thiết để tự tổ chức cho mình một câu lạc bộ hướng nghề nghiệp bền vững. Trong khi đó, đại đa số sinh viên chuyên ngữ có mục tiêu cuối cùng là kinh tế, chứ không phải dịch thuật và không mấy người thực sự coi dịch thuật là một nghề độc lập; còn các công ty thì phải chạy theo dự án vì lợi nhuận sống còn và đôi khi làm cho những sinh viên ít ỏi quan tâm tới nghề nghĩ rằng công việc mình làm quá thấp kém vì chỉ được đối xử như những người dịch thô nghiệp dư. Số còn lại, ít hơn nữa, khi vào môi trường công ty mới khám phá ra nhu cầu của công việc quá khác so với những gì môi trường đào tạo có thể cung cấp, và đành yên chí rằng người ta không coi bằng cấp của mình có ý nghĩa thực tế nào ngoài kiến thức nền về ngôn ngữ lý thuyết. Và như vậy, cả một nền học thuật tiếp tục bị tụt hậu với tri thức của thế giới khi ngoại ngữ chính để giao tiếp quốc tế là tiếng Anh vẫn là trở ngại lớn cho những chuyên gia đầu tàu kể cả khi đã quyết tâm hội nhập.

Do đó, Cộng động Dịch giả trẻ phải ra đời trên cơ sở nâng cấp từ một mô hình sinh hoạt học thuật bao gồm đa số sinh viên khao khát được trải nghiệm trong môi trường thực hành thực tế cho công việc tương lai nhưng không thể là nguồn nhân sự thế hệ kế tiếp để duy trì chuỗi hoạt động sang hình thức một sự cân bằng giữa tư cách sinh viên và các chuyên gia có khả năng tự đào tạo hoạt động độc lập với sự tập trung nhân sự vào nhóm tích cực trong sinh hoạt cộng đồng như những hạt nhân để lan tỏa phong trào dịch thuật của những người dịch trẻ lẫn chưa trẻ. Từ cộng đồng non trẻ này, thật may mắn đã tìm thấy được những tiềm năng đầu mối ban đầu để làm cơ sở cho những cuộc phổ biến ngược trở lại môi trường đào tạo biên phiên dịch những mô hình và sự hỗ trợ vô vụ lợi mà trước đây chưa hề có. Không ai nói trước được điều gì những hiện tại đây là một hướng đi phù hợp để phổ cập hơn nữa những thiếu sót của nền công nghiệp dịch thuật Việt Nam bị lãng quên vì khoảng cách thế hệ và truyền nguồn cảm hứng cho một thể hệ người dịch ngày càng trẻ hơn với những lý tưởng bớt vật chất chủ nghĩa hơn.

Trong phần đăng ký thông tin thành viên của YTCxHCMC, người đăng ký được hỏi vì sao muốn tham gia làm hội viên của mạng lưới người dịch trẻ tại Tp.HCM và sau đây là một số lí do chung nhất:: (cảm ơn N.P.A.K đã giúp tổng hợp và biên tập)

- Phát triển kĩ năng ngôn ngữ giao tiếp và chuyên ngành
- Phát triển năng lực biên phiên dịch
- Thử thách bản thân
- Thiết lập mạng lưới giao lưu, kết bạn, học hỏi
- Tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp
- Mô hình hoạt động chuyên nghiệp và năng động
- Yêu ngoại ngữ
- Cống hiến cho Cộng đồng Dịch giả trẻ vững mạnh hơn
- Có kinh nghiệm, chuyên nghiệp khi ra trường
- Nhiều cơ hội nhận quà tặng từ các buổi hội thảo và nhiều cơ hội nghề nghiệp.
- Vì là cựu sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (cái này thì đúng định hướng ban đầu khi mình được mời về xây dựng và tổ chức mô hình)
- Thích làm từ thiện và tình nguyện

Trong khi đó, số lượng người đăng ký và tham gia thực tế trong loạt sự kiện lễ kỉ niệm Ngày Dịch thuật Quốc tế do YTCxHCMC tổ chức là một con số quá khiêm tốn với chưa tới 30 người đăng ký và chỉ 1/10 trong số đó coi việc tham gia là nghiêm túc.

Tại sao? Thà rằng nhà vắng mà ai cũng hiểu việc mình làm và làm hiệu quả còn hơn nhà đông nhưng không ai tự biết việc của mình và chỉ chờ đợi một sự chỉ đạo nào đó mơ hồ làm triệt tiêu đi nội lực tiềm ẩn của bản thân.

Viên ngọc thần

Hôm trước do dại dột mần theo lời ông đạo diễn, nên sắp tới có thể mấy bạn sẽ thấy Nemo xuất hiện vài giây trong phần hậu trường nhí nhố của băng hình "Viên ngọc thần" do Hãng phim Trẻ sản xuất. Phần nội dung chính thức của băng hình quay trực tiếp (có vẻ sẽ rất chuyên nghiệp cỡ Broadway hay ít nhất là Disney Channel khi lên hình) vào suất diễn lúc 9 giờ sáng ngày 30/09/2012 tại sân khấu Nhà Thiếu nhi Tp.HCM, 36 Lê Quý Đôn, Quận 3.

Mà mai mốt mấy bạn nhớ đón mua coi băng hình để thấy hậu trường dễ thương chịu không nổi của các đồng nghiệp thiếu nhi và sự thấy gớm của Nemo nha.

Câu chuyện về xe đạp

Chuyện hôm trước, em trai Nemo lái xe quá tài nên chắc lựa toàn đường ổ gà hoặc ít nhất cũng là đường miển chai, làm nổ luôn nguyên cái bánh sau của em xe đạp màu hồng, mà cả năm trời chưa bị cái gì tệ như vậy. Đi bộ quãng đường mấy cây số về nghe báo cáo là thấy muốn đi ngủ rồi.

Dặn sáng đi làm sớm thì mang cái xe cho ông sửa xe đạp gần nhà trọ sửa, rồi trưa lấy, nhưng em trai thức từ sớm rồi chắc là ngủ nướng tiếp sau khi tám điện thoại rồi sắp tới giờ thì vội vã đi mà không dẫn theo cái xe đạp đi sửa. Tới trưa trước giờ đi thu hình, Nemo ra coi thì thấy cái xe đạp còn y nguyên cái hậu quả của sự yêu thích ổ gà. Lại còn gặp vấn đề về tiêu hóa nữa. Giải quyết xong dẫn cái xe ra thì trời đã mưa được một lúc đủ để thả thuyền thúng trên đường. Ông sửa xe không chịu sửa vì "có nước mưa vá không ăn". Nói một hồi ổng kêu thôi để đó, bữa sau lấy. Em trai không có xe cho việc quan trọng buổi tối chỉ vì... lười và mê ổ gà.

Do đã trễ giờ thu hình nên phải bắt xe ôm trị giá 50.000đ (sau khi được ra giá 60.000đ mà trả giá 40.000đ ông xe ôm không chịu) cho quãng đường từ cầu Thị Nghè tới Maximark Cộng Hòa. Trong lúc thì thì suy nghĩ à bữa trước quãng đường bằng phân nửa mà cái ông kia đòi lấy hơn 30.000đ ngay lúc xăng vừa giảm giá, vậy suy ra dù sao ông này cũng còn biết giữ khách hàng vì xăng đã tăng lên mấy lần. Trưa hôm sau đi lấy xe, kết quả là ông sửa xe báo phải thay luôn toàn bộ cái bánh sau vì nó nổ tan tành bên trong hết rồi, giá 90.000đ. Vâng, và tổng hai con số đó là toàn bộ lương thu hình "Xúc xắc xúc xẻ" của ngày hôm trước.

Tin mới nhất là với cùng mức đầu tư tương tự Nemo đã được nhượng lại một em xe đạp khác màu tro tốt hơn chiếc vừa nói sau khi giới thiệu về việc chia tay em xe đạp màu đỏ hư tùm lum do em đã tự nguyện bỏ mình để đi với mấy anh trật tự đô thị sau một buổi ngồi bệt tán dóc ở một nơi nổi tiếng hiện giờ vẫn có rất nhiều người đến chơi ngày càng nhiều hơn dù đã có cái lệnh cấm trớt quớt hoạt động bị gọi là "bán hàng rong" thay vì gọi là "văn hóa ẩm thực đường phố". Tính ra, đi chuộc em xe đạp đỏ về hông chừng còn tốn hơn là mua em xe đạp mới về, mà hông biết mấy anh trật tự đô thị tính là gì với em xe đạp vậy ta? Chắc chỉ có nước đem bán phế liệu chứ mấy ảnh có ai đi xe đạp đâu, ngồi đạp không chừng còn làm gẫy xe do cân nặng và độ bền không tương thích.

Nemo dự định sẽ sơn em xe mới thành màu xanh kèm một số ý tưởng hài hước mà mình tính làm lâu rồi. Mà vẫn chưa biết nên đặt tên em nó là gì cho hợp với đồng bọn là Nemo nữa, mọi người có cao kiến thấp chuồn chuồn gì không? Đặt tên kiểu nào mà miễn vô mấy chỗ gửi xe người ta buộc phải nhận giữ xe đạp dù ở chỗ đó rất kỳ thị người đi xe đạp và các em xe đạp đáng yêu là được.

Rằm tháng Tám

Rằm tháng Tám theo âm lịch là một thời điểm ăn mừng mùa gặt quan trọng của xã hội nông nghiệp truyền thống phương Đông. Thời điểm này thường rơi vào cuối tháng Chín hoặc tháng Mười của dương lịch khi trăng tròn (rằm), trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch còn nông dân thì nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Theo một số nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có nguồn gốc văn minh lúa nước từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, và sau này cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam (đánh chiếm Trung Nguyên và phía nam sông Dương Tử), các nhà nước quân chủ Trung Quốc thuộc văn minh du mục và trồng khô đã tiếp nhận văn hóa gốc nông nghiệp bản địa và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của các dân tộc Đông Á như Triều Tiên với Chuseok (Đại trung thu), Nhật Bản với phong tục Tsukimi (Ngắm trăng) từ thời Heian (794-1185). Theo nguồn Tân Hoa Xã, Trung thu tiết ở Trung Quốc bắt đầu phổ biến vào đầu triều Đường (618-907). Một dẫn chứng cụ thể hơn là có môt câu chuyện dân gian giải thích lí do tại sao Rằm tháng Tám được tổ chức như một ngày lễ cấp nhà nước từ lúc bắt đầu triều Minh (1368–1644), đó là vì nó nhằm kỉ niệm một cuộc nổi dậy chống lại những nhà cai trị Mông Cổ của triều Nguyên (1279–1368). Theo đó, vì việc tụ tập họp nhóm bị cấm, nên những người nổi dậy không thể nào có cơ hội bàn bạc kế hoạch. Do biết rằng người Mông Cổ không ăn bánh trung thu, nên Lưu Bá Ôn (người tỉnh Triết Giang), cố vấn của lãnh đạo nhóm nổi dậy là Chu Nguyên Chương, quyết định tổ chức nổi dậy vào đúng dịp Rằm tháng Tám, bằng cách cho người đi phân phát bánh trung thu cho người dân thành Đại Đô (Bắc Kinh ngày nay) với danh nghĩa là chúc hoàng đế Mông Cổ trường thọ. Tuy nhiên, bên trong mỗi cái bánh có một mẫu giấy với thông điệp: "Giết người Mông Cổ vào ngày mười lăm tháng tám" (tạm dịch từ "Bát nguyệt Thập ngũ, dạ sát Thát tử"), và đúng vào đêm Rằm tháng Tám, những người nổi dậy tấn công lật đổ chính quyền triều Nguyên, lập nên triều Minh của Chu Nguyên Chương. Một chi tiết đáng chú ý là chính quyền trung ương Trung Quốc chỉ vừa mới công nhận Rằm tháng Tám là một ngày nghỉ lễ chính thức từ năm 2008, sau khi đưa nó vào danh sách "di sản văn hóa phi vật thể".

Tại Việt Nam, phong tục truyền thống vào dịp Rằm tháng Tám là cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Tết Trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ, do đó người ta còn gọi Rằm tháng Tám là Tết trông Trăng hay Tết Thiếu nhi, Tết Nhi đồng.

Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, và các loại trái cây tươi ngon khác. Hình dạng phổ biến của bánh trung thu cũng khác nhau với hình vuông (Việt Nam), hình tròn (Trung Quốc, Đài Loan, Hương Cảng), hình trăng khuyết (Triều Tiên), và dạng viên xiên vào que tre (Nhật Bản).

Mâm cỗ thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt; xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước, và khi đến hôm trăng tròn, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai... và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung thu. Ở Đài Loan, từ những năm 1980, người ta có xu hướng tổ chức những bữa tiệc nướng ngoài trời thay vì bày mâm cỗ trong gia đình.

Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động từ chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Ở những vùng đô thị lớn, thì tùy điều kiện mà có những nơi chính quyền tổ chức những cuộc rước đèn quy mô lớn với mục đích tạo không khí náo nhiệt vui nhộn dọc theo các con đường ở khu vực trung tâm. Hình dạng lồng đèn phổ biến nhất ở Việt Nam là ngôi sao năm cánh.

Bên cạnh đó, dịp Rằm tháng Tám có có các hoạt động múa rồng (chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc, cụ thể là tỉnh Quảng Đông và Hương Cảng), múa lân (ở Việt Nam, miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) với ý nghĩa con lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà, vì thế có các nhóm múa lân không chuyên lẫn chuyên nghiệp đi biểu diễn ở những nơi được sự cho phép của chủ nhà đổi lại là một phần tiền thưởng may mắn thay cho lời cảm ơn.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Rằm tháng Tám còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Phong tục ngắm trăng trong dịp Rằm tháng Tám cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. Tại Trung Quốc, nó gắn với những truyền thuyết về Hậu Nghệ và Hằng Nga (theo sách Hoài Nam Tử), còn ở Nhật Bản thì nó lại xuất phát từ phong trào ngâm thơ vào ngày trăng rằm của giới quý tộc.

Ở khu vực Đông Nam Á, đa số các nước tổ chức trung thu theo phong tục gần giống Trung Quốc. Tại Singapore, cộng đồng người Hoa chiếm hơn 3/4 dân số và làm ăn thịnh vượng, do vậy trung thu là lễ hội lớn thứ hai trong năm, sau Tết Nguyên đán, và kéo dài đến cả tháng trời.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

YTCx and Barcamp Saigon 2012

It's all about good news: Nemo made new friend who is interested about Young Translators Community and he will help bring the concept to Phnom Penh. He even reconnected by chance to some of old folks, and to his surprise the incounter with Huyền Chip the little girl wandering around the world as his old folk's barcampmate.

And he was the only one who came for YTCx topic which was made a non-sense one to all those participants who carelessly checked the online registration page.

Others around twenty persons were saying they came for curiosity (the talk was marked as social activity section), in fact only 4 participants responded to the question and interacted during 35 minutes, one even stood up to get out of the room when being asked if anyone still thought that it was not the true session to stay.

At the end, more people came in, mostly for the last session by Huyền Chip, unfortunately she delivered the speech in Vietnamese so that not all the non-Vietnamese speakers understood what she said.

In conclusion, thanks to a wonderful colleague who simultaneously interpreted the talk to our new friend and colleague we had a very successful presentation somehow as YTCx was fully understood and should be practised in Phnom Penh by an expert who mastered at least five languages with 21 years experience working in the industry.

Ẩm thực dịch

Một buổi sáng thứ Bảy đi phụ thầy trông coi quầy sách tinh hoa ẩm thực Việt Nam tại chương trình của khoa Văn hóa học lúc 8 giờ sáng đến 11 giờ 30 sáng ở dãy A cơ sở Đinh Tiên Hoàng, Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG-TPHCM.

Lòng tự hỏi với tinh thần tự hào là sinh viên Văn Khoa đang rần rần ai cũng có thẻ để đeo không biết mình có được cho vào trường hay không đây?

Rốt cục là nhớ nhầm ngày, tới bữa đó đúng giờ ông thầy tới nơi rồi gọi mà mình vẫn cứ tưởng còn chưa tới ngày. Vậy là trong vòng 30 phút xuất hiện ngay ở cổng gửi xe gặp ngay đồng nghiệp đi bán sách. Sau đó, tưởng vậy là xong, ai dè sau một bài giảng nhập môn Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, ông thầy giới thiệu luôn về việc YTCxHCMC hợp tác phiên dịch cho mấy cái hội nghị quốc tế giống như chơi cho vui vậy trong khi thực tế mấy cái đó không có đơn giản, mỗi lần dẫn quân đi là mỗi lần hồi hộp. Thế là tự nhiên được nâng cấp hình ảnh trước mấy bạn sinh viên gần tốt nghiệp rồi mà vẫn e dè ngoại ngữ. Cũng hay là tìm thêm được một bạn yêu thích phiên dịch trong lớp đó, có thể là đồng nghiệp cao cấp tương lai không chừng.

Theo gợi ý của ông thầy, nếu đa số sinh viên lớp này quan tâm thì YTCxHCMC sẽ phối hợp để tổ chức sinh hoạt ngoại khóa hướng nghiệp về ẩm thực dịch (thuật ngữ mới phát minh), tức là hoạt động dịch thuật trong ẩm thực. Trời đất ơi, rốt cục nó sẽ là cái gì vậy?

Mạng xã hội

Ở Việt Nam mà không biết Zing Me dùng để làm gì thì không nên sử dụng không thôi bị mang tiếng là con nghiện trò chơi qua mạng.

Ở bất cứ nước nào có mạng toàn cầu mà không biết Facebook dùng để làm gì thì cũng không nên sử dụng không thôi bị mang tiếng là giết thời gian vô bổ vào mấy trò nhảm nhỉ cùng đám bạn trên mạng.

Nói chung là, ai không thích cho người ta biết mình đang làm gì (cũng như không biết người ta đang nói gì về mình trên đó) thì đừng có vô Facebook để rồi mất công lo bảo vệ cái riêng tư tương đối nào đó.

Tóm lại, người nào nghĩ Facebook làm nơi làm việc thì nó là công cụ tuyệt vời, còn người nào nghĩ nó là chỗ giải trí thì nó là kho ứng dụng giải trí. Người sao, việc vậy.

Đọc xong mấy cái này, chị giảng viên người quen dễ thương đáng yêu cho biết có một ông đạo diễn mà chỉ biết treo câu này mà theo chỉ là có ý giống giống ở trên: "Ironic rant for the morning: Is the entire internet designed for nothing more than complaining, insulting, attacking, and destroying the hope of the world? For everyone who uses the net (and their voice for that matter) to extol vitriol and hate, please, I beg you -- stop. And I promise to do the same and join the good people who spread joy, love, and inspiration; people who reignite the spark of humanity that makes life worth living (is this you? Yes? Good. Thank you!). Thanks for reading what I hope is my last complaint ever posted. Life's too short. We are capable of accomplishing so much as a species. Live together, die alone. That sums it up. I love you all."

Ông đó tên là Jeremy Sony. Còn cái ý giống giống đó chỉ nói là chỗ: "Live together, die alone!" chứ không phải ngược lại, sống trong cô độc, chết chùm trong thiên tai. Còn mình tài năng bị quá hạn nên vẫn chưa dịch được hết cái ý cao siêu mà ổng nói được chỉ trích dẫn.

B41

Hôm trước có một bạn tân sinh viên khoa Ngữ văn Anh hỏi dùm bạn của bạn đó là tân sinh viên khoa Báo chí Truyền thông là cái phòng B41 nó ở đâu? Ở Thủ Đức hay Quận 1?

Mình cũng chẳng biết nó ở đâu vì hồi mình bị đuổi ra khỏi trường thì cái tòa nhà chứa cái phòng đó còn chưa có xây (xong). Bây giờ mà mình đi cơ sở Linh Trung chưa chắc là biết chỗ vào trường.

Nhưng cái mình thắc mắc nhiều hơn là mấy bạn báo chí đã truyền thông kiểu gì mà tân sinh viên khoa mình không biết địa điểm để phải nhờ người đi hỏi gà mờ địa điểm như mình?

Sau đó, một chị giảng viên người quen dễ thương đáng yêu cũng ở trên mây gần chỗ mình cho biết: "Cái phòng đó chỉ có trong bản thiết kế của tương lai thôi em. Bằng nhãn quan siêu phàm, chị H đã nhìn thấy thêm một tầng nữa. Cả lớp cười quá chừng."

Hoa lan

Mấy hôm trước được mấy người bạn cho biết phong lan là quốc hoa của Singapore, cũng như hoa sen là quốc tế hoa được nhiều nước trong đó có Việt Nam chọn làm quốc hoa. Phong lan là loại cây có rễ có lá và tự quang hợp, chỉ bám lên cây chủ lấy ánh sáng. Việc tên một người nào đó được đặt tên cho hoa lan ở Singapore hay được mời đặt tên cho một loài lan mới ra đời chắc chắn là một niềm hãnh diện to lớn. Thế nhưng không phải ai cũng nghĩ vậy.

Tình cờ đọc được một bài của một tác giả có tên là Nguyễn Hữu Vinh tỏ thái độ "lo lắng thái quá" cho việc "Singapore cố tình đặt tên Tổng Bí thư ta cho một loài hoa". Lí do bác này đưa ra là:

"Nghe qua tưởng là quý hóa lắm vì hoa Lan là loại hoa nổi tiếng là đẹp. Nhưng hoa Lan là loại hoa không có hương, chỉ để nhìn thôi, đẹp màu mè mà không có hương thì cũng vứt đi. Trong khi đó hoa Lan lại không thể ăn được, không thể làm thuốc được… nói chung là chỉ để ngắm cho vui mắt mà thôi chứ chẳng có tác dụng gì trong đời sống, nhiều khi lại không bằng rau muống nhà mình. Lại nữa, hoa Lan là loại chuyên sống bám vào cây chủ, nếu được trồng thì cũng cần các loại có sẵn để sống gọi là giá thể. Loại cây Lan là loại hút chất dinh dưỡng từ thân cây chủ mà không tự lao động kiếm ăn gì cả. Cứ chờ cây chủ lao động rồi… chén. Phong lan càng phát triển, thì cây chủ càng héo mòn, thậm chí đã có nhiều cây chủ bị phong lan hút sạch chất dinh dưỡng không nuôi nổi mà chết đi."

Trong khi thực tế sự việc tường thuật đúng và chính xác là khi đến thăm Trung tâm Công nghệ cao Fusionopolis của Singapore, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt cho một loài lan mới màu vàng nhạt, có 5 cánh rất đẹp cái tên “Trường Lâm” như một lời chúc cho đất nước Singapore phát triển bền vững và thịnh vượng.

Cùng thời điểm, Hoàng tử William và Công nương Kate của Vương Quốc Anh cũng viếng thăm Singapore và thăm bông hoa lan được đặt theo tên của họ và của công nương Diana quá cố.

Cũng không hiểu là bác Nguyễn Hữu Vinh này ở đâu ra nữa? Mình cũng ở trên mây mà sao không biết bác này nhỉ? Hay tại tầng mây của mình thấp quá chăng?

Cho nên mới nói,một định kiến sai lầm có thể hạn chế tối đa tầm nhìn và dẫn tới những phát ngôn và suy luận nghe như thật. Chắc tại vậy nên bài bình luận ngắn gọn chỉ ra cái sự trớt quớt của suy luận chẳng thấy được đăng.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Bài ca dưới cờ

Lá quốc kỳ phất phới tung bay
Là anh linh bao hồn tử sĩ
Trên đỉnh cao chót vót
Màu xanh thiên thanh là nền trời
Bãi cỏ xanh rờn là màu đất
Lấp lánh tia nắng rọi.

Dưới cờ đỏ hừng hực khí trời
Bầu nhiệt huyết máu cuộn sục sôi
Linh thiêng trong tích tắc
Đóa sao vàng là giống nòi dân tộc
Trăm màu áo đều con Lạc cháu Hồng
Trang nghiêm phút mặc niệm.

Xanh ngát mây trời
Xanh lòng Tổ quốc
Giai điệu muôn năm cũ mãi sáng ngời
Chứa chan hôm nay niềm hạnh phúc
Tiến quân ca: khai sinh nền độc lập.

(viết riêng cho buổi chào cờ đầu tuần)
09/2007

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Tết Độc lập

Khi nói đến Tết, người ta hay nghĩ đến thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới theo âm lịch, và thường được gọi đầy đủ là Tết năm mới hoặc Tết Nguyên đán, hay gọi rút gọn Tết cùng tên tổ hợp can chi của năm mới. Nhưng bản thân từ nguyên của Tết, vốn tồn tại trong nhiều nền văn hóa khác nhau bao gồm nhiều dân tộc và sắc dân ở khắp miền Đông Nam Á, chỉ là sự đánh một thời điểm theo chu kì của lịch pháp chứ không có gì đặc biệt. Do ý chí chính trị để điều hành xã hội mà từ Tết có ý nghĩa đặc biệt với một cộng đồng người, cụ thể là khối người sử dụng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ giao tiếp giữa các nhóm tộc người trong cùng quốc gia sinh sống trong vùng văn hóa Việt Nam (có thể không ở trong lãnh thổ của quốc gia Việt Nam).

Ngày 02/09/1945 là ngày nhà chính trị và danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hoàn toàn do người Việt Nam tự vận hành và làm chủ, vì quyền lợi của người Việt Nam.

Như vậy, có thể nói ngày 02/09/1945 là thời điểm chuyển giao giữa "năm cũ" là thời gian nước Việt Nam chưa được độc lập khỏi chủ nghĩa thực dân hiện đại và "năm mới" là nền độc lập hoàn toàn của người Việt Nam. Để cho trang trọng, về mặt chính trị tên gọi chính thức của ngày này là "Quốc khánh", về mặt văn hóa tên gọi không chính thức của ngày này là "Tết Độc lập", với cùng ý nghĩa của ngày Tết như một ngày lễ mang tính cách văn hóa mới kết hợp với ý chí chính trị của cộng đồng quốc gia.

Theo tác giả Dương Trung Quốc, dẫn nguồn từ bài viết "Tết Độc lập" của tác giả Ngọc Lê, bắt đầu từ mùa xuân 1946 và cho đến nhiều năm về sau, trong nhân dân quen gọi “Tết độc lập” vào dịp Lễ Quốc khánh. Điều này bắt nguồn từ lúc xuất hiện bài viết với nhan đề “Tết” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo “Cứu Quốc” trong đó có câu: “Tết Xuân đầu tiên của Nước Việt Nam độc lập”, ý nói về Tết Bính Tuất - lần đầu tiên sau 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, cả dân tộc đã được đón một Tết Nguyên đán của Nước Việt Nam độc lập.

Đặc biệt, ngày Tết Độc lập thực sự trở thành một phần của văn hóa vùng cao Tây Bắc Việt Nam, cụ thể hơn là Tết Độc lập trở thành một ngày lễ quan trọng chỉ sau Tết năm mới đối với các nhóm tộc người Mông, Mường, Thái, Dao, Tày,... thậm chí trở thành một ngày hội giúp bảo tồn văn hóa dân tộc Mông, hay biến cao nguyên Mộc Châu thành một "thánh địa của Tết Độc lập", với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao thu hút đồng bào các dân tộc vùng văn hóa Tây Bắc, bao gồm cả các quốc gia láng giềng tìm đến chung vui.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Rằm tháng Bảy

Rằm tháng Bảy (15/07 âm lịch, tại Nhật là ngày 15/08 dương lịch) là ngày Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, vào ngày này, mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Do là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế thờ cúng.

Lễ cúng Cô hồn này trùng vào Tết Trung Nguyên của người Hán và Lễ Báo hiếu của Phật giáo. Lễ Báo hiếu (còn gọi là Vu-Lan) là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước, xuất phát từ truyền thuyết Maudgalyāyana (tức Mục-Kiền-Liên theo cách ký âm gián tiếp Phạn-Hán-Việt) trong kinh điển Ullambana (tức Vu-Lan-Bồn) của Phật giáo.

Theo tác giả Thích Nhất Hạnh trong bài viết "Bông hồng cài áo" (1962), sau được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc, thì Tây phương không có ngày Vu-Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day): "Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."

Ban đầu bông hoa ở đây không nhất thiết là hoa hồng. Khi tập tục cài bông lên áo du nhập vào Việt Nam, thì hoa hồng là loại hoa được sử dụng phổ biến nhất trong dịp Rằm tháng Bảy.

---

Vu-Lan-Bồn, Mục-Kiền-Liên giống như Pháp-Lang-Sa, Nga-La-Tư hay Sài-Gòn, Cà-Mau, Sóc-Trăng đều là các từ phiên âm vô nghĩa mà bởi vì giáo dục nền tảng quốc ngữ Việt Nam đã phát triển lệch lạc hàng thập kỷ nay do hệ quả cạnh tranh của các nhóm lợi ích ngôn ngữ nên đại đa số dân chúng không hiểu những thứ được  ký âm tương đối chính xác nhưng hoàn toàn mù mờ về nghĩa.

Theo tác giả An Chi trong bài viết "Cúng Rằm tháng Bảy - Tết Trung Nguyên - Lễ Vu Lan báo hiếu", thì Vu-Lan là dạng nói tắt của "Vu-Lan-bồn", là cách đọc theo Hán Việt từ phiên âm Phạn-Hán 盂蘭盆 của chữ उल्लम्बन (Ullambhana) trong bộ kinh cùng tên. Vì "Vu-Lan-bồn" chỉ là ba tiếng dùng để phiên âm, cho nên từng tiếng một (Vu, Lan, bồn) hoàn toàn không có nghĩa gì trong Hán ngữ cả.

उल्लम्बन tạm dịch nghĩa là giúp đỡ giải thoát (cho những ai bị treo ngược). Liên kết nó với tín ngưỡng ngày xá tội vong nhân Á Đông thì bộ kinh điển cùng tên thì nghĩa là kinh điển để giúp đỡ và giải thoát cho (những ai bị treo ngược) mà cụ thể là cho các vong nhân chịu đọa đày chưa được siêu thoát.

http://www.truclamminhchanh.org/contents/PhatPhap/en/Ullambana.pdf
https://en.wiktionary.org/wiki/%E7%9B%82%E8%98%AD%E7%9B%86
https://global.sotozen-net.or.jp/eng/library/glossary/individual.html?key=bon_festival

Tạng thức

Có mấy bạn hay thắc mắc là tại sao mình làm cái này cái kia, vậy lợi ích của mình là cái gì trong đó? Não cũng mình cũng ít có phẳng lắm, mình chẳng nghĩ được gì nhiều để trả lời cho câu hỏi đó. Trả lời kiểu mấy người bị cho là tâm thần thì có thể là "thích thì làm thôi, hứng lên thì làm thôi", còn trả lời nghiêm túc là thực sự làm những việc đó như một quán tính.

Giống như mình đọc được một vài thông tin về tri thức khoa học cổ xưa nói rằng: cái tồn tại sau khi thân xác ngừng hoạt động là thần thức (là Tạng thức sau khi rời thân xác) sẽ tiếp tục cuộc sống trong một thân xác khác (lúc mới sinh ra hoặc đăng nhập trực tiếp vào một thân xác đang cần) mà không có trí nhớ lưu trữ trong thân xác cũ, vì Tạng thức vốn là tàng thức, độc lập với ý thức (chỉ hoạt động cho thân xác hiện tại; điều khiển mắt, tai, mũi, lưỡi, thân trong "bát thức tâm vương"; chịu sự sai khiến của bản năng sinh tồn và ở trong tầm quan sát của Tạng thức) nên khi sang kiếp mới chúng ta không nhớ gì, nếu không tu luyện để có năng lực tinh thần mạnh mà khai mở nó ra thì không thể nhìn thấy kiếp trước của mình được. Và chính cái gọi là thần thức, mà người ta quen gọi là "vong hồn" theo nghĩa chủ yếu là tiêu cực, sẽ dựa theo những thông tin lưu trữ trong Tạng thức (được gọi là Nghiệp lực) mà "dẫn dắt" chúng ta tái sinh vào những nơi tương thích, rồi ở trong thân xác mới đó Tạng thức sẽ quy định sự hình thành và phát triển của thân xác mới bao gồm cả ý thức và bản năng sinh tồn, số mệnh, năng khiếu bẩm sinh. Những trải nghiệm của Tạng thức sẽ tiếp tục như chưa bao giờ chấm dứt trong thân xác mới, hay theo cách nói phổ biến của ngôn ngữ Phật giáo là "trong kiếp này mỗi người sẽ phải trả cái nghiệp mà mình đã gây ra ở kiếp trước".

Vậy có thể nói mình làm tiếp những việc đó tương tự như những gì mình đã làm trước đây, theo một quán tính có định hướng của Tạng thức. Tất nhiên, đây là nói theo tri thức khoa học cổ xưa. Còn ai không tin, thì coi như mình "thích thì làm thôi, hứng lên thì làm thôi". Và đúng là y như vậy.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Tóc dài

Có nhiều bạn hay thắc mắc tại sao mình để tóc dài, và đây là có thể là một dạng đáp án: mình thích để tóc dài từ nhỏ, lớn lên thì thích ngắm tóc dài đẹp tự nhiên, giống như những hiệp khách cổ trang, hay các nhân vật lãng tử trong truyện tranh Nhật Bản, đặc biệt yêu thích kiểu tóc dài đen huyền nguyên thủy ngắn nhất tới lưng có hai nhánh nhỏ hai bên trước tai buông xuống như các nữ hiệp.

Hoàn toàn giống mọi thiếu niên và thanh niên trong một xã hội sau chiến tranh loạn lạc kéo dài, sở thích cá nhân của mình được gia đình can thiệp bằng cách bắt đi cắt sau mỗi ba tháng hoặc hơn (khi còn ở nhà), và mỗi năm (sau khi đi xa). Ở những tổ chức chính trị xã hội mà mình tham gia, cũng có những ngăn cấm mang tính định kiến như vậy với cùng quan điểm tiêu cực về hình ảnh một sinh vật ăn thịt có tư duy không phải giống cái.

Vậy tại sao tóc mình giờ đây dài quá vậy? Đó là nhờ lần cuối cùng đi xin việc ở nơi mình từng theo học, và một số định kiến về tóc dài ở một số môi trường có gắn biển văn hóa. Mình đã từng gửi hồ sơ đi xin việc ở rất nhiều nơi, nhưng chỗ nhận mình vào làm lâu nhất lại không yêu cầu gì về bằng cấp mà chủ yếu do một năng lực rất ngẫu nhiên mà chỗ đó đang cần chỉ sau một lần trao đổi qua thư. Từ lần cuối cùng xin việc đó, vốn chỉ có 2 ứng viên tại vòng phỏng vấn nhưng không có ai được chọn, mình bắt đầu không cắt tóc nữa vì thấy rằng cắt tóc không giúp xin được việc dù cho khả năng và lý lịch bản thân được đánh giá tốt, dẫn tới một vài xung đột văn hóa gia đình nhưng cái gì hợp lý thì tồn tại, nhất là sau khi mình chứng minh được điều đó là phù hợp với truyền thống gia đình bên ngoại (ông cố của mình là một minh chứng không ai cãi lại được vì ông để tóc dài cho đến lúc mất, và lúc đó ở Việt Nam chưa hề có một tôn giáo nào chủ trương để tóc dài). Hơn nữa, thầy dạy Đại học môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam của mình là một người để tóc dài và chẳng ai nói gì thầy cả.

Một người đã làm việc tự do đúng chuyên ngành (dù chuyên ngành đó không ai đào tạo bài bản) ngay sau khi bắt đầu Đại học như mình sẽ không cắt tóc chỉ để đổi lấy một công việc bàn giấy hoặc một vị trí xã hội nào đó có định kiến với tóc dài. Vì mình không tin rằng nếu để tóc dài thì đạo đức hay năng lực một cá nhân có vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ cái định kiến về tóc dài của số đông mà không có không gian cho tư duy độc lập. Những định kiến như vậy còn nhiều thì xã hội Việt Nam còn chưa thoát khỏi tư duy và tâm lý nhược tiểu.

Có thể, một ngày nào đó, sau khi giải quyết xong những trách nhiệm gia đình, mình sẽ vứt bỏ mọi thứ bằng cấp, mọi danh hiệu cá nhân tạm bợ chỉ để chứng minh sự bình đẳng trong một thời buổi vật chất chủ nghĩa thống trị và bắt đầu đi lang thang chuyên nghiệp. Như một người vô gia cư hạnh phúc.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012

Lưỡng sự nhất nhật

Người uy vũ hiên ngang đại quốc công thần.

Còn bọn trẻ non gan muốn tỏ bày nhiều tâm huyết.

Cũng mong là đóa sen tỏa hương tốt cho muôn đời.

Không hẹn mà gặp.

(nhân sinh nhật lần thứ 97 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp)

19:52 25 tháng 8 năm 2008

Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012

Mùa thi Đại học


Tôi nhớ, mùa thi ấy đầy bỡ ngỡ

Chân bước đến trường lỡ chuyến xe

Giữa giờ thi lo lắng tìm chỗ ngủ

Đời học sinh mơ ước nghiệp giảng đường

Ngày hôm nay

Tôi giúp những người bạn trẻ xa lạ

Những người mưu cầu kiến thức

Với một khát khao cháy bỏng

Màu áo xanh bận rộn,

Hai buổi trực trường tư vấn

Tối về ăn mì gói thay cơm

Mà lòng thấy vui sướng lạ

Người ta thường nói

Đi một đàng học một sàng khôn

Còn chúng tôi thường chỉ ngồi một chỗ

Vậy mà cũng học được hơn một sàng.

(Thân tặng tất cả các bạn sinh viên tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi 2007)

18:40 3 tháng 11 năm 2008

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà: Thiên tình sử nước Nam

Trong văn học nước Nam, có những chuyện tình có gốc tích Trung Quốc nhưng vì đã quá thân thuộc nên dân ta có cảm giác là của nước mình, như Kim trọng – Thúy Kiều, Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga. Nhưng cũng có trường hợp thiên tình sử rất đẹp của nước Nam, nhưng lại bị tưởng là của Trung Quốc. Người mộ điệu cải lương nào mà không biết bài ca cổ “Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà” của soạn giả Viễn Châu.

Cách đây hơn 40 năm, khi bắt đầu biết đọc chữ, tôi đã dùng mấy đồng tiền ăn quà để mua tờ giấy in bài ca cổ này bày bán trên nền chợ trước trường học. Tôi đã thuộc lòng và thỉnh thoảng lại hát bài ca nói về chuyện tình lãng mạn và bi tráng đẹp như cổ tích của Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà. Thế nhưng, tôi cũng như nhiều người mộ điệu cải lương, cứ lầm tưởng đây là tích truyện Tàu nào đó thuộc đời Tống, đời Đường, giống như Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Lữ Bố - Điêu Thuyền, Phạm Lãi – Tây Thi… Cho tới một lần, tôi về thị xã Gò Công (tỉnh Tiền Giang), ghé thăm miếu thờ Võ Tánh, người đã phò chúa Nguyễn Ánh gầy dựng nên cơ nghiệp nhà Nguyễn, và thú vị biết rằng câu chuyện Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà là của dân mình, rất gần gũi với đất Nam bộ quê tôi.

Về Gò Công nghe chuyện Võ Đông Sơ

Từ thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) đi về phía biển gần 40 cây số là tới thị xã Gò Công, vùng đất đã từng cống hiến cho triều Nguyễn 2 bà hoàng hậu là bà Từ Dũ và Nam Phương Hoàng Hậu. Tiếp tục đi về hướng biển thêm khoảng 5 cây số là đến ấp Gò Tre – xã Long Thuận – thị xã Gò Công. Đây là vùng đất nổi tiếng với trái sơ ri. Bên con đường nhựa nhiều xe cộ qua lại, cạnh gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, giữa khu vườn cây dại mọc um tùm là ngôi cổ miếu nhỏ dột nát, rêu phong, trên tấm biển ghi: Di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh – Miếu thờ Hoài Quốc Công Võ Tánh, thân sinh của chàng trai Võ Đông Sơ trong câu chuyện tình nói trên.

Sử sách ghi rõ: Võ Tánh sinh năm 1768, quê gốc ở làng Phước Tỉnh thuộc tỉnh Trấn Biên (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu). Cha mẹ mất sớm, Võ Tánh cùng với người nhũ mẫu trôi dạt về vùng Gò Công ngày nay. Nhờ sức khỏe hơn người, Võ Tánh khi lớn lên trở thành chàng trai khỏe mạnh, giỏi võ và gan dạ. Vùng Gò Công khi ấy còn nhiều cọp, cá sấu, Võ Tánh đã đã tập hợp thanh niên trong vùng thành lập “đoàn quân nghĩa dõng” tổ chức đánh cọp, diệt cá sấu để đem lại cuộc sống yên bình cho người dân. Vùng đất một bên là biển, một bên là rừng này cũng là nơi tụ tập, hoạt động của nhiều băng nhóm trộm cướp, “đoàn quân nghĩa dõng” của Võ Tánh cũng thường xuyên trấn áp trộm cướp, trừ gian diệt bạo, giữ an lành cuộc sống cho người dân vùng Gò Công.

Vùng đất heo hút Gò Công không trói buộc nỗi chí trai, Võ Tánh đã cùng “đoàn quân nghĩa dõng” do mình tổ chức giương cờ phò Chúa Nguyễn Phúc Ánh trong cuộc đối đầu với anh em nhà Tây Sơn. Sau khi lập nhiều chiến công, Võ Tánh được Chúa Nguyễn Ánh gả em gái là công chúa Ngọc Du, họ có được 1 đứa con trai đặt tên là Võ Đông Sơ.

Miếu thờ Hoài Quốc Công Võ Tánh.
Nhờ lập được nhiều công trạng, Võ Tánh rất được Chúa Nguyễn Ánh tin dùng, được giao trấn thủ thành Bình Định, là thành tiền tiêu, có ý nghĩa chiến lược trong cuộc đối đầu Nguyễn Ánh – Tây Sơn. Đến khi quân Tây Sơn bao vây thành với lực lượng hùng hậu, trong khi lực lực cứu nguy của Nguyễn Ánh đã bị chia cắt, biết không thể đương đầu trong cuộc chiến không cân sức, Võ Tánh đã chủ động gửi thư cho quân Tây Sơn xin đừng tàn sát binh sĩ, ông sẽ đầu hàng và nộp thành.

Được sự chấp nhận và cam kết từ phía Tây Sơn không giết hàng binh, ngày 7.7.1801 Võ Tánh đã uống chung rượu tiễn biệt với binh sĩ, rồi lên trên tường thành tự thiêu trước sự chứng kiến của quân sĩ hai bên. Các tướng lĩnh Tây Sơn không chỉ giữ đúng lời hứa không giết hại binh sĩ bại trận, mà còn tỏ thái độ khâm phục nghĩa cử anh hùng của Võ Tánh. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi Vua vào năm 1802, một trong những quyết định đầu tiên là  truy tặng Võ Tánh danh hiệu “Dực vận Công thần Thái úy Quốc công”. Về sau Vua Minh Mạng truy phong Võ Tánh là Hoài Quốc Công.

Sau khi Võ Tánh qua đời, người dân Gò Công đã lập miếu thờ để ghi nhớ công ơn của ông đối với vùng đất này cũng như chí khí anh hùng của ông khi một mình tự thiêu để cứu ba quân. Về sau, chàng thanh niên Võ Đông Sơ khi đã trưởng thành đã một mình phi ngựa từ Bình Định vào Gò Công thăm quê cha và ghé đốt nhang, ngủ đêm trong ngôi miếu thờ Hoài Quốc Công Võ Tánh. Hàng năm vào các ngày 26 và 27 tháng 5 âm lịch, người dân Gò Công tổ chức cúng Võ Tánh khá tươm tất như là một lễ hội nhỏ trong vùng. Năm 2005 miếu thờ Võ Tánh được công nhận Di tích Văn hóa Lịch sử cấp tỉnh.

Tình sử Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà

Tôi đã một lần về Gò Công ở đêm để dự ngày giỗ Hoài Quốc Công Võ Tánh. Giỗ Võ Tánh thường được Ban Quản trị ngôi miếu tổ chức từ chiều hôm trước đến trưa hôm sau. Đêm hôm đó bao giờ cũng có chương trình đờn ca tài tử kéo dài đến tận khuya. Có một bài hát không thể thiếu trong chương trình ca hát là bài Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà.

Đã bao lần nghe bài hát này với giọng hát của nam danh ca Minh Cảnh, nhưng khi được nghe hát ngay dưới miếu thờ Võ Tánh, nơi đã từng đón bước chân Võ Đông Sơ, tôi thấy cảm xúc dâng trào: “Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi - Đường dài mịt mùng em không đến nơi - Mây nước buồn cơn lửa binh - Hết kể chuyện chung tình – Khóc than riêng em một mình…Trời ơi bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn, nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà!”.

Những người cao tuổi còn hát được trích đoạn trong vở tuồng Giọt máu chung tình (cũng nói về chuyện tình Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà) từng rất nổi tiếng vào thập niên 1930 do đoàn hát Huỳnh Kỳ của Bạch công tử Lê Công Phước dàn dựng, vai Bạch Thu Hà do chính cô Bảy Phùng Há thủ diễn.

Vào khoảng đầu thập niên 1960, ở Sài Gòn xuất hiện cuốn sách nhỏ (có hình minh họa) viết về tình sử Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà. Cuốn sách ghi rõ: Võ Đông Sơ là con của Hoài quốc Công Võ Tánh và công chúa Ngọc Du; Bạch Thu Hà là con quan Tổng trấn Tây Thành. Sau khi Võ Tánh và Ngọc Du lần lượt qua đời, Võ Đông Sơ sống với người chú ruột tại Bình Định.

Khi Triều đình mở khoa thi để chọn tướng tài dẹp giặc ngoài biển Đông, Võ Đông Sơ lên đường ứng thí. Dọc đường, chàng trai họ Võ đã ra tay đánh cướp cứu tiểu thư Bạch Thu Hà trên đường đi lễ chùa gặp nạn. Dưới ánh trăng rằm, bên ngôi cổ tự, hai người đã thề nguyện chuyện trăm năm, hẹn ước về một cuộc trùng phùng… Sau đó Võ Đông Sơ thi đỗ và lãnh quân đi dẹp giặc. Ở nhà Bạch Thu Hà bị gia đình bắt phải lấy chồng nên đã bỏ trốn khỏi nhà, thân gái phiêu bạt với nhiều gian truân.

Khi hay tin Võ Đông Sơ tử trận, Bạch Thu Hà quyên sinh để giữ trọn niềm trung trinh với người tình. Chuyện tình có thật Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà gần giống với chuyện tình trong văn học Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga được nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu sáng tác sau đó, nhưng chuyện tình Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga kết thúc “có hậu” hơn, dù trải qua bao thăng trầm, cuối cùng đôi “trai tài gái sắc” đã có cuộc trùng phùng, chứ không “vĩnh viễn chia ly” như Võ Đông Sơ và Bạch Thu Hà.

Nhà hội (trong quần thể miếu thờ Võ Tánh) trong tình trạng hư hỏng nặng.
Từ câu chuyện tình này, soạn giả Viễn Châu đã viết 2 bài ca cổ “Võ Đông Sơ” (Minh Cảnh hát) và “Bạch Thu Hà” (Lệ Thủy hát), trong đó bài “Võ Đông Sơ” đã trở nên quen thuộc với mọi người yêu thích ca cổ, trong đó có những đoạn: “Bạch Thu Hà, Bạch Thu Hà ơi! Nàng đã bao phen vượt suối trèo non để giữ vẹn tiết trinh, ta mấy bận lao mình trong nắng gió. Chuyện hàn huyên chưa cùng nhau cạn tỏ, thì giọt máu chung tình đã nhuộm thấm chinh y. Từ đây hết nợ hết duyên, hết ân hết ái, lưỡi gươm thiêng ta xin gởi lại cho người yêu lý tưởng Bạch Thu Hà…”.

Chuyện tình đẹp là chuyện tình buồn

Những chuyện tình kết thúc trong đau thương như “Romeo – Juliet” (ở nước Anh), “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài” (Trung Quốc) hay “Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà”, “Lan và Điệp” (ở nước ta) luôn là niềm cảm hứng cho các môn nghệ thuật và sống mãi với thời gian.

Người đời ghi nhớ những câu chuyện tình đó vì nó là biểu tượng của sự thủy chung và quá đau thương. Nhưng theo tôi, còn có lý do quan trọng khác nữa là: ngầm nhắc những người trong cuộc của các mối tình trọn vẹn hãy biết quý trọng hạnh phúc mà mình đạt được! Với ý nghĩa đó, tình sử “Võ Đông Sơ – Bạch Thu Hà” sẽ có giá trị mãi với đời. Người đời sau sẽ còn hát bài ca về câu chuyện tình của họ như là cách bày tỏ khát vọng về hạnh phúc, tình yêu, lòng thủy chung.

Ngôi miếu thờ Võ Tánh lại là một câu chuyện khác. Ngày trước, người dân tự giác lập miếu thờ Võ Tánh như là cách họ bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ đối với người đã có công trấn áp trộm cướp, giữ yên lành cho cuộc sống người dân Gò Công, người đã có hành động anh hùng hi sinh thân mình để cứu ba quân. Họ hàng ngày nhang khói, hàng năm cúng giỗ tươm tất, chăm sóc chu đáo, giữ gìn khang trang ngôi miếu (được trùng tu năm 1956)…Thế nhưng, hiện miếu thờ Võ Tánh đang xuống cấp nặng, khu di tích trở nên hoang tàn: nhà hội (kề bên miếu) có thể sụp đổ bất cứ lúc nào; ngôi miếu chính bị dột nát; khuôn viên miếu đầy cây dại…

Nguyên nhân của sự xuống cấp, theo ông Phạm Hồng Hiếu, thành viên Ban Quản trị Miếu Võ Tánh, người trực tiếp hàng ngày nhang khói ngôi miếu, do ngôi miếu đã là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, được sự bảo trợ và quản lý của ngành văn hóa địa phương, người dân không được quyền tùy tiện tác động vào hiện trạng ngôi miếu. Sự vận động đóng góp tu sửa miếu cũng khó hơn trước, do tâm lý chờ đợi nguồn vốn của Nhà nước. Trong khi đó, nguồn vốn của Nhà nước thì có giới hạn, mà tỉnh Tiền Giang nói chung và vùng đất Gò Công nói riêng lại có quá nhiều di tích cần được bảo dưỡng, duy tu.

Như Thủy

Nguồn: http://phunutoday.vn/xahoiol/201105/Vo-dong-So-Bach-Thu-Ha-Thien-tinh-su-nuoc-Nam-bi-tuong-la-cua-Trung-Quoc-1992580/
* Võ Tánh: Trước 1975, Sài Gòn có hai đường Võ Tánh: một thuộc Phú Nhuận (gần khu mộ Võ Tánh, nay là đường Hoàng Văn Thụ), một là phần thuộc quận 1 của đường Nguyễn Trãi hiện nay. Tương tự, ở Đà Lạt có đường Bùi Thị Xuân, Huế có đường Nguyễn Chí Thanh...

Tại đầu ấp Gò Tre, xã Long Thuận, thị xã Gò Công, hiện có ngôi đền thờ Võ Tánh mang tên là Võ Quốc Công Miếu.

Một số nơi có đường Võ Tánh hiện nay: thị trấn Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long; chợ Biên Hòa, phường Thanh Bình, Tp. Biên Hòa; phường Lê Bình, quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ...

Sửa lại từ: http://lyric.tkaraoke.com/18367/Vo_Dong_So_Bach_Thu_Ha.html 
(Hát)
Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi, đường dài mịt mùng em không đến nơi. Mây nước buồn cơn lửa binh, hết kể chuyện chung tình, khóc than riêng em một mình.
Cây tuôn lá xanh xây mồ cho anh, tình đầu bẽ bàng trong cơn chiến chinh. Đưa tiễn nào hay rẽ chia, cách trở hận muôn đời. Nói nữa chi thêm nghẹn lời.
(Ca vọng cổ)
Trời ơi! Bởi sa cơ giữa chiến truờng thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà. Bạn tình ơi! Đừng hoài công mòn mỏi đợi chờ. Hãy gọi tên anh trong những chiều xuân lạnh khi cánh nhạn bay về cuối nẻo trời xa. Hay những lúc canh khuya tựa rèm châu ngắm áng trăng tà, nàng hãy nhớ đến tháng năm này, có một người yêu đã vùi thây giữa vùng cát trắng.
Ta cảm thấy một vùng trời đất hình như đảo lộn, máu đào tuôn ướt đẫm nhung bào. Ta gọi tên em trong tiếng nấc nghẹn ngào. Đây mới thật là lần chia ly vĩnh viễn, hết mong gì gặp gỡ cùng nhau. Rượu ly bôi ngày ấy tiễn anh đi, hoa lá bay theo vó ngựa phi, có biết đâu buổi tiễn đưa hôm ấy là buổi chia ly nàng chờ đợi mà chi.
Ta cảm thấy máu ngừng trong nhịp thở, rút gươm thiêng mà dòng lệ tuôn sa. Khắc vào cây ba chữ Bạch Thu Hà để kỷ niệm ngày ta không gặp nữa. Tuấn mã ơi! Hãy phi mau về báo hung tin cho quân ta được rõ rằng Võ Đông Sơ đã vùi thây trong gió bụi quan hà. Tiếng kẻng thu quân tắt liệm tự bao giờ. Hoàng hôn phủ trùm lên bãi chiến một vẻ u buồn lạnh lẽo tiêu sơ.
Lá rừng rơi rụng như mưa, phải chăng xây hộ nấm mồ cho ta. Máu hồng theo lệ tuôn sa, nhắc câu chung thủy lòng ta nghẹn ngào.
(Hát)
Máu đào tuôn đẫm ướt nhung bào, chí anh hùng vùi trong kiếm đao. Tóc chiều rơi cuối nẻo biên thùy, ta thấy miền xa rủi cánh quân đi.
(Ca vọng cổ)
Ta muốn kêu lên ba tiếng Bạch Thu Hà. Bạch Thu Hà ơi! Tim ta như ngừng đập, máu tuần hoàn ngưng chảy khắp châu thân. Thôi thôi, lỡ làng tiếng hẹn trăm năm, từ đây nàng có nhớ đến ta, hãy ngâm câu "túy ngọa sa trường quân mạc tiễu, cổ lai kinh chiến kỷ nhân hồi".
Bạch Thu Hà, Bạch Thu Hà ơi! Nàng đã bao phen vượt suối trèo non để giữ vẹn tiết trinh, ta mấy bận lao mình trong nắng gió. Chuyện hàn huyên chưa cùng nhau cạn tỏ thì giọt máu chung tình đã nhuộm thắm chinh y. Từ đây hết nợ hết duyên, hết ân hết ái, lưỡi gươm thiêng ta xin gởi lại cho người yêu lý tưởng Bạch Thu Hà.
(Hát)
Hỡi tình chung ơi! Đường dài mịt mùng em không đến nơi. Mây nước buồn cơn lửa binh, hết kể chuyện chung tình, khóc than riêng em một mình.
Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà 1A
Tác giả: Viễn Châu
(Hát)
Nam: Hự hạ hự hạ hự hạ khói mờ sa trường quê hương lầm than binh lửa. Chí hùng tung hoành thân trai chẳng màng hy sinh.
Nữ: Hôm chia ly chàng ra đi cầm tay hứa ngày trùng hoan. Ai hay đâu tình ly tan duyên trúc mai chia lìa.
Nam: Biên cương trập trùng xa tung vó câu tiếng quân hò reo nay mũi đạn làn tên có mấy ai quay trở về. Này câu giao ước xin gởi bạn tình chung.
(Ca vọng cổ)
Nữ: Trời ơi lạnh lẽo màu tang trước linh sàng ủ rũ. Võ lang ơi hồn anh có nương theo ngọn gió hãy về đây chứng chiếu Bạch Thu Hà. Khóc cảnh lìa tan đất núi lệ chan hòa.
Nam: Bởi thọ tiễn đưa giữa dòng chinh chiến nên giọt máu hồng nhuộm thắm bãi trường sa.
Nữ: Những tưởng buổi tương phùng được về cuộc bước qua cho nghĩa trăm năm vẹn vẻ hương huyền. Ai có ngờ duyên mới trao duyên thì giấc mộng tình đã gặp thiên lệ sử.
Nam: Từ cõi hư vô anh theo gió mây tìm về quê cũ khóc làm chi em hỡi Bạch Thu Hà. Anh đã về đây khi trăng lặn sao mờ.
Nữ: Sao đôi mắt anh nhìn em như đẫm lệ máu anh hùng nhuộm đỏ toàn thân.
Nam: Tỉnh dậy đi em mình cùng cạn nỗi hàn huyên sợ bình minh trở lại mình sẽ chia lìa thương nhớ.
Nữ: Anh về từ đâu sao không nghe vó ngựa đứng lặng bên thềm lã chã lệ sầu tuôn.

Võ Đông Sơ Bạch Thu Hà 1B
Tác giả: Minh Châu
(Hát)
Nam: Gió hiu hắt máu hồng ướt đẫm chiến bào để nợ núi sông hồn nhẹ bước quê nhà.
Nữ: Trùng khê mãi mãi còn thấy đâu người xưa vó câu đã xa khó mong ngày trùng phùng.
Nam: Còn tìm đâu
Nữ: Còn tìm đâu.
Nam: Phút bên nhau
Nữ: Phút bên nhau.
Nam: Theo gió mây
Nữ: Theo gió mây
Nam: Đến phương nào
Nữ: Lệ khóc cho tình ta đôi ngả hơ hơ hơ hơ hơ hơ hơ hơ lá rơi sao ngỡ như bước chân chàng trở về.
(Ca vọng cổ)
Nam: Bạch Thu Hà.
Nữ: Võ Đông Sơ.
Nam: Bạch Thu Hà ơi anh đâu phải là kẻ sống còn trên dương thế. Mà anh chỉ là hồn ma bóng quế về thăm em trong đêm vắng canh tàn. Giây phút gần nhau rồi cách biệt đôi đường.
Nữ: Trời ơi mới nghe qua như đất bằng sóng dậy còn mong gì tái ngộ hỡi tình lang.
Nam: Kìa tiếng gà đã giục giã gáy vang như báo hiệu bình minh trở lại. Em ơi "túy ngọa sa trường quân mạc tiếu cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi". Bạch Thu Hà.
Nữ: Võ Đông Sơ. Võ Đông Sơ. Trời ơi cơn ác mộng mới vừa chợt tỉnh thì lệ tình bỗng ràn rụa vành khăn. Có phải hồn anh về đón rước em chăng để duyên đôi lứa được trọn đời hẹn ước.
Nam: Tiếng trống tàn canh từ đâu vọng đến có phải phút chia lìa để vĩnh biệt ngàn thu
Nư: Thôi rồi bể hóa cồn dâu lỡ bề duyên nợ lỡ câu đá vàng.
Nam: Bạch Thu Hà xin vĩnh biệt. Bạch Thu Hà. Âm dương ngăn cách đôi mình giọt máu chung tình em còn nhớ không em.
Nữ: Võ Đông Sơ...

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Người thương ơi có biết không

Người thương ơi có biết không?
Dòng Cửu Long đêm đêm nổi sóng
Giọt phù sa bồi đắp bao tình
Chờ người về cho thỏa nhớ mong.

Người thương ơi có biết không?
Đợi mong ai lúa chín vàng đồng
Gió mùa tới thơm mùi rạ mới
Chắc người về không phí hoài công.

Người thương ơi có biết không?
Phà Mỹ Thuận không còn qua sông
Bắc Cần Thơ chỉ còn ký ức
Có ai buồn thương nhớ ai không?

Người thương ơi có biết không?
Mấy mươi năm tình vẫn mặn nồng
Tiếc rằng có duyên mà không phận
Huệ trắng sen xanh cũng vui lòng.

19/05/2010

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Hai mươi năm chinh chiến và Trịnh Công Sơn

Theo hồi ký "40 năm hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, Thái Hòa và tôi" (Trần Tuyết Hoa, tháng 4 năm 2006), thì lời chính thức đã chỉnh sửa của bài hát này mặc dù đã được nhạc sĩ đổi từ "nội chiến" thành "chinh chiến", thế nhưng bao nhiêu năm nay nhiều người vẫn hát là "nội chiến". Chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng thừa nhận "Mình không kiểm soát được bởi mình có ở Sài Gòn đâu!" qua bài viết "Có một Trịnh Công Sơn của Huế" của tác giả Hữu Thu đăng trên Tạp chí Sông Hương số 147 - 05 - 2001. Có lẽ đó là cái tâm lý thời chiến hay tại sức ảnh hưởng của giọng ca Khánh Ly mà người ta ưa chuộng từ "nội chiến" theo khẩu vị của ca sĩ này?

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm chinh chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn.

Nột ngàn năm nô lệ giặc Tàu
một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm chinh chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, một rừng xương khô
Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ.

Dạy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên màu da
Con chớ quên màu da, nước Việt xưa
Mẹ mong trông con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa
Ôi lũ con cùng cha, quên hận thù.

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm chinh chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, ruộng đồng khô khan
Gia tài của mẹ, nhà cháy từng hàng

Một ngàn năm nô lệ giặc tầu
Một trăm năm đô hộ giặc tây
Hai mươi năm chinh chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, một bọn lai căng
Gia tài của mẹ, một lũ bội tình.

Trong bài "Lại gần với nhau", cũng chính Khánh Ly hát, thì lời bài hát được hát chính xác cụm từ "hai mươi năm chinh chiến"
Lại gần, gần lại với nhau
Ngồi gần nhau hơn
Ngồi kề bên nhau
Ðừng bỏ tôi đi
Hai mươi năm rồi
Còn gì cho anh
Còn gì cho tôi
Còn gì cho em
Không còn gì
Không còn gì
Còn lại chiến tranh

Ðêm Sông Hương nhung nhớ
Ngày Cửu Long mơ
Mơ thấy gì
Mơ một ngày Hồng Hà góp Hội Trùng Dương
Ðây quê hương trông ngóng
Và mẹ chờ mong
Mong những gì
Mong tìm lại một ngày giấc ngủ bình yên

Lại gần, gần lại với nhau
Ngồi gần nhau hơn
Ngồi kề bên nhau
Từng hàng thương đau
Trên cây u sầu
Hạt rụng cho anh
Ðể lại cho em
Từ ngày mang tên
Sao còn buồn
Sao thù hằn
Tủi hờn đất đen

Hai mươi năm chinh chiến
Mẹ ngủ không yên
Quanh chúng mình
Ôi từng ngày tuổi này máu lạnh trong xương
Hai mươi năm tôi lớn
Thù hận vai mang
Chưa có lần
Chưa một lần tìm được giấc ngủ bình yên

Gọi thầm gọi thầm với nhau
Gọi thầm tên anh
Gọi thầm tên em
Thù hận xin quên
Đây quê hương mình
Còn gì đâu anh
Còn gì đâu em
Tuổi nhỏ cô đơn
Thôi đừng buồn
Thôi đừng buồn
Tủi lòng núi sông.

Gọi thầm gọi thầm với nhau
Gọi bằng tên anh
Gọi bằng tên em
Mặt trời quê hương
Soi chung da mình
Lại gần đi anh
Lại gần đi em
Lại gần nhau thêm
Không còn gì
Không còn gì
Còn lại trái tim.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Trái tim yêu dòng máu

Có một dạo máu chưa chảy về tim

Trái tim nói:

"Máu ơi anh nhớ quá!

Làm sao anh có thể sống thiếu em?"

Dòng máu hét to:

"Tim ơi anh ngốc lắm!

Không có tim máu biết sống cùng ai?"

Thế rồi tim ôm chầm máu vào mình

Máu len lỏi chạy quanh tim nóng hổi

Rồi từ li máu lại phải xa tim

Rồi mỗi khoảnh khắc tiếng yêu thương vang động

Nhịp tim đập ai có biết là tình yêu?

(viết vì một đồng)

22:41 26 tháng 7 năm 2008

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Những áng mây ngang qua đời

Phút lơ đãng cơn gió cuốn bay

Một tâm hồn trắng trong giữa mịt mùng bụi cuốn

Tấm thân lạnh muốn nép vào lòng mẹ

Đói tinh thần muốn bay vút trời xanh

Giữa muôn triệu giây

Một khoảnh khắc cũng ấm lòng

Như con kiến chăm chỉ học

Như con ong chăm chỉ làm

Hạnh phúc của người ấy hạnh phúc của ta.

(viết cho những tâm tình sâu kín vẹn nguyên)

19:28 18 tháng 9 năm 2008

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Sóng pha sống

Không sóng nữa

Thì biển yên trời lặng

Không sống nữa

Thì gạo nấu thành cơm

Không sóng nữa

Thì thôi ngưng thoại nhé

Không sống nữa

Thì thôi mau về trần

Không sóng nữa

Thì khỏi xem truyền hình

Không sống nữa

Thì bay về cõi tạm

Không sóng nữa

Ừ thì không sóng nữa

Không sống nữa

Ừ thì đâu sống mãi

Sóng làm gì

Cho tỉnh mê bất tận

Sống làm gì

Cho thế gian chật hẹp

Sóng vì sống

Sẽ buồn khi không sống

Sống do sóng

Cũng buồn khi mất sóng

Không sóng nữa

Thì thôi cơn gió thổi

Không sống nữa

Thì thôi bay về trời.

(viết cho sóng một lần sống trên đời, tặng sóng chập chờn sống cô đơn)

20:41 3 tháng 10 năm 2008

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Vẫn còn bay

Mây ngày trước trong xanh óng ả

Lướt cõi trần mang theo mộng liêu điêu

Hoa cỏ dại cuốn theo màu tươi mát

Tưởng đời mình được ủ thắm thời gian.

Vẫn còn bay hôm nay màu liễu rủ

Cánh sen hồng đã hóa bụi trần gian

Mây vẩn đục khác chi màu nhân thế

Chỉ ưu tư còn đọng mãi vô vàn.

Con ếch con ễnh ương chê ỏng chê ẹo

Trên miệng giếng có gì đặc sắc lắm đâu!

Không gì bằng mái nhà ta yêu dấu

Dẫu người người đàm tiếu ta vẫn là chính ta.

Vẫn còn bay cánh chuồn chuồn thiên niên kỉ trước

Vẫn tiếng kêu con dế giọng tưởng buồn hiu

Vẫn khuya sớm triệu linh hồn cười nói

Tưởng đâu mình chỉ vừa ngủ trọn đêm hằng

Vẫn bay đi bay mãi bay về

Vẫn còn bay trong mây giờ còn xanh óng ả?

22:43 6 tháng 10 năm 2008

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Lỗi lưới lỏi lược

Lõi lỏi lỗi

Cái lõi

Thằng lỏi

Bắt lỗi

Lưỡi lười

Lưới lỗi

Lưới lỏi lỗi

Lõi lưới

Lỏi lỗi lưỡi

Lủng cà lủng củng

Lẳng cà lẳng cẳng

Lược lướt lượt

Lõi lược lỏi lỗi

Lược lỗi lỏi lược

Lõi lược lỏi lướt

Lạnh.

Lỏng lẻo.

23:34 10 tháng 10 năm 2008

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Hứ hừ hư

Hả hể hổ hử

Hừ hứ hư

Hủ hử hủ hể

Hê hế hề

Hố hơ hù hờ

Hà hề hà

Hề hà hề hà

Hừm!

16:18 11 tháng 10 năm 2008

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

Rainy day bear - Gấu ngày mưa

One summer morning

In the dormitory

It was rainy

So cold and lazy

A boy was still sleeping

Like a winter bear…

Dịch thơ:

Buổi sáng mùa hè mưa lất phất

Trời se lạnh kí túc xá buồn

Cậu trai mê ngủ quên giờ giấc

Như gấu ngủ đông trong giấc nồng.

18:38 3 tháng 11 năm 2008

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

As it goes

Just like raining

Therefore she thinks

Someone awakes

A cookie has been made

Not too late

Smells like fate

So far the day it left

Who swept the leaves?

Who fed the bees?

Someone humorous must be.

16:30 11 tháng 10 năm 2008

Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Tình yêu của Sắc - The love of Beauty

I love you.

But you do not know.

Let it be.

And happy.

Tôi yêu em.

Nhưng em không được biết.

Cứ để vậy.

Và hạnh phúc.

05:04 12 tháng 4 năm 2009

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Kế hoạch Nam Bộ

Sau khi đọc Cao Xuân Hạo, thì viết lại bài "Kế hoạch" như sau:

"Tui có một kế hoạch

Cổ có một kế hoạch

Ảnh có một kế hoạch

Tụi tui không có hoạch định gì hết."

Quá dữ!

Planning - Kế hoạch

I have the plan.

He has the plan.

She has the plan.

We do not have the planning.

Tôi có kế hoạch.

Ảnh có kế hoạch.

Cổ có kế hoạch.

Chúng tôi không có kế hoạch.

02:32 25 tháng 3 năm 2009

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Luyến - Longing

gió cuốn

bụi bay

nhưng tình yêu ở lại

wind's blown

dust's gone

but remains the love

15:38 15 tháng 8 năm 2009

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

Khùng


Chắc chắn là mình bị khùng, khùng thật, khùng nặng, tưng tửng điện giật, alexia/dislexia, down, tự kỷ, ba trợn, dở hơi, v.v. do mấy điều sau:

.

.

.

.

.

.

- luôn nghĩ rằng kiếp trước của mình là sự phân tán linh hồn trong nhiều thể xác khác nhau.

.

.

- chưa đi học mẫu giáo đã bị sét đánh và sống chung địa bàn với các vong hồn.

.

.

- đi học mẫu giáo thì cô giáo chịu không nỗi nên đã tư nghỉ ngang cho tới khi vào lớp 1.

.

.

- rất nhiều người (không đếm được) đã xác nhận mình bị khùng ở mọi cấp độ theo "sự hiểu biết" của người đó.

.

.

... (chỗ này có nghĩa là còn nhiều lắm chưa kịp nhớ hết để kể)

.

.

- không thích và chưa bao giờ thích cái gọi là "tiền", chỉ sử dụng đủ để chi trả những thứ bắt buộc phải trả bằng "tiền" như chỗ ngủ tạm, học phí... và chịu chấp nhận mang tiếng là đứa con "bất hiếu" vì không mang một chút "tiền" nào về nhà từ khi bước vào cuộc sống tự sinh tự diệt.

.

.

- đã ngừng ăn (thỉnh thoảng có uống và thêm chút muối, chút chua) được hơn ba ngày và không hề nhắc nhở hay kêu gọi mọi người trả cái gọi là "tiền lương" cho lao động gần đây của mình để một phần trả cho cái chỗ ngủ tạm đang bị tăng giá vì người trọ cùng dọn ra ngoài bất chợt theo lịch công tác (rồi sẽ trở về) nhưng không thích trả "tiền" cho cái gọi là phí giữ chỗ và thời gian mình không ở.

.

.

- đang tìm một người đáng tin cậy cũng khùng y chang mình cho thuê dài hạn (trả bằng cái gì cũng được miễn không phải là "tiền" nhé) cái hốc nào đó cao hơn mực nước biển 5 mét để di chuyển đống sách tài nguyên vô giá ngày càng tăng về số lượng và một số thứ "linh tinh" khác để tiện cho việc gia nhập tầng lớp/môn phái không nhà (vô gia cư) trong tương lai.

.

.

- đúng vậy, mình thích một cuộc sống vô gia cư, không có bất kỳ một sự ràng buộc nào với bất kỳ ai, cũng như mình đã làm những chuyện "khùng" hay "bao đồng" (à, đừng ai hiểu nhầm là "từ thiện" vì trong cái đầu cứng như cục đá của mình không có từ đó, vì bản chất mình không thích "tiền" nên dĩ nhiên không bao giờ có "tiền" để mà đi "từ thiện") mà không hề có bất cứ sự liên hệ nào về lợi ích (đôi khi được trả vì "đối tác" phải trả theo quy tắc riêng của "đối tác").

...

cảm ơn những ai cũng khùng y chang đã đọc và không bình luận.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Không, đúng, sai

Đúng chắc chắn không sai
Sai chắc chắn không đúng

Không đúng có thế sai
Sai không?
Không sai có thể đúng
Đúng không?

Không đúng không chắc sai
Không sai không chắc đúng

Có thể sai có thể đúng
Chắc chắn không đúng không sai

Chắc chắn có thể sai
Không chắc chắn là sai

Chắc chắn có thể đúng
Không chắc chắn là đúng

Có thể chắc chắn không sai
Không chắc chắn là không sai

Có thể chắc chắn không đúng
Không chắc chắn là không đúng

Có thể không sai chắc chắn
Không chắc chắn có thể sai

Có thể không đúng chắc chắn
Không chắc chắn có thể đúng

Có thể sai chắc chắn
Không chắc chắn có thể sai

Có thể đúng chắc chắn
Không chắc chắn có thể đúng

Có thể không chắc chắn sai
Không chắc chắn là không sai

Có thể không chắc chăn đúng
Không chắc chắn là không đúng

Đúng thì không sai
Sai thì không đúng
Không đúng cũng không sai

Không đúng sai.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Chính niệm xã hội: Hai mươi sáu tháng ba

Một cách lịch sử, tháng ba này nữa là năm thứ hai mươi sáu của một cái gì đó.

Một cách chính trị, đây là ngày truyền thống của lực lượng thanh niên cộng sản theo tư tưởng và đường lối Hồ Chí Minh.

Một cách văn hóa, đây là ngày hội của sức trẻ vì giới trẻ khắp nơi thi nhau tổ chức tụ tập đông người có khi lên tới hàng ngàn lượt hoạt động cùng lúc ở một địa điểm, và gộp chung một chuỗi thì con số sẽ rất ấn tượng, giống như một sự biểu tình của nguồn năng lượng chưa bộc phát chờ thời điểm lan truyền ra xã hội vậy.

Một cách kinh tế, đây là ngày nhiều dịch vụ vận chuyển tập thể, dịch vụ may hoặc bán trang phục, dịch vụ cho thuê trang thiết bị sinh hoạt cộng đồng... sẽ đắt khách hơn bình thường.

Một cách nghệ thuật, đây là ngày ở đây ở kia có những buổi trình diễn tiếng nhạc lời ca điệu múa đậm chất cây nhà lá vườn nhưng lúc nào trong lòng người xem thì nó cũng là những tiết mục khó quên nhất.

Một cách gì đó, đây là ngày gì đó. Rất chân thực và hồn nhiên. Hai mươi sáu tháng ba.

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Oxford đào tạo Ngữ văn Anh thế nào?

*Tài liệu này là bản sao của bài "Chương trình đào tạo cử nhân Ngữ văn Anh đại học Oxford (Anh quốc)" đăng trên mạng của Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM).

Oxford là đại học nói tiếng Anh lâu đời nhất trên thế giới. Trường đại học này không chỉ tự hào về bề dày truyền thống và quy mô quan hệ quốc tế rộng rãi mà còn nổi tiếng với hệ thống tự học, tự giáo dục. Qua việc giới thiệu sơ lược chương trình đào tạo cử nhân của Khoa Ngữ văn Anh (English Languague and Literature) sau đây, chúng ta sẽ phần nào thấy được cách tổ chức tự học, tự giáo dục rất đáng lưu ý của Oxford.

1. Thời gian đào tạo: 3 năm. Mỗi năm chia thành 3 học kỳ, mỗi học kỳ 3 tháng.

2. Mô tả khái quát về phương pháp giảng dạy: Trong toàn khóa học, ba hình thức đào tạo diễn ra song song:

2.1       Hình thức học giảng đường: chú trọng dạy phương pháp.

2.2       Hình thức học theo nhóm (trung bình khoảng 8 người/nhóm): áp dụng phương pháp vào những vấn đề cụ thể, khuyến khích SV làm việc trực tiếp với tài liệu, trình bày miệng và viết ra các ý tưởng, quan điểm.

2.3       Hình thức hướng dẫn riêng (1 thầy, 1 trò): Đây là hình thức giảng dạy trọng tâm của Oxford. GV hướng dẫn cùng với SV xác định chiến lược học tập cho SV trong suốt toàn khóa học và trong từng giai đoạn. Trung bình mỗi học kỳ, một SV ngữ văn phải hoàn thành từ 8-12 bài viết theo yêu cầu của các GV giảng dạy và GV hướng dẫn, bao gồm những bài viết độc lập, những phần của tiểu luận nâng cao hoặc khóa luận…

3. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo:

3.1        Ở năm đầu tiên, mọi SV của Khoa Ngữ văn Anh (Oxford) đều học chung một chương trình, tạm gọi là Chương trình nền (Moderations) và bắt buộc phải vượt qua bốn bài thi viết vào cuối năm thứ nhất. Điểm bốn bài thi này chỉ cần đạt để SV được chuyển lên học tiếp năm thứ hai chứ không lấy vào điểm tốt nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá của GV hướng dẫn vẫn còn giá trị qua những năm học sau.

3.2       Từ năm thứ hai, SV được quyền chọn một trong hai chương trình sau:

                  Chương trình 1: Ngữ văn Anh

                              Chương trình 2: Ngữ văn Anh cổ

         Hầu hết SV đều theo chương trình 1 vì chương trình 2 rất khó, chỉ dành cho một số SV nhất định. Hai chương trình này học chung với nhau những chuyên đề trùng.

3.3       Kết thúc khóa đào tạo, SV tự đưa ra để tài làm khóa luận tốt nghiệp (có tư vấn của GV hướng dẫn). Điểm khóa luận chiếm 1/3 điểm tổng toàn khóa học.

3.4       Ngoài ra, trong suốt khóa học, SV cũng có thể chọn tham gia một số lớp có liên quan đến các vấn đề mà họ quan tâm, tạm gọi là Các lớp liên kết (Joint Class), chẳng hạn như: Cổ điển học và Anh ngữ, Anh ngữ và các ngôn ngữ hiện đại, Lịch sử hiện đại và Anh ngữ…

Dưới đây là bảng mô tả khái quát chương trình đào tạo Cử nhân Ngữ văn Anh của Đại học Oxford:


CHƯƠNG TRÌNH NỀN
(Moderations)
Chương trình 1: NGỮ VĂN ANH
(đa số SV chọn chương trình này)
Chương trình 2: NGỮ VĂN ANH CỔ

Năm thứ 1
Năm thứ 2
Năm thứ 3
Năm thứ 2
Năm thứ 3

SV phải hoàn tất 4 bài viết:
SV không phải tham dự kỳ thi chính thức nào trong năm thứ 2
SV phải thi và nộp khóa luận của toàn khóa học trong năm thứ 3
SV không phải tham dự kỳ thi chính thức nào trong năm thứ 2
SV phải thi và nộp khóa luận của toàn khóa học trong năm thứ 3
Học kỳ Michaelmas

Bài viết 1: Nhập môn văn học
Bài viết 2: Văn học hiện đạihoặc Văn học thời Victoria
Bài viết 3: Văn học Anh Cổ đạihoặc Trung đại

1.     Nhóm chuyên đề về Ngôn ngữ Anh
2.     Nhóm chuyên đề về Văn học Anh 1100-1509
3.     Nhóm chuyên đề về Văn học Anh 1509-1642
4.     Nhóm chuyên đề về Văn học Anh 1642-1740
5.     Nhóm chuyên đề về Văn học Anh 1740-1832
6.     Nhóm chuyên đề về Shakespeare(có thể học vào năm thứ 3)

SV chọn 2 trong 3 nhóm chuyên đề dưới đây (không được chọn trùng với chuyên đề đã làm bài viết ở năm 1):
1.      Một tác giả cụ thể
2.      Một vấn đề
3.      Văn học Anh cổ đại.

A1. Nhóm chuyên đề Văn học Anh 600-1100
A2. Nhóm chuyên đề Văn học Anh 1100-1530
A3. Nhóm chuyên đề về Chaucer, Langland và Gower (2 bài viết)
A4. Nhóm chuyên đề về Các văn bản tiếng Anh cổ và trung đại.
A5. Nhóm chuyên đề về Sự phát triển của tiếng Anh văn chương chuẩn đến 1750.

SV chọn 3chuyên đề để học, trong đó sẽ lấy ra 2 chuyên đề đề làm tiểu luận nâng cao:
(Xem danh sách các nhóm chuyên đế bên dưới bảng)

Học kỳ Hilary

Học kỳ Trinity

Bài viết 4: Tìm hiểu về một tác giả  cụ thể hoặc một vấn đề (thuộc thời kỳ Victoria hoặc hiện đại)
Yêu cầu

SV bắt buộc phải được đánh giá đạt ở cả bốn bài viết để chuyển tiếp sang năm thứ 2. Điểm 4 bài thi này không tính vào điểm tốt nghiệp.


SV phải nộp 8 bài viết tính điểm tốt nghiệp, trong đó có 2 tiểu luận nâng cao, dung lượng 5-6000 từ (do SV tự lực).
Khóa luận tốt nghiệp, dung lượng khoảng 6000 từ (có tư vấn và sửa chữa của GV hướng dẫn)



SV phải nộp 8 bài viết tính điểm tốt nghiệp, trong đó có 2 tiểu luận nâng cao, dung lượng 5-6000 từ (do SV tự lực).
Khóa luận tốt nghiệp, dung lượng khoảng 6000 từ (có tư vấn và sửa chữa của GV hướng dẫn)

Danh sách các nhóm chuyên đề tự chọn dành cho SV chương trình 2 (Ngữ văn Anh cổ):

1. Anh ngữ cổ
2. Phương ngữ Anh trung cổ
3. Anh ngữ hiện đại
4. Ngôn ngữ học
5. Các tác gia Anh cổ điển
6. Các tác gia Anh thời Trung cổ và Phục Hưng
7. Văn học Anh 1509-1642 (như chương trình 1)
8. Shakespeare (như chương trình 1)
9. Khảo cổ học Anglo-Saxon
10. Gothic
11. Saxon cổ
12. Tiếng Đức chuẩn cổ đại
13. Tiếng Đức chuẩn trung đại
14. Ngôn ngữ Scandinavia cổ
15. Các văn bản Scadinavia cổ
16. Văn học Scandinavia và Băng đảo cổ
17. Pháp ngữ cổ 1150-1250
18. Văn học trung đại Pháp 1100-1300
19. Văn học trung đại Pháp 1300-1500
20. Ngữ văn Wales trung đại I
21. Ngữ văn Wales trung đại
22. Ngữ văn Ireland cổ và trung đại
23. Ngữ văn Latin trung đại
24.Văn học Latin của các đảo thuộc Anh quốc trước chiến tranh xâm lược của Na Uy.
25. Văn học kinh điển.

4. Đánh giá:

Năng lực của SV được đồng thời đánh giá bằng hai hệ thống:

4.1 Đánh giá lâu dài (Formative): căn cứ vào đánh giá của GV hướng dẫn, của các bài viết cho các chuyên đề và các báo cáo định kỳ từ học kỳ 1 đến học kỳ 9.

4.2 Đánh giá tổng kết (Summative): căn cứ vào các bài kiểm tra chính thức và hai tiểu luận nâng cao từ học kỳ 4 đến 9.

Sau đây, chúng tôi xin trình bày chương trình học của sinh viên các năm trong một học kỳ để cùng tham khảo cách bố trí các chuyên đề cụ thể của Khoa Ngữ văn Anh – Đại học Oxford:

CÁC CHUYÊN ĐỀ CỤ THỂ TRONG MỘT HỌC KỲ CỦA KHOA NGỮ VĂN ANH

Dưới đây là tên các chuyên đề cụ thể, được trình bày theo từng nhóm chuyên đề. Mỗi nhóm có một số lượng chuyên đề nhất định. Mỗi chuyên đề được trình bày trong từ 2-8 buổi. Nội dung của từng buổi (nếu có thông tin) được in chữ nhỏ ngay phía dưới chuyên đề ấy.

CHƯƠNG TRÌNH NỀN

Bài viết 1: Nhập môn văn học, bao gồm 16 bài giảng, nội dung:

1.            Giới thiệu chung
2.            Văn học là gì?
3.            Văn bản/Tác phẩm
4.            Văn bản/Văn cảnh
5.            Đọc kịch bản
6.            Đọc văn xuôi
7.            Đọc thơ
8.            Hình thức là gì?
9.            Thế nào gọi là Văn học Anh?
10.       Đọc Nhân vật/Cái tôi/Tha nhân
11.       Đọc là gì?
12.       Thế nào là ý nghĩa?
13.       Ngôn ngữ hình tượng
14.       Giọng điệu và hàm ý
15.       Đọc phê bình
16.       Thế nào là giá trị văn học?

Bài viết 2a : Văn học thời Victoria (1832-1900), gồm:

1.            Bước đầu tìm hiểu hình thức thơ ca
2.            Sáu loại tiểu thuyết thời Victoria                

         Tiểu thuyết bình dân (Plain Vanilla): Trollope
         Chủ nghĩa hiện thực lố bịch (grotesque): Dickens
         Chủ nghĩa hiện thực tinh thần (intellectual): G.Eliot
         Tiểu thuyết thị trường: Braddon và Collins
         Tiểu thuyết nghệ thuật: James
         Tiểu thuyết lãng mạn phục hưng: Stevenson

3.            Thánh tượng (The iconic) trong văn học Anh

Hoặc:

Bài viết 2b: Văn học hiện đại (1900-nay), gồm:

1.            Bước đầu tìm hiểu hình thức thơ ca
2.            Philip Pullman và His Dark Materials
3.            D.H. Lawrence
4.            Nhập môn Hậu hiện đại
5.            Yeats
6.            Đọc thơ hiện đại

Giới thiệu vị trí (status) của thơ ca
Tiếng vọng nội tâm
Các trạng thái của chủ thể
Định hướng / Không định hướng
Nhạc điệu thơ
Hình thức thơ
Nhịp thơ

7.            Những món đồ cổ hợp thời: Sân khấu Anh từ 1955

Giới thiệu: Sâu khấu sau 1955 và kiểm duyệt
Cấm kỵ (1): Tính dục
Cấm kỵ (2): Bạo lực
Cấm kỵ (3): Chính trị
Thảo luận

8.            Seamus Heaney
9.            Ulysses của James Joyce
10.       Nữ giới và Chủ nghĩa hiện đại

“Ladies, please don’t break these windows”: cuốn sách tra cứu về nữ giới và chủ nghĩa hiện đại.
Chuyện kể, “dòng ý thức”và câu.
Cái tôi
Tính dục
Chủ nghĩa cổ điển.

11.       Thánh tượng trong văn học Anh
12.       Louis McNeice
13.       Từ chủ nghĩa hiện đại đến chủ nghĩa hậu hiện đại.
14.       Viết về chủng tộc và giới tại Nam Phi

“Call me Woman”: về tác phẩm của các tác giả nữ Nam Phi.
Chủng tộc và Tự truyện.
Hư cấu, nhân chứng và Lời cam kết.
Những triệu chứng không lành mạnh.
Tổng kết về tác giả nữ Nam Phi.

Bài viết 3a: Văn học Anh cổ, gồm:

1.            The battle of Maldon và văn học Anh cổ
2.            The Wanderer
3.            Cuộc đời các thần linh Anh cổ
4.            Đọc thơ Anh cổ
5.            Văn bản tiếng Anh cổ
6.            Bình luận The Dream of the Rood.

Hoặc:

Bài viết 3b: Văn học Anh trung cồ, gồm:

1.            The tales of Sir Gareth của Malory và bối cảnh tác phẩm

Xuất xứ tác phẩm
Phong cách Malory
Malory và vấn đề mối quan hệ huyết thống
Malory và vấn đề giới

2.            Patience

Bản thảo và văn bản đã biên tập; ngôn ngữ, tác giả, thể loại.
Patience – bài thơ lặp âm đầu
Bài thơ và nguồn gốc Thánh kinh
Tổng quan; Patience và những bài thơ khác trong MS

3.            Mandkind

Bản thảo và văn bản đã biên tập; ngôn ngữ.
Sân khấu và trình diễn.
Thuyết thần học, hài kịch, nhân vật, đạo lý.
Một số cảnh: kịch và thơ khác cùng thời kỳ.

4.            Canterbury Tales của Chaucer

5.            Thơ ca và vấn đề Quá khứ giai đoạn hậu kỳ trung cổ.

Bài viết 4: Chọn một tác giả hoặc một vấn đề văn học cụ thể, gợi ý:

4a. Văn học Anh thời Victoria (xem các bài giảng của bài viết 2a)
4b. Văn học Anh hiện đại (xem các bài giảng của bài viết 2b)
4g. Lý thuyết phê bình từ Plato đến hậu hiện đại (bổ sung 5 bài giảng)
4j. Virgina Wolf (bổ sung 2 bài giảng)
4l. Seamus Heaney (bổ sung 1 bài giảng)

Chương trình 1: NGỮ VĂN ANH

Bài viết 1: Lịch sử, lý thuyết và thực hành Anh ngữ, gồm:

1.      Các thể thức của ngôn ngữ văn chương

Phong cách học: Nhận diện ngôn ngữ văn chương

                        Đọc thơ
                        Những gì cần quan tâm? Nhịp điệu, vần, luật.
                        Ngôn ngữ hình tượng
                        Văn xuôi miêu tả: Ngữ pháp về từ và câu
                        Truyền miệng và Thành văn.

2.      Cách sử dụng nguồn tài liệu điện tử (dành cho bài viết thứ 1)
3.      Ngữ pháp tiếng Anh
4.      Kỹ năng bình luận (dành cho bài viết thứ 1)
5.      Lịch sử các dân tộc Anh

Bài viết 2: Shakespeare, gồm:

1.      Shakespeare trong bối cảnh văn học của ông
2.      Những vở kịch cuối cùng của Shakespeare
3.      Thơ sonnet của Shakespeare
4.      Shakespeare, Ted Hughes và Kytô giáo
5.      Shakespeare: Ngôn ngữ kịch và Khoảnh khắc kịch

Bài viết 3a/3b: Văn học Anh 1100-1509, gồm:

1.      Langland trong thời đại ông
2.      Nhận diện văn phong thời kỳ hậu chiến tranh xâm lược
3.      Tác giả của Gawain*
4.      Nữ giới và Tính chất duy linh trung đại.
5.      Thơ trữ tình trung cổ
6.      Thơ ca và Quá khứ hậu kỳ trung đại
7.      Văn học trung đại Anh – các tác giả vô danh: Pearl và các tác phẩm khác.
8.      Hiểu Pearl

Bài viết 4: Văn học Anh 1509-1642, gồm:

1.      Tầm quan trọng của văn bản: bản thảo, bản in, bản in hiện đại.
2.      Thánh tượng trong văn chương Anh

Bài viết 5: Văn học Anh 1642-1740, gồm:

Buổi giới thiệu các chuyên đề chuẩn bị cho bài viết thứ 5, nội dung như sau:

9-10g:          Văn học và Chính trị thời kỳ nội chiến Anh
10-11g:       Văn hóa cao và thấp
11-12g:       Văn học nghệ thuật và Diện mạo quốc gia
12g:             Giới tính và Văn học
14g-15g:     Nông thôn và Thành thị            
15g-16g:     Bản thảo và Bản in
16g:             Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

1.            Pope
2.            Hài kịch thời quân chủ tái lập ở Anh.
3.            Swift
4.            Văn học và Tôn giáo 1660-1789
5.            Anh hùng ca và Nhại anh hùng ca
6.            Bunyan và Quyền tự do ở Anh
7.            Văn học chống quân chủ tái lập

Giới thiệu về thơ kiểu hiệp sĩ và việc thiết lập nền tảng của văn học bí mật (Waller, Dryden, Wither và một số người khác).
Chiến tranh, cách tân và phản cách tân: cuộc chiến Anglo-Hà Lan đầu tiên.
Tổ chức cộng hòa mật sau 1660: “Elegies”, Hồi ký đại tá Hutchinson.
Sử thi cộng hòa 1: Milton, Thiên đường đánh mất.
Sử thi cộng hòa 2: Lucy Hutchinson, Trật tự và Náo loạn.
Marvell, các tu sĩ và chiến tranh chống khủng bố: văn xuôi và những bài thơ châm biếm cuối cùng của Marvell

8.            Tiểu thuyết mới: Tiểu thuyết 1642-1740

Fakiry: câu chuyện phương Đông. Những cuộc tiêu khiển đêm Ả rập.
Trái tim gian lận: tiểu thuyết ái tình. Aphra Behn, những lá thư tình giữa nhà quý tộc và chị ông ta.
Gián điệp và scandal: bè phái. Delarivier Manley, The New Atalantis và Paolo Marana – những lá thư của một gián điệp Thổ Nhĩ Kỳ.
Những cuộc đời giả mạo: Defoe, Moll Flanders và Roxana.
Những chuyến du hành viễn tưởng: Jonathan Swift, Gulliver du ký và Daniel Defoe, Robinson Crusoe.

9.            Thuyết vô thần và thơ ca thế kỷ XVII
10.       Tầm quan trọng của văn bản: bản thảo, bản in, bản in hiện đại.
11.        Andrew Marvell
12.       Daniel Defoe
13.       Tính chất lãng mạn trong văn học thời quân chủ tái lập
14.       Henry Vaughan và Thomas Traherne
15.       Richardson, Fielding và sự ra đời của tiểu thuyết Anh
16.       Bối cảnh tinh thần của văn học thế kỷ XVIII

Bài viết 6: Văn học Anh 1740-1832, gồm:

1.      Những nhà thơ nữ thời kỳ lãng mạn.
2.      Tác giả của các tác phẩm văn xuôi (không phải tiểu thuyết) thời kỳ lãng mạn.
3.      Richardson, Fielding và sự ra đời của tiểu thuyết Anh

Bài viết 7, 8: Sinh viên chọn 2 trong những chuyên đề gợi ý dưới đây:

8a. Tiểu thuyết Anh

1.      Nhà văn và văn học nghệ thuật thời Victoria
2.      Tiểu thuyết mới: Tiểu thuyết 1642-1740
3.      Sáu loại tiểu thuyết thời Victoria
4.      Ulysses của James Joyce
5.      Từ chủ nghĩa hiện đại đến chủ nghĩa hậu hiện đại

8b. Kịch Anh

1.      Những món đồ cổ hợp thời: Sân khấu Anh từ 1955

8d. Thơ ca Anh

1.      Đọc thơ hiện đại

8e. Văn học Mỹ từ 1800 đến nay

1.      Các vấn đề của văn học Mỹ
2.      Tiểu thuyết Mỹ: Chủ đề và bối cảnh
3.      New England và tư tưởng về nuớc Mỹ trong văn chương Mỹ

               Thanh giáo
               Tự truyện Franklin; Giới thiệu Emerson, Thoreau và Walden
               Hawthorne và “Chữ A màu đỏ”; Giới thiệu Whitman, Dickinson

4.      Giới thiệu thơ hiện đại Mỹ
5.      Kịch Mỹ
6.      Tiểu thuyết Mỹ
7.      Tác giả nữ và văn học Mỹ
8.      Emily Dickinson
9.      Robert Frost

8f. Sáng tác của các các tác giả nữ:

1.      Nghĩ về sáng tác của các tác giả nữ
2.      Nữ giới xây dựng Chủ nghĩa hiện đại
3.      Viết về chủng tộc và giới tại Nam Phi

8g. Lịch sử và Lý thuyết phê bình

1.      Nhà văn và văn học nghệ thuật thời Victoria
2.      Nhập môn hậu hiện đại
3.      Lý thuyết phê bình từ Plato đến hậu hiện đại

8h. Văn học hậu thực dân

1.      Viết về chủng tộc và giới tại Nam Phi

8j(i). Ngôn ngữ và giới

8j(ii). Tự truyện: Các phương pháp tiếp cận phê bình

8j(iii). Văn chương lên phim: Mối liên hệ giữa văn học và điện ảnh trên bình diện lý thuyết

8k. Văn học thời Victoria 1832-1900

Xem chương trình nền, bài viết 2a

8l. Văn học hiện đại 1900 đến nay

Xem chương trình nền, bài viết 2b

Bài viết 9: Văn học Anh cổ

Xem chương trình nền, bài viết 3a

Chương trình 2: NGỮ VĂN ANH CỔ

(SV chương trình 2 học những chuyên đề trùng với chương trình 1 và bổ sung thêm các  chuyên đề dưới đây)

1.      Kỹ năng bình luận (dành cho bài viết A5): Elfric với Biên niên sử Peterborough

Bình luận là gì?
Bình luận và Ngôn ngữ của Elfic
Ngôn ngữ của Biên niên sử Pterborough

2.      Giới thiệu về phê bình văn bản (dành cho bài viết A4): Các văn bản trung đại Anh

3.      Những lời bình của Kinh Thánh

CÁC CHUYÊN ĐỀ BỔ TRỢ CHUNG

1.                  Các chủ đề văn chương trong nghệ thuật Anh thế kỷ XVIII

2.                  Ôn tập và kỹ thuật làm bài tốt nghiệp.

CÁC LỚP LIÊN KẾT (JOINT CLASS)

1.                  Liên kết với ngành CỔ ĐIỂN HỌC VÀ ANH NGỮ

1.1 Lớp phê bình lý luận cổ điển học và tiếng Anh căn bản

2.                  Liên kết với ngành SỬ HỌC VÀ ANH NGỮ

2.1 Thời Viking: Chiến tranh và hòa bình từ 750-1100

2.2 Thảo luận về Ngôn ngữ và Lịch sử.

* Tác giả của một số tác phẩm thơ trung đại nổi tiếng ở Anh: Pearl, Sir Gawain and the Green Knight, Patience, Cleanness… là một tác giả vô danh. Ngoài việc xác định rằng ông cùng thời với Geofrey Chaucer, John Gower và William Langland, hầu như người ta không có thêm thông tin nào khác về tác giả. Vì vậy, “Pearl Poet” (Tác giả của Pearl) hay “Gawain Poet” (Tác giả của Gawain) được xem như tên riêng của nhà thơ vô danh này (trích Wikipedia)
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...