Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Chàng đi theo nước và ông lái đò

"Chàng đi theo nước" và "Ông lái đò" của tác giả Hiếu Nghĩa là hai bài ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. Tác giả Hiếu Nghĩa là người chiến tranh đã mang tới cho âm nhạc Việt Nam, ông sáng tác nhạc vào cuối thập niên 1940, rồi chiến tranh cũng mang ông đi mất, gần như không có tư liệu gì thêm, cũng như hai tác giả khác là Nguyễn Mỹ Ca và Võ Hòa Khanh (Nguyễn Đình Toàn). Tới bây giờ chưa có thống kê nào về sáng tác của Hiếu Nghĩa, không rõ ông để lại bao nhiêu bài. Vì trong thời kháng chiến, có những bài được phổ biến tại hậu phương, người trong thành (các vùng tề) không biết và ngay tại các vùng hậu phương không phải nơi nào cũng biết, vì nhiều lý do. Giao thông khó khăn, thành phần giai cấp tác giả, tác giả đã bỏ về thành rồi, trường hợp Phạm Duy chẳng hạn, đều là những lý do hạn chế sự phổ biến các tác phẩm, hoặc giả nếu là những tác phẩm đã được phổ biến rồi, người ta sẽ tìm cách thu hẹp lại bằng biện pháp cấm lưu trữ, trình diễn...

Bài "Chàng đi theo nước" là một trong hai bài hát thực sự được nhiều người biết đến của tác giả Hiếu Nghĩa:
Chiều xuân ấy chàng bước chân đi
Theo hồn nước duyên tình nhớ chi
Bao lời nói lòng em vẫn ghi
Xuân về mai nở vàng ngoài sân mới về

Lòng em say vì nhớ đến chàng
Ðang hiên ngang tung hoành trong khói súng
Em chúc cho chàng lập chiến công oai hùng
Vang vang lời chiến thắng muôn thu
Danh chàng lừng lẫy núi sông

Rồi Xuân đến dưới gốc mai xưa
Nơi lệ thắm khăn hồng tiễn đưa
Em chào đón chàng về vinh quang
Bên chàng say đắm một trời Xuân thanh bình



Bài “Ông lái đò” (tên khác “Hình ảnh hai cuộc đời”) gắn liền với giọng ngâm và tiếng hát của ca sĩ Hùng Cường là một trong những bài được coi là đánh dấu cho những sáng tác thời kháng chiến, còn được gọi là nhạc lãng mạn cách mạng (sau năm 1954 ở trong Nam người ta bắt đầu gọi bằng cái tên "tiền chiến", một cái sai mà tới tận bây giờ, không riêng ở hải ngoại, trong nước cũng gọi nhạc lãng mạn cách mạng là "nhạc tiền chiến").

Về hình thức “Ông lái đò” hoàn toàn mới lạ vì trước đó chưa có một ca khúc nào được viết như thế, không hoàn toàn là một bài thơ phổ nhạc, như một truyện kể, một vở kịch nhỏ, có đủ những nút thắt mở, được viết để trình diễn xen kẽ giữa “ngâm” (hoặc “kể”) và “hát”.

“Ông lái đò” thích hợp để biểu diễn ở các sân khấu bất chợt: một sân đình, một góc chợ, một trường học, một nơi nghỉ chân trên dọc đường hành quân chẳng hạn. Người trình diễn có thể mở đầu bằng cách ngâm hay đọc đoạn thơ mở đầu:
Chậm, kể lể
[2/4 Dm]

(nói theo giọng thơ mới trong cung "Rê unir" thật êm)

Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông

(bắt đầu vào nhạc và hát)

Một dĩ vãng tự nghìn xưa chiếu dội
Mỗi chiều về sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng
Mới ngày nào trên bến sông vắng lạnh
Ðời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lặng lờ đưa bao khách lạ sang sông
Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Sang sông rồi không tiếng phân ưu

Ngâm (hoặc đọc theo giọng thơ mới trong cung "Rê unir")

Và cứ thế dòng đời trôi lặng lẽ
Bến ngày xưa tưởng ngủ muôn đời
Ông lái đò trong tuổi già bóng xế
Còn mong gì thấy lại ánh hồng tươi
Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ
Non sông rền một điệu nhạc oai hùng
Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
Muôn hoa tươi căng thẳng nhựa sống hùng

(hát theo nhạc trở lại)

Ông lái đò giờ đây già yếu lắm
Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn run mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Nỗi mừng vui không thốt được nên lời
Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
Bao nhiêu chiều đã đón khách sang sông
Những người khách không giống ngày xưa ấy
Họ về đây hồn nặng trĩu bên lòng

Ngâm (nói theo giọng thơ mới trong cung "Rê unir" thật êm)

Họ về đây bụi vương mình trên nếp áo
Ðường xa xăm tóc lộng gió tơi bời
Họ đi rồi ông thấy buồn ảo não
Vì họ qua bến ấy một lần thôi

(hát theo nhạc trở lại)

Và từ đó bên hàng lau lả lướt
Khách ngày xưa không trở lại sang sông
Nên mỗi chiều thả thuyền theo bến nước
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông...









* Bài viết mang tính chất tổng hợp và giới thiệu, rất mong được góp ý bổ sung các tư liệu hoàn chỉnh hơn.

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

Happy Lunar New Year - Happy Tết


Warmest greetings to my teachers, friends and colleagues,

On this occasion of the change from old year of the Cat (some other Asian countries: Rabbit) to new year of the Dragon, I want to thank you for anytime you think of me, and for what you have done with goodwill that connected to my life. Each of you is meaningful to me in many different ways.

On coming Tết holiday (year of Dragon), I wish you and your family are having a great year ahead full of joy, health and success.

Looking forward to being with you for the remaining time of returning back into dust.

Thân gửi quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp,

Nhân thời khắc chuyển giao giữa năm Mèo cũ (một số nước châu Á khác là con Thỏ) sang năm Rồng mới, tôi xin được cảm ơn vì mỗi thời khắc mà quý bạn đã nghĩ về tôi, và vì những gì quý bạn đã làm có thiện chí đã gắn kết với cuộc đời tôi. Mỗi quý bạn đều có ý nghĩa riêng theo nhiều cách khác nhau đối với cá nhân tôi.

Mừng Tết (Nguyên Đán) Nhâm Thìn, thân chúc quý bạn và gia đình một năm mới phía trước tràn đầy niềm vui, sức khỏe và thành đạt.

Mong được tiếp tục sánh bước cùng quý bạn trên quãng đường còn lại trở về cát bụi.

Chúc mừng năm mới - Happy Tết holiday - Happy lunar new year - Selamat tahun baru imlek - Felice nuovo anno lunare - Feliz año nuevo lunar - Heureuse nouvelle année lunaire - Happy Tsagaan Sar - Happy Seollal - Happy Losar - Sawasdee pi mai - Sabai dee pee mai - Shinnen omedetō gozaimasu - Maligayang bagong taon ng buwan - Chol Chnam Thmay - Xīnnián kuàilè - Gùng héi faat chōi

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Intro to World Youth Congress

The World Youth Congress series was born in 1997 following the frustrations of the Rio+5 Earth Summit conference which highlighted the fact that, far from increasing as the original Rio 1992 Earth Summit had proposed, Overseas Development Aid had, in fact dropped by 17% since 1992.

So the 1st World Youth Congress was conceived as a kind of Young People’s Earth Summit. However by the time it was finally held, in Hawaii in October 1999, it had developed into a much broader process of identifying priorities for the new Millennium. Entitled, the Millennium Young People’s Congress.It got millions of young people around the world to identify ten key priorities for the new millennium and it turned out that eight of these closely mirrored the UN’s Millennium Development Goals, agreed a year later at the UN Millennium Summit.
World Youth Congress- 2010 Turkey
The 1st youth congress showed that young people wanted to be active in pursuit of these goals: they did not want to wait around for governments or others to do development for them: rather they wanted to get involved in doing development themselves.

So that 1st Congress coined the term Youth-led Sustainable Development, and launched Peace Child International’s (PCI) Be the Change! Youth-led  programme – both of which have become central to the World Youth Congress Series.

Subsequent Congresses – in Morocco in 2003Scotland in 2005Quebec City, Canada in 2008 and Istanbul, Turkey in 2010 – have all discussed one main question:

“What is the most effective role that youth can play in development?”

Answers have included: peer-to-peer training, HIV-AIDS awareness raising, youth-led business startups; environmental awareness, protection and conservation; human rights policing; peacebuilding – and many, many other things: given a chance, the right training and investment, young people can contribute almost anything to the effort to eradicate poverty completely from our world.




Each Congress is unique: hosts are encouraged to stamp the identity and culture of their country on their congress and make it their own. But each has similar distinguishing features that give the World Youth Congress Series its own unique feel:

• The Congress is youth-run: Youth who work for both PCI and the local host group form the central part of decision-making on everything from the content of the programme, selection of the delegates, staffing of the Congress, to the choice of speakers at the plenaries and workshops.
• Action: A key part of every congress is Local Action Projects – where all delegates travel away from the Congress site and work with local people to build facilities, do an environmental clean-up or assist in some social programme. The time away from talking and being engaged in community action is where delegates and hosts bond. Action has defined the World Youth Congress Series.
• Actions Before and After the Congress: Just as delegates are urged to complete projects and experiments before the congress so that they have experiences to share with other delegates, so all delegates are expected to return and take actions using the knowledge they have gained. A  key aspect this year, is creating action in the run up to Rio+20, so that us youth can show the UN and world governments that we are taking action and our prepared for a green economy. PCI also generates grants for 15-20  “Post-Congress Action projects” developed by delegates,that show real potential of creating positive community change.
• A strong cultural/arts programme: Peace Child International takes its name from the musical, Peace Child, which promotes solutions to global problems. Therefore, PCI seeks to promote all forms of communication to promote youth messages in the most powerful possible way. So bring your instruments, bring your dance, films, painting, poetry or stand-up comedy skills and be prepared to share them in the Congress Talent Shows and arts evenings.
• A friendly and cooperative environment generated by its young hosts and organisers: – where young people and experienced sustainability  experts can meet on equal terms in informal round table discussions so that each can learn from each other. We’ve seen some of the best ideas come from informal discussions, the sharing of experiences, stories and inspirations of young activists working in their own communities.

Source: http://wycrio2012.org

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Chương trình hát thơ ẩm thực 2012

Từ ngày 8 - 13 tháng 01 năm 2012 trong khuôn khổ Hội chợ mua sắm cuối năm tại Nhà thi đấu Phú Thọ sẽ diễn ra chương trình Hát thơ, do nhóm Nghệ sĩ Ca trù & Hát thơ Lạc Việt thể hiện.
Các nghệ sĩ biểu diễn trong chương trình Hát thơ năm 2011
Đây là chương trình thường niên được tổ chức, do TS. Nguyễn Nhã - Trưởng nhóm Nghệ sĩ Ca trù & Hát thơ Lạc Việt, Chủ nhiệm Đề án Bếp Việt phụ trách. Chương trình diễn vào lúc 19 giờ đến 21 giờ, với các chủ đề:
- Chủ nhật (08/01/2012): Vinh danh ẩm thực Việt
- Thứ 2 (09/01/2012): Hát thơ Kiều.
- Thứ 3 (10/01/2012): Hát thơ Lục Vân Tiên
- Thứ 4 (11/01/2012): Hát thơ Gia Huấn Ca
- Thứ 5 (12/01/2012): Hát thơ Chinh Phụ Ngâm
- Thứ 6 (13/01/2012): Hát thơ Quốc đạo
Bên cạnh những bài hát quen thuộc như Mời trầu, Người ở đừng về… người nghe còn có dịp thưởng thức những giai điệu mới mẻ do TS. Nguyễn Nhã sáng tác theo từng chủ đề của đêm diễn. Xen giữa chương trình là phần giao lưu giữa nghệ sĩ và những người yêu âm nhạc truyền thống dân tộc. Thông qua chương trình nhóm Nghệ sĩ Ca trù & Hát thơ Lạc Việt muốn thổi hồn vào âm nhạc truyền thống, và kêu gọi mọi người cùng chung tay bảo vệ những nét đẹp một thời của cha anh.
Khán giả chăm chú lắng nghe những làn điệu quê hương
Qua những lần biểu diễn trước, số lượng khán giả tham gia cũng tăng lên theo từng đêm… Nhiều khán giả bùi ngùi khi nghe lại những giai điệu mượt mà của quê hương, họ cảm thấy như tìm lại được những kỉ niệm với quê hương, xứ sở.
Và đây cũng là một việc làm thiết thực để “Giữ hồn dân tộc” của TS. Nguyễn Nhã.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ:
Câu lạc bộ Ca trù & Hát thơ Lạc Việt
Ban Quản lý Đề án Bếp Việt
Số 191/1D Trần Kế Xương, P.7, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

* Đặc biệt: Những cá nhân, tập thể yêu thích hát thơ ẩm thực và âm nhạc truyền thống có thể đăng ký tham gia giao lưu cùng các nghệ sĩ và khán giả tại: http://www.facebook.com/amthuc.net.vn. Hạn chót đăng ký: 24 giờ trước mỗi đêm diễn. Chi tiết liên hệ: 0902 848 163.
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...