Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Hậu trường hình thành nhóm kể chuyện dân gian Việt Nam

Thông tin hậu trường về quá trình hình thành đoàn Việt Nam tham gia Liên hoan Kể chuyện Quốc tế ở Đại học Mahasarakham. Hi vọng các bạn quan tâm sẽ hiểu thêm và thông cảm cho ban điều hành đoàn về mọi điều sai sót hay hiểu nhầm nếu có. Chúng tôi mong chờ sự tham gia của các bạn trong vai trò đại sứ văn hóa Việt Nam trong những hoạt động khác.
Cắt nghĩa về bí mật hậu trường chuyện Dự án Giao lưu Văn hóa Đông Nam Á - ACEP tổ chức đoàn Việt Nam tham gia Liên hoan Kể chuyện Quốc tế nhân dịp được nghe một ý kiến của thầy Dao Phong Lam:

Trước thông tin về ý định sẽ đi du lịch bụi kết hợp nghiên cứu thực địa làm phim tự liệu sau khi chương trình kết thúc, thầy Lâm có bình luận: "Đi 'phủi' nên để dịp khác. Em nên đi chung kèm cặp và chỉ dẫn tụi nhỏ. Đi đến nơi về đến chốn em à. Nếu hoạt động này có thư/công văn (theo đường chính thống) cho các Trường, anh nghĩ sẽ đông vui hơn, và em không thấy ái ngại với Ban Tổ chức."

Tuy nói là đi "phủi" hay "phượt" hay "bụi" (dọc theo sông Mekong), nhưng thực ra đó là chương trình nghiên cứu thực địa kết hợp làm phim tư liệu của cá nhân em (và sau này sẽ là của tập thể theo chương trình nghiên cứu Mekong của Mekong Friendship House cùng Hãn Nguyên Nguyễn Nhã Foundation và các đối tác). Nó cũng quan trọng như một dự án cả đời làm một lần vậy. Vì khó có ai chịu từ bỏ công việc ổn định để làm những việc mạo hiểm mà họ không sẵn sàng ứng phó.

Em được ban tổ chức mời chính thức và tài trợ toàn bộ, chỉ việc đóng cửa tập luyện chờ tới ngày lên máy bay bay thẳng một lèo, sẽ không phải lo việc tìm thêm đại biểu khác chi cho mất thời gian và mệt mỏi. Nhiều khi cả liên hoan chỉ có mỗi mình em là người Việt Nam như rất nhiều hội nghị khác không chừng lại hiệu quả hơn. Nhưng các trường ở Việt Nam thường có lối làm việc phải có thư xin được hợp tác và tài trợ thì mới đi nên chắc là không quan tâm cái chương trình này đâu. Bởi vì em thành thật tin vào câu thành ngữ "trăm nghe không bằng một thấy" là đúng với cách làm việc theo tư duy nhiệm kỳ của nhiều trường đại học cũng như tổ chức xã hội của Việt Nam mình, nên phải có người làm "thí điểm" thành công rồi mới dám bắt chước làm theo. Mong rằng thời gian sẽ làm cho những chuyện này trở thành kinh nghiệm không phải học lại.

Ban tổ chức chỉ gửi thư mời ngoại giao (chỉ mang tính chất thông báo) khi có người liên lạc, tiếc là không có trường nào có người liên lạc, vì mất thời gian để xây dựng mối quan hệ, như cá nhân em đã làm việc với họ hơn 6 năm rồi mới được mời dù em biết liên hoan này được 2 năm rồi! Em chỉ có thể làm việc để họ gửi về một trường có đại diện chính thức được ủy nhiệm tham gia là ĐHKHXH&NV Tp.HCM. Còn các trường khác, sinh viên đang lo bận lịch thi nên cũng chẳng thấy có trường nào lên tiếng muốn có một thư mời ngoại giao. Nếu như có trường nào, lẽ ra phải liên hệ từ mấy hôm trước, để em nói ban tổ chức một tiếng, có sinh viên hay cựu sinh viên đi, lại có thư của ban tổ chức gửi về trường để mời tham gia, dù sao cũng nở mày nở mặt là trường có đại diện đi dù trường hông có tài trợ gì cho đại diện của mình.

Nhưng (lại nhưng) thời gian hông cho phép, hết hôm nay trường bên đó nghỉ lễ dài hạn, sẽ không có công văn giấy tờ gì nữa. Cho nên em muốn giúp mà lực bất tòng tâm.

Tuy nhiên, trong khả năng của mình (chủ yếu tận dụng thế mạnh của mạng xã hội) em đã phổ biến thông tin để các bạn sinh viên có quan tâm được biết mà thu xếp tham gia: tự trang trải chi phí, được ké miễn phí đăng ký khoảng 90USD cho đại biểu tự do, miễn phí chỗ ở khoảng 33USD/người/3 đêm, miễn phí luôn suất ăn trưa. Tất cả chi phí này (hơn 123 USD/người) đều do một cô trong ban tổ chức hỗ trợ mang tính cách cá nhân, cũng do em đề nghị ngoại giao về việc vận động thêm đại biểu. Như vậy là quá giới hạn hỗ trợ rồi vì nhiều bạn không thể đi vì mới biết lịch thi hay thiếu kinh phí tài trợ cá nhân. Thậm chí có trường hợp không đọc kĩ thông tin nghĩ rằng gửi hồ sơ cho đoàn là sẽ được tài trợ luôn vé máy bay (em cảm thấy đoàn Việt Nam rất đại gia) nhưng sau đó mới vỡ lẽ và xin rút.

Số lượng đăng ký ghép đoàn hiện nay đã vượt qua mức cho phép (17 người!) do vậy em cũng thấy yên tâm và bớt ái ngại với ban tổ chức khi một số đại biểu rút lui chính thức, chứ không phải ái ngại vì ít đại biểu vì như đã nói em là người duy nhất được mời chính thức vì ban tổ chức biết rõ em có thể mang những gì tới liên hoan và họ cũng chỉ cần có vậy và đó là lí do tại sao Việt Nam "ít xuất hiện trên nhiều diễn đàn quốc tế" (không tính một vài người cứ hội nghị nào cũng xuất hiện).

Ngoài ra, hễ đi ra khỏi nơi mình gọi là nhà thì đã phải tự lập rồi, huống hồ là ra nước ngoài. Cho nên, việc kết nối với nhau chung một đoàn là trên tinh thần "đồng chí" chứ không phải "bảo mẫu" vì các bạn đều qua khỏi năm thứ ba đại học, nhiều người đã đi làm một thời gian. Họ không cần người ta làm hết cho mọi thứ để rồi không biết gì khi ở nước ngoài. Hơn nữa, khi về thì mỗi người một hướng em không thể có ba đầu sáu tay để lo hết. Dĩ nhiên, trước và trong liên hoan thì đoàn Việt Nam phải làm việc liên tục và tích cực cùng nhau để bảo vệ hình ảnh và uy tín của Việt Nam.

Em đang còn nhiều chuyện chưa làm xong mà phải viết cái bài dài dòng để mọi người được hiểu rõ tránh hiểu nhầm những việc em đang làm, những gì em phát biểu.

Hình minh họa: hướng dẫn viên Tí Thông Minh đưa cô Truc Khanh đi tham quan Lăng ông Tiền quân Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn, một tướng quân người Khmer nổi tiếng trong "giao lưu quân sư ASEAN" thời nhà Nguyễn.


Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Những điều trông thấy

Cổ động viên xứ nọ hát đồng thanh hàng vạn người một bài hát và múa đồng thanh một vũ điệu và thống nhất cùng làm một hành động chung để tiếp thêm sức mạnh cho đội tuyển của họ và để thể hiện sự thanh lịch với đội bạn. Báo chí và khán giả đội bạn ca tụng họ dù đội tuyển của họ thua đau trong giây phút quyết định.

Cổ động viên xứ mình lèo tèo vài trăm người mà đôi khi đến sân chỉ muốn ngồi vì vốn không muốn cổ vũ mà chỉ muốn có vé vào sân. Đã vậy còn có chuyện gắp lửa bỏ tay người, đốt pháo sáng rồi chạy trốn mặc cho an ninh hỏi thăm những người ngơ ngác. Hay đã mang danh cổ động viên mà khi đội tuyển lâm nguy thì chẳng bao giờ tới sân dù giá vé gần như miễn phí. Hay chuyện nhặt rác sau trận đấu bị xua đuổi như làm điều xằng bậy.

Nỗ lực tập thể, mỗi người một nhiệm vụ mới giải cứu được những nạn nhân sập hầm thủy điện, vậy mà lại có chuyện mỗi nơi khen quân mình một kiểu, ít nhất trên trang mạng xã hội nọ đã có những bình luận khen chê đủ thứ.

Nhiều hội nhóm lập ra chỉ vì vấn đề cảm xúc chứ không phải vì thống nhất phân chia theo chức năng hợp tác.

Mọi ngả đường trọng điểm đều trong tình trạng sẵn sàng rối loạn giao thông vào mọi thời điểm trừ khi có những sắc phục công quyền khiến người ta e dè nhiều hơn là thân thiện.

Có khác chi một xã hội đang ngày càng phân mảnh và sẽ sớm tan vỡ vì những lợi ích bậc thấp.

Than ôi, sau bao nhiêu đổi thay lịch sử, xe đạp vẫn chưa được có làn xe riêng!

---

Chúc mừng đội tuyển Thái Lan đã lần thứ tư lên ngôi vô địch Đông Nam Á. Họ hoàn toàn xứng đáng là một trong những đội hàng đầu khu vực. Hổ Mã Lai đã có một đêm thi đấu tuyệt vời khi dẫn trước ba bàn tuy nhiên may mắn đã không mỉm cười với họ. Quan trọng hơn, những cổ động viên Malaysia đã cho chúng ta thấy đẳng cấp của sự chuyên nghiệp và tinh thần dân tộc đã làm nên một ấn tượng đẹp về hình ảnh quốc gia và tình hữu nghị quốc tế chân chính như thế nào.


Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Thử viết ngược

Cuối tháng sau là chuyến đi (ngoài dự kiến) nghiên cứu vùng Đông Bắc Thái Lan và đô thành Vientiane. Được mời, nên đã đồng ý luôn không do dự. Chắc là do gần đây hay lảm nhảm mấy bài hát về Khonkaen khi chạy lăng quăng ngoài đường suýt bị tông xe mà không biết.

Giữa tháng sau em gái làm đám cưới.

Tuần sau đứa cháu ở quê làm lễ thôi nôi (dự kiến làm ngày 25 mà chỉ về được ngày 24) do liên tục mấy ngày tiếp theo là loạt sự kiện đã lên lịch, đã hứa và không được phép vắng mặt do tính chất quan trọng có ảnh hưởng to lớn của nó tới chính sách văn hóa & giáo dục quốc gia (mặc dù nhiều người sẽ hông cho là vậy).

Tuần này đã chuyển nhượng phần lớn thời gian cho một công ty phiên dịch cỡ bự (người ta hay gọi nôm na là... mắc dịch), nếu làm không xong sẽ rất mệt (theo tất cả các nghĩa có thể hiểu). Phải thuê người đi quay phim dùm là đủ hiểu.

Một số công việc khác bất thình lình chưa biết khi nào trong khi vẫn chưa liên lạc với nhiều đối tượng trọng điểm do hiện tại không biết biết nghiên cứu tài liệu của khách hàng từ đâu mà ngày mai là bắt đầu công việc rồi.

Ở đâu dạy môn phân thân học?! Đang cần gấp! Hoặc ai biết thuật này rinh về làm quản gia luôn khỏi cần đi học. Nói thiệt.

(vui lòng không trích dẫn và tự suy diễn lung tung)

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

Chuyện đàn kiến cánh

(sự tấn công của lũ kiến vào kí túc xá một ngày Thứ Sáu)

Sáng:
Trời trong mây trắng, phòng sạch đẹp
Ngoài sân kiến bay

Chiều:
Trời gió hiu hiu, phòng sạch đẹp
Ngoài sân kiến bay

Tối:
Trời gió tung tăng, phòng đầy kiến
Ngoài sân lá bay

Khuya:
Trời gió hiu hiu, sàn phòng đầy cánh kiến
Phải tắt điện thôi!

[hết => chắc các bạn nào ở kí túc xá đều có cùng cảm giác như thế này]

05/06/2006

Đăng lại sau khi đọc bài "Kiến ba khoang tấn công ký túc xá, sinh viên hoang mang."

Chuyện buôn bán trên Facebook

Chính sách của Facebook: người dùng tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình

Người dùng: sử dụng Facebook làm phương tiện để quảng bá sản phẩm (bất kể là cá nhân hay doanh nghiệp)

Chính sách của nhà quản lý: doanh nghiệp hay tổ chức nào cung cấp nền tảng thương mại điện tử mà không đăng ký sẽ bị phạt nặng

Báo đăng: bán hàng qua mạng không khai báo bị phạt nặng

Thực tế: Facebook là mạng xã hội có tính riêng tư một phần; không đăng ký hoạt động tại Việt Nam và cũng không phải cổng thương mại điện tử.

Đáng chú ý: Năm 2006, rất ít người dùng mạng ở Việt Nam biết Facebook là gì (từ ngày 26 tháng 9 năm 2006, Facebook bắt đầu cho đăng ký tự do với bất cứ ai trên 13 tuổi với một địa chỉ điện thư hợp lệ). Đầu thập kỷ 2010, mặc dù văn hóa mạng xã hội đã phổ biến, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu Facebook là gì.

(đăng lần đầu tháng lúc 14:09 08/01/2014)

Chuyện đầu tháng

Có những sợi dây dài loằng ngoằng nếu chịu mất thời gian sắp xếp lại gọn gàng thì hiệu dụng bất ngờ.

Cô gái nhỏ đã về và nghe nói đang theo đuổi phong cách thời trang mập đẹp, ốm dễ thương, lòi xương dễ mến. Nhưng tuần sau mới được diện kiến để hàn huyên luyên thuyên!

Đã đến bệnh viện đón em Lê Thị Lục Nhất (Lenovo T61) về để tiếp tục sự nghiệp phụng sự nhơn loại. Em có vẻ tràn đầy năng lượng và sẵn sàng cho những nhiệm vụ bất khả thi sắp được giao.

Nghe nói chênh lệch nhiệt độ của ngày cuối tháng 11 và ngày đầu tháng 12 đủ để lạnh run cầm cập.

Em họ Tam Tinh Gia Thị Tam Lục Ngũ Tam Song Vê (Samsung GT-3653W) đã bỏ nhà đi lạc từ sau 18 giờ ngày 05/12/2014 trên một chiếc xe của Việt Nam Ánh Dương (Vinasun) tiêu cục.

Khi em ra đi đã mang theo toàn bộ danh bạ thân tín của gần một ngàn hảo hữu gần xa, trong số đó có nhiều hảo hữu gần xa chưa . Đã phát tin cho tổng đài của tiêu cục tìm cách kiếm em về đoàn tụ với gia đình.

Nếu em không về, mọi liên lạc từ nay xin liên lạc qua đường thư tay cho đến khi tìm được em. Những hảo hữu cần liên lạc thường xuyên vui lòng cập nhật dùm số điện thư qua danh bạ Brewster hoặc điền lại qua biểu mẫu tại đây: http://goo.gl/forms/mEKfTsJ9x9

Kính báo.

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Ngôi sao Vàng đã thử lửa thành công

Khởi đầu bằng một trận đấu nhiều sai sót để mất điểm trong trận gặp Indonesia, rồi một trận thắng chưa hoàn toàn thuyết phục trong trận gặp Lào. Nhưng trước một đội Philippines đang hừng hực khí thế của đội xếp hạng cao nhất khu vực Đông Nam Á và một dàn hảo thủ nhiều kinh nghiệm đã đè bẹp Indonesia trước đó, các chàng trai Việt Nam với lối đá khoa học dưới triều đại Toshiya Miura đã làm người hâm mộ ngất ngây và thăng hoa với những bàn thắng đầy sức mạnh của Hoàng Thịnh, đầy kỹ thuật của Thành Lương và cú bức phá tốc độ đáng nể của Minh Tuấn. Trong cả ba bàn thắng đều có dấu ấn của những người đồng đội cùng độ tuổi trẻ như nhau.

Lê Công Vinh dù không ghi bàn nhưng với tốc độ vượt trội của mình nhiều lần đã khiến hàng hậu vệ đối phương phải phạm lỗi và phần nào khiến cầu thủ đối phương mất cảnh giác với những nhân tố trẻ của Ngôi sao Vàng.

Chính bàn thắng đầu tiên đầy sức mạnh từ khoảng cách giữa sân mang yếu tố bất ngờ của Hoàng Thịnh đã làm ngỡ ngàng toàn bộ hàng thủ 6 người của đội bóng biệt danh Những chú chó đường phố (Azkals) cùng các đồng đội của mình. Nó cũng mở đầu cho hành trình vô hiệu hóa chiến thuật mà Philippines đã đề ra lúc đầu, như ông Thomas Dooley cho biết sau trận đấu. Cũng Hoàng Thịnh áp sát kịp thời kiến tạo một đường chuyền phản công dù không rõ ràng nhưng Minh Tuấn đã tận dụng những phẩm chất cá nhân về tốc độ và sự khéo léo để ghi bàn sau khi tạo nên một khoảng trống mênh mông trước khung thành thủ môn trẻ Patrick Deyto trưởng thành từ phong trào bóng đá học đường Philippines.

Trước những bàn thắng đầy thuyết phục của đồng đội, tiền vệ Thành Lương cũng tranh thủ thử vận may của mình sau đường chuyền của Văn Quyết trong vòng vây dày đặc các hậu vệ đối phương. Một bàn thắng với quỹ đạo bay khó tin trong phạm vi hẹp đã hoàn toàn hạ gục thủ thành Dayto khi anh này không đủ thời gian để kịp nhìn thấy.

Phong cách Nhật Bản đã chiến thắng phong cách Bắc Mỹ. Các bàn thắng đều thuyết phục và nhất là lối đá cống hiến không câu giờ đã làm nên một tinh thần mới của đội tuyển quốc gia.

Và những cổ động viên chuyên nghiệp của VFS lại có lý do để tiếp tục bùng nổ với việc tạo nên những làn sóng hàng vạn người liên tiếp trên một sân vận động cách nơi diễn ra trận đấu hơn 1700 cây số. Cũng nên biết rằng trước đó chính họ đã lo lắng đến mất ngủ khi đội tuyển chưa thể hiện được phong độ cần có và khiến người hâm mộ không đến sân ủng hộ nhiều như trong các trận của lứa đàn em mà nòng cốt sẽ là đội hình chính thức của Hoàng Anh Gia Lai mùa giải 2015 sau khi trưởng thành từ học viện liên kết giữa câu lạc bộ này với đội bóng Arsenal lừng danh ở giải Ngoại hạng Anh. Nếu họ cứ tiếp tục đá như thế, thì người hâm mộ sẽ tự tìm đến sân.

Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề lối đá đẹp và cống hiến, về mặt chuyên môn, như ông huấn luyện Nhật Bản đã luôn rất chuyên nghiệp trong các bài trả lời báo chí, hàng thủ của đội tuyển vẫn còn mắc lỗi mất cảnh giác và phải trả giá bằng bàn gỡ nhanh chóng và vô cùng kỹ thuật của trung vệ kỳ cựu gốc Hà Lan Paul Mulders hiện đang thi đấu tại giải vô địch Philippines. Mặc dù hàng thủ Việt Nam có thể nhỉnh hơn hàng thủ các đội bạn nhưng đây sẽ là tử huyệt nếu để tiền đạo đối phương khai thác. Bên cạnh đó, sự gắn kết tập thể cũng là điều mà ông Miura muốn hướng tới khi không hề thay người cho đến gần hết hiệp 2.

Đồng cảm với ông Miura, một độc giả đã bình luận trên tờ Zing News nguyên văn như sau: "Không biết mọi người thấy sao chứ. Tuyển Việt Nam đá chục năm trời cầm bóng chuyền banh là cứ ói ra, hoặc chuyền khó đồng đội. 3 bàn thắng hôm nay đều do nỗ lực cá nhân, chẳng có pha phối hợp nào ra hồn, cầm bóng không được chuyền không xong. Không lẽ cứ trận nào cũng nhờ cá nhân à. Bởi vậy coi mà nhớ U19 giữ banh tốt như thế nào."

Như mọi lần, VFF lại sắp làm hỏng đội tuyển bằng tiền thưởng trước vòng bán kết.

Thiện Duyên

(xã luận thể thao của phóng viên chưa có thẻ nhà báo)

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Tính tình tỉnh tĩnh tịnh tinh

Tính tình tỉnh tĩnh tịnh tinh.
Tình tỉnh tĩnh tịnh tinh tính.
Tỉnh tĩnh tịnh tinh tính tình.
Tĩnh tịnh tinh tính tình tỉnh.
Tịnh tinh tính tình tỉnh tĩnh.
Tinh tính tình tỉnh tĩnh tịnh.

Tinh tịnh tĩnh tỉnh tình tính.
Tính tinh tịnh tĩnh tỉnh tình.
Tình tính tinh tịnh tĩnh tỉnh.
Tỉnh tình tính tinh tịnh tĩnh.
Tĩnh tỉnh tình tính tinh tịnh.
Tịnh tĩnh tỉnh tình tính tinh.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Tiêu Thị Hồng Ngọc - Mỹ học anh thư

Tiêu diêu tự tại có ghé thăm
Thị thành đô hội chốn tơ tằm
Hồng nhan tri mệnh dù mưa nắng
Ngọc sáng trong lòng mãi muôn năm
Mỹ lệ chim sa hồn mê đắm
Học tài cá lội ngó xa xăm
Anh nữ hoa nhường xưa nay thế
Thư hiên nguyệt thẹn hóa đêm rằm

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Thời thế

Thời thế thế thời phải thế.
Thế thời thế thế phải thời.
Thời thế thời thế phải thế.
Thế thế thời thế phải thời.
Thời thời thế thế phải thế.
Thế thế thế thời phải thời.

Thời phải thời thế thế thế.
Thế phải thế thế thời thời.
Thời phải thế thế thế thời.
Thế phải thế thời thế thời.
Thời phải thế thế thời thế.
Thế phải thời thế thế thời.

(còn tiếp)

Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

Ong Thị Thúy Sơn thiếu nữ dân ca

Ong vàng chăm chỉ vẫn say mê
Thị nở bao mùa vẫn xàng xê
Thúy nương ngày cũ chừng ẩn hiện
Sơn thủy hữu tình vốn thôn quê

Thiếu niên tùy vận khó không nề
Nữ nhi hào kiệt luyến tóc thề
Dân quân thương gửi màu hoa tím
Ca nhân e lệ quên lối về

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Cuộc, Hẹn và Trưa

Cuộc hẹn trưa
Hẹn trưa cuộc
Trưa cuộc hẹn

Cuộc trưa hẹn
Hẹn cuộc trưa
Trưa hẹn cuộc

Cưa hẹn truộc
Huộc trưa cẹn
Trẹn cuộc hưa

Cẹn trưa huộc
Hưa cuộc trẹn
Truộc hẹn cưa

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

One of the things

One of the sides at a moment.
One of the roles of the moment.
One of the sights every moment.
One of the minds in no moment.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Hồn thiêng cổ thụ

Hồn thiêng cổ thụ
tối nay sẽ trú ngụ về đâu?
Có phải bơ vơ
giữa thế kỷ mơ màng

Hồn thiêng cổ thụ
tối nay sẽ trú ngụ về đâu?
Có phải hoang mang
gIữa những cổng làng đã khuất

Hồn thiêng cổ thụ
tối nay sẽ trú ngụ về đâu?
Có phải uất ức
giữa những gì được mất hôm nay

Hồn thiêng cổ thụ
tối nay sẽ trú ngụ về đâu?
Có phải miệt mài
giữa những hành trình thai sinh cõi tạm

Hồn thiêng cổ thụ
tối nay sẽ trú ngụ về đâu?
Có phải ảm đạm
giữa những lục lam chàm tím đỏ cam vàng

Hồn thiêng cổ thụ
tối nay sẽ trú ngụ về đâu?

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Mừng tuổi mười tám dân ca kinh tế hội

Bài thơ tứ tuyệt tặng câu lạc dân ca Đại học Kinh tế nhân tuổi 18:

Dân ca kinh tế hội khắp miền
Trùng thời gặp gỡ người hữu duyên
Hậu nhân tiếp bước tiền nhân mộng
Ai hữu tương phùng thập bát niên.

Và phiên bản diễn dịch qua lục bát:

Dân ca kinh tế ba miền
Mười tám năm tròn giữ tiếng quê hương
Lời ca ai nhớ ai thương
Hữu duyên gặp gỡ vấn vương bao ngày
Hậu nhân tiếp bước hôm nay
Giữ lời trung nghĩa sâu dầy tiền nhân
Tương phùng nước mắt rưng rưng
Hẹn ngày hội ngộ bâng khuâng chẳng rời.

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Mừng Khánh Phượng tốt nghiệp ra trường vui

Mừng ngày thôn nữ tinh khôi
Khánh vàng trao nhận đến hồi vinh quy
Phượng hồng đã thắm đường đi
Tốt tươi muôn vẻ những khi hè về
Nghiệp đời vẫn lắm đam mê
Ra sao tùy ý bộn bề xông pha
Trường xưa giã biệt thôi mà
Vui lòng phụ mẫu em là cử nhân.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Dương Khiết Trì và hội thảo quốc tế "Hoàng Sa & Trường Sa: Sự thật lịch sử" - Yang Jiéchí and international conference "Paracels & Spratlys - Historical Truth"

Dương Khiết Trì lặng lẽ sang thăm Việt Nam dự hội nghị thường niên của "Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt - Trung" (thành lập ngày 11/11/2006 tại Hà Nội và là cơ quan đã gây ra sự cố trang mạng hợp tác thương mại song phương đưa quan điểm chủ quyền chống Việt Nam), Tân Hoa Xã tuyên bố "thắng lợi ngoại giao và tinh thần" cho Trung Quốc. Trong khi đó, Đà Nẵng đang tưng bừng hội nghị quốc tế "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" quy tụ hàng trăm học giả quốc tế mà không có bất cứ đại diện nào từ Trung Quốc. Một vài bình luận từ hội nghị cho rằng: "Học giả Trung Quốc cùn lắm, không bao giờ tranh luận đúng nghĩa mà chỉ đưa ra những lý sự cùn và không nghe ai nói cả. Nên mời họ tới cũng vô ích vì những người tử tế không nói chuyện được với đám học giả sô vanh này".

Yang Jiéchí (杨洁篪) silently visited Vietnam to attend the annual meeting of “Guiding Committee for China – Vietnam Bilateral Cooperation” (established on November 11, 2006 in Hà Nội and was the office in charge of creating the incident of the joint commercial website showing sovereignty argument against Vietnam), Chinese media portrayed his trip as a "diplomatic and moral victory" for China. Meanwhile, Đà Nẵng is jubilant with the international conference "Paracel - Spratly Archilpelagos - Historical Truth" gathering hundreds of international scholars without any representative from China. Some comments from the conference say: "Chinese scholars are very blunt, they never debate properly but only provide pointless arguments and never listen to anybody. Therefore inviting them to the conference is just useless because gentle people can not speak to those chauvinist scholars."

Alone - Một mình

To be alone is about not only to be left alone but also to feel alone. Be alone carefully.

Một mình không phải chỉ là bị bỏ một mình mà còn là cảm thấy một mình. Hãy một mình cẩn trọng.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

Tứ tuyệt mừng tân hôn cụ Anna Picasso

Thục nữ thao trường luyện kiếm cung
Cầu trường oanh liệt dáng kiêu hùng
Rạng danh tổ quốc màu hữu nghị
Sánh bước trai tài trọn kiếp chung.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Theory of quietness - Lý thuyết lặng yên

Không đủ sự yên tĩnh cho tất cả vạn vật, bởi vì phần còn lại cũng không đủ. Nên xoay tròn là vô hạn.

Not enough quietness for all livings, for the rest is not enough either. Therefore rotating is non-stop.

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Sino-Vietnamese and the 981 oil rig - Người Việt gốc Hoa và giàn khoan 981

Sino-Vietnamese citizens raise their voices against the strategy used by the government of "People's Republic of China" (or "Middle Kingdom" as literally translated from Vietnamese) to take them as victims for a policy towards chauvinism and ethnocentrism similar to incidents during the 1979s when finally the mostly entire Sino-Vietnamese community in Northern Vietnam after being forced to "go back homeland" were called "Vietnamese (overseas) Chinese" and were not treated as full PRC citizens, even considered not reliable. Interestingly in a paradox way, non-Mandarin speaking community in Southern China is commonly referred to as "Yueh/Việt" a one of eight different parts in the over-one-billion-population "Han ethnicity" in official documents.

Currently, PRC has withdrew 3000 workers (with or without labour licenses) from Vietnam as part of their strategy (maybe) to prepare for more military intervention into Vietnam.

The Chinese community (mainly in Hồ Chí Minh City and the Mekong Delta, the sixth largest ethnic group in Vietnam, 1999 census) contributes a large proportion to Vietnam's GDP, many have done military services and even sacrificed their lives defending Vietnam's sovereignty over Paracels and Spratlys.

(History narrated by Nemo)

Đáp trả lại âm mưu "diễn biến bạo động" của Hoa Nam tình báo cục nhằm chia rẽ cộng đồng gốc Hoa tại Việt Nam với các dân tộc anh em đồng thời muốn tạo nên một sự kiện "nạn kiều" khác nhằm lấy cớ giảm bớt áp lực dân số bằng cách xâm lược Việt Nam bằng vũ lực theo đường bộ trong một cuộc "Đối Việt tự vệ phản kích chiến" tương tự năm 1979, một công dân Việt Nam "gốc Hoa" đã lên tiếng vạch mặt thói cường quyền bất chấp đạo lý của một bộ phận lãnh đạo hiếu chiến của quốc gia gọi là "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa". Thật kỳ lạ là những người đồng bào tại Nam Trung Hoa của những công dân Việt Nam "gốc Hoa" đó lại được chính phủ Trung ương Trung Quốc Đại lục gọi chung là "Việt", "nói tiếng Việt", "chủ nhân của Việt kịch và văn hóa Bách Việt" chiếm 1/8 quan trọng trong thành phần "Hán tộc" hơn 1.200.000.000 nhân khẩu mà ngôn ngữ thuộc hệ "Hán Tạng ngữ" lại chia làm 8 thứ "tiếng địa phương" gồm tiếng miền bắc, tiếng Ngô, tiếng Tương, tiếng Cán, tiếng Khách Gia, tiếng Mân Nam, tiếng Mân Bắc và tiếng Việt, ngôn ngữ chung là tiếng phổ thông. (xem mục "Các dân tộc có trên 5 triệu dân số" bản tiếng Việt trên trang mạng của Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, https://web.archive.org/web/20130627132649/http://vietnamese.cri.cn/chinaabc/chapter6/chapter60102.htm).

"Trước hết, xin đừng gọi chúng tôi là người Trung Quốc, tôi rất buồn khi đọc một số bài báo có cách gọi nhầm lẫn người Việt gốc Hoa là người Trung Quốc. Cũng như bao nhiêu người gốc Hoa ở các quốc gia khác, tổ tiên chúng tôi đã di cư bao nhiêu đời, nhiều người không nhớ nổi quê quán tổ tiên ở nơi nào bên Trung Quốc, chỉ biết mình là người gốc Triều Châu, Quảng Phủ, Phúc Kiến, Hẹ hay Hải Nam qua ngôn ngữ truyền lại thôi. Người Trung Quốc vẫn gọi chúng tôi là người Việt Nam và chúng tôi vẫn tự nhận mình là người Việt Nam khi giao tiếp với người Trung Quốc. Còn để tự nhận tên gọi của mình, chúng tôi tự gọi mình là Đường Nhân (Từng Nán trong tiếng Triều Châu và Thòng Dành trong tiếng Quảng Phủ). Xin cứ gọi chúng tôi là người Đường, người Minh Hương hay người Việt gốc Hoa, chứ đừng gọi chúng tôi là người Trung Quốc. Và cũng xin lưu ý là người Việt gốc Hoa không phải là Hoa Kiều, và Hoa Kiều cũng không phải là người Trung Quốc. Người Trung Quốc là những người mang quốc tịch của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Tổ tiên chúng tôi đến Việt Nam và bén rễ qua nhiều đời, bạn bè, hàng xóm, vợ, chồng, bà con, họ hàng, chúng tôi đều có người Việt gốc Hoa lẫn người Việt gốc Việt, nhiều khi chúng tôi còn không phân biệt được đâu là người Đường, đâu là người gốc Việt. Ai còn nói được tiếng nói của tổ tiên thì xem là người Đường, không còn nói được nữa thì xem là người gốc Việt.

Chúng tôi sinh ra, lớn lên, được nuôi dưỡng, trưởng thành và thành đạt trên mảnh đất Việt Nam này, chúng tôi cũng mang tình yêu quê hương nồng nàn như bao người Việt Nam khác. Khi biển đảo bị xâm phạm, chúng tôi cũng sục sôi căm phẫn như bao người Việt Nam khác. Trong tình yêu nước dâng trào đó, chúng tôi cũng sẵn sàng dốc hết sức người, sức của và tính mạng của mình để bảo vệ quê hương Việt Nam. Chúng tôi chỉ có một quê hương là Việt Nam, nơi chúng tôi đã sinh ra và trưởng thành, cùng ăn chung một loại gạo, cùng uống chung một nguồn nước, cùng đi chung con đường, cùng chia sẻ vinh nhục, buồn vui với 53 dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam."

"Chúng tôi đã được sự bảo vệ rất tốt của luật pháp và nhà nước Việt Nam, nên chúng tôi cũng không cần nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa phải lên tiếng bảo vệ chúng tôi. Chúng tôi chỉ cần chính quyền Trung Quốc rút giàn khoan 981 và lực lượng ra khỏi vùng biển Việt Nam ngay lập tức!"

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140517/tam-tinh-cua-mot-nguoi-viet-goc-hoa-.aspx

"Chúng tôi đến thăm một người Hoa ở 357 Trần Hưng Đạo, quận 5. Chủ nhà, chị Phương Thục Phân, cùng những thành viên khác trong gia đình đang sửa soạn dọn cúng cho ngày 16 âm lịch hằng tháng. Chờ chị Phân khấn xong, tôi hỏi chị vừa khấn điều gì, chị bảo: “Cũng như mọi lần là mong gia đình bình an, làm ăn phát đạt nhưng lần này lời khấn của tôi có thêm là mong cho đất nước yên bình, cầu cho Trung Quốc mau rút giàn khoan về nước. So với công ước quốc tế về Luật Biển, Trung Quốc đã sai hoàn toàn rồi, đừng để kéo dài sự sai trái thêm nữa”. Bà Phân cho biết con trai tên Lạc Vĩ Bang vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự, hiện đang tham gia lực lượng dân quân tự vệ ở phường. “Nếu lỡ có chuyện tồi tệ nhất xảy ra, con trai tôi sẵn sàng tòng quân để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Nơi nào đúng thì bảo vệ lẽ phải cho nơi đó thôi”."

http://tapchi.guu.vn/nguoi-viet-goc-hoa-chinh-quyen-trung-quoc-lam-chung-toi-bi-ton-thuong-Dtp9HRC0Vt8ro.html#ixzz32AJ6Ax5A

"Tôi không ghét người Trung Hoa mà cũng không thù người Việt, tôi mong muốn được sống tại nơi mà tôi lớn lên một cách hòa bình và chung tay góp sức xây dựng quê hương tổ quốc. "

http://giaoduc.net.vn/gdvn-post115254.gd
http://trungtamdulieuhoangsa.blogspot.com/2007/12/mot-nguoi-viet-goc-hoa-chung-toi-song.html

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Frogdom - Xứ Ếch

There in bottom of the well a frog. There on the well also a frog. There around the well and further the frogs. Frogs high above, frogs under water. Until becoming dust still a frog soul. Once a frog forever a frog anywhere.

Dưới mỗi đáy giếng có một con ếch. Trên miệng giếng cũng có một con ếch. Xung quanh miệng giếng và xa hơn đều có những con ếch. Trên cao có ếch, dưới nước có ếch. Đến lúc trở thành cát bụi vẫn là hồn ếch. Đã là ếch thì ở chỗ nào cũng là ếch.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Câu hỏi cho ngày 14/03/2014

Trung Quốc có được phép mua (thông qua "thương nhân" và dĩ nhiên với bất cứ giá nào các tài liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam hoặc "gây phương hại cho chủ quyền ngụy xưng của Trung Quốc") và tiêu hủy các tài liệu báo chí lưu trữ của báo Nhân Dân và các báo khác vào thời kỳ hai bên xung đột đối đầu trực tiếp hay không? Dĩ nhiên câu hỏi còn lại là Việt Nam có được phép bán các tài liệu lưu trữ như vậy hay không (thông qua cơ quan công quyền thực hiện nhiệm vụ lưu trữ)? Nếu đã bán, thì ai là người chịu trách nhiệm khi nó phương hại tới bằng chứng chủ quyền quốc gia thông qua hoạt động báo chí? 

Hỏi mà không biết ai sẽ trả lời. Thôi đi ăn sáng.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Chuyện ký

Buồn không phải buồn. Zui vốn không phải zui. Đó là chọn lựa.

Sadness is not sadnesss. Joy is not joy. It's a choice.

Dương Thái Kỳ - cô gái thời gian


Dương Thái Kỳ (Wei Caiqi), cháu gái của Dương Lệ Bình (Yang Liping), đang giống như hiện tượng Flappy Bird. Nhiều người bình luận từ góc nhìn cá nhân cho rằng nhà tổ chức chương trình "độc ác" khi bắt cô gái sinh năm 1999 phải quay tròn với vận tốc tương đương 0,95 giây/vòng và trong 4 giờ đã quay tổng cộng 15000 vòng, nếu so sánh với vòng quay của mặt trăng thì thời gian đó tương đường từ thời Đường đến hiện tại. Tuy nhiên, cũng có bình luận cho thấy góc nhìn khác, rằng đó là kỹ năng gia truyền của dòng họ, và trên thực tế Dương Thái Kỳ không hề cho thấy bị ép buộc mà rất hài lòng khi được biểu diễn: "Có người nói rằng thật độc ác khi tôi bị yêu cầu xoay vòng liên tục 4 giờ, nhưng đó là sự rèn luyện tinh thần cho tôi". "Đó là cách thử thách giới hạn của tôi, giống như những người chinh phục đỉnh Everest vậy, chỉ để xem ai sẽ làm được điều đó".“Hòm thư của cháu đầy ngập. Cháu cũng đã xem bình luận trên mạng, biết rằng rất nhiều người thấy bất bình… Quan trọng là cháu đã tham gia. Được lên chương trình là cháu rất vui rồi, những thứ khác không quan trọng”. Một bình luận khác cho biết phần biểu diễn nhập vai thời gian của Dương Thái Kỳ vốn là một nghi lễ tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ gọi là múa thiền Sufi, khi người múa tập luyện đạt một trình độ nhất định có thể nhìn vào một điểm cố định xoay vòng mà không cảm thấy chóng mặt.

Trích một số bình luận tiêu biểu được đăng tại trang tin chinaSMACK.


Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

Lễ xây chầu đại bội ở Nam Bộ

Xây chầu và đại bội là quá trình diễn tấu văn nghệ, do những nghệ nhân dân gian trình diễn, trong những không gian thiêng liêng dân dã, phục vụ cho dân làng thưởng thức. Nó đáp ứng được nhu cầu tâm linh của dân làng trong việc thờ thần và vui chơi trong mỗi kỳ lễ tết, theo nhịp thời gian vụ mùa. Xây chầu là một lễ quan trọng và rất phổ biến trong các cuộc tế lễ ở Nam bộ. Hầu như trong các cuộc tế lễ thần thánh nào cũng có tục xây chầu, từ lễ hội cúng đình, lễ hội nghinh Ông… cho đến lễ vía bà Chúa Xứ.

Lễ này, theo nhà văn Sơn Nam, là để nhắc nhở cội nguồn, đề cao tư thế con người trong vũ trụ, cầu mong sự hài hòa giữa Thiên, Địa, Nhơn (Nhân): tròn đạo Trời, vuông đạo Đất, sáng đạo Người. Con người luôn gắn bó với mặt trời, Mặt Trăng, tinh tú, cây cỏ, núi sông, mưa, nắng, gió.

Theo sách Văn hóa tâm linh Nam Bộ thì: Xây chầu còn gọi là khai tràng (chầu hát, trường hát), khai thiên lập địa, khai thông thái cực. Lễ này vốn bắt nguồn từ lễ Đại Bội, diễn ra trong cung đình nhà Nguyễn. Sau, lễ truyền ra ngoài và trở thành nét đặc trưng của lễ hội ở đinh miếu Nam Bộ.

Và người có công bày ra là Tả quân Lê Văn Duyệt, khi ông đang giữ chức Tổng trấn Gia Định thành. Người Hoa và đồng bào phía đồng bằng Sông Hồng không có lễ này.


Cũng theo Sơn Nam, sau phần xây chầu thì hoạt cảnh đại bội quan trọng nhất về ngôi Ngũ hành là cảnh "Lễ Đứng Cái" gồm năm diễn viên tham gia.

Một Cái tên là Mã Viên, là một diễn viên nam, mặt trắng, đội mão, tay cầm quạt, tương đối còn trẻ, chứng tỏ dồi dào sinh lực, phải trang nghiêm, không cười lả lơi đứng giữa, mặc áo vàng tượng trưng hành Thổ, có nghĩa là Đất (đất ruộng). Xuân, Hạ, Thu, Đông tuy quan trọng nhưng phục vụ cho Đất. Bốn mùa luân chuyển, nếu thiếu Đất thì làm sao sản xuất lúa gạo được.

Bốn cô đào thài đứng bốn bên, mặc xiêm y sang trọng tượng trưng cho:
- Mã Xuân mai: mùa xuân, mặc áo xanh, hành Mộc.
- Mã Hạ mai: mùa hạ, mặc áo đỏ, hành Hỏa.
- Mã Thu mai: mùa thu, mặc áo trắng, hành Kim.
- Mã Đông mai: mùa Đông, mặc áo tím, hành Thủy.

Tiết mục này vui tươi, ngoạn mục, linh động nhất mà mọi người đều ưa thích trong Lễ Đại Bội. Bốn cô đào thài mặc xiêm y sang trọng, tay cầm quạt phe phảy, yểu điệu, cùng ca theo giọng bình dân, ngân nga, nương theo tiếng trúc, với nụ cười. Bốn cô hát bài dài, có những câu như:

"Âu vàng vững đạt báu ngôi,
Trên vua khai rạng, dưới tôi trung thần...
Làu làu tiết chói Nghiêu thiên,
Hây hây Thuấn nhật, vua Lê trị đời..."

Ca ngợi đời Nghiêu - Thuấn thái bình, có vua Lê (hậu Lê), khi chúa Nguyễn vào Nam mở nước. Bốn cô nầy (gọi Con) đã kính cẩn lạy linh thần trước khi hát điệu Nam Xuân dụng, gần như hai tay cầm quạt phải cử động không ngừng, hát xong phân ra bốn gốc sân khấu.

Người Cái bước ra lạy linh thần rồi duyệt qua các cô đào thài (Xuân, Hạ, Thu, Đông), rồi đứng giữa (trung ương), hát điệu Nam Xuân. Hát xong, các đào thài đóng vai Con phụ họa theo, chúc tụng đất nước, chúc tung nhân dân, chúc tụng trời đất muôn loài từ ngũ hành mà ra. Cái hát chúc thọ vị lãnh đạo Dân tộc, lạy tạ thần linh, kính chúc ban Tế lễ; rồi đào thài múa lượn, vẫn cầm quạt ca ngợi Tổ quốc, với nụ cười duyên dáng. Đào hát theo điệu gọi là Nhịp Một, có trồng đệm theo, gây phấn khởi, lạc quan.






* Minh họa: Chương trình Lễ xây chầu đình chùa Nam Bộ tại lăng ông Dung Ngọc hầu Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn (đường Thống Chế Điều Bát, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) do đoàn tuồng cổ gia truyền Mai Minh Khai thực hiện. Đoàn Mai Minh Khai là một trong những đoàn tuổng cổ có tuổi đời lâu nhất, gần ba phần tư thế kỷ, tại vùng ĐBSCL vẫn còn đang hoạt động. Lễ hội Lăng Ông Dung Ngọc hầu Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn diễn ra vào mùng 3, mùng 4 Tết Nguyên đán hàng năm.

Lễ vật cầu cổ truyền Việt Nam hay nguồn gốc của bóng bầu dục Mỹ?


Lễ hội vật cầu cổ truyền đình làng Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai (Hà Nội) tại lễ hội đầu xuân (chiều mùng 5 Tết) đã có từ hàng trăm năm, được truyền từ đời này qua đời khác. Đến ngày nay, dân làng Thúy Lĩnh vẫn tiếp tục nỗi dõi cha ông tổ chức đúng nghi thức vào mỗi dịp mùng 5 và 6 Tết.

Một quả cầu được sơn son nặng 20kg dành cho thanh niên trên 18 tuổi, 10kg dành cho tuổi từ 13 đến 16.

8 người chơi được chia làm 4 đội, mặc trang phục quần trắng, mình trần, dây lưng chia các màu để phân biệt.

Trước khi màn đấu chính thức (tranh cầu) do các trai tráng tuổi trên 18 diễn ra là phần tranh tài của các em nhỏ tuổi từ 13 đến 16 cùng tranh cướp quả bòng nặng vài kg.

Về cơ bản phần thi đấu của lứa tuổi nào cũng như nhau. Các VĐV được chia làm 4 đội, họ phải sử dụng chiến thuật làm sao để tranh cướp được quả cầu bằng gỗ 20kg, đường kính hơn 40cm mang về hố của đội mình. Mỗi một lần như vậy được tính là một lần thắng.

Bình luận của Phố Bolsatv: "Trò chơi dân gian cổ truyền Việt Nam sao lại có lắm điểm tương đồng với trò thể thao football (bóng bầu dục, người dịch chú thích) hốt bạc ở Mỹ vậy cà? Cũng có nhiều ông đô con xông vào vật nhau để giành một trái bóng. Cũng có những trận quan trong diễn ra vào dịp đầu năm. Chỉ khác mỗi cái là nơi này thì có các cụ già đánh trống cổ vũ, còn nơi kia thì phải các cô cheerleaders (cổ động viên, người dịch chú thích) trẻ trung ăn mặc sexy (gợi cảm, người dịch chú thích) nhảy tưng tưng kích động tinh thần các tay chơi."


Nghi lễ cúng tế giỗ ông Dung Ngọc hầu Tiền quân Thống chế Điều bát

Ngay từ thế kỷ 18 (1732) với Dinh Long Hồ, Vĩnh Long đã là một trong những trung tâm chính trị của chúa Nguyễn và cả thời Nguyễn sau này ở Nam Bộ. Bên cạnh một số di tích lịch sử văn hoá như Đình, Chùa, Miếu… hiện tại Vĩnh Long còn có một số quần thể lăng mộ cổ chứa đựng nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật, giá trị lịch sử văn hoá gắn liền với thân thế và sự nghiệp của tiền nhân trong cuộc khai phá vùng đất Vĩnh Long nói riêng và vùng đất Nam Bộ Việt Nam nói chung. Trong đó có một lăng mộ của quan đại thần triều Nguyễn người Khmer – Lăng Thống chế Điều bát Nguyễn  Văn Tồn.


Lăng Nguyễn Văn Tồn, còn gọi là Lăng Ông hay Lăng Tiền Quân Thống Chế Điều Bát Nguyễn Văn Tồn, toạ độ địa lý: 90.58’.38” Vĩ độ Bắc; 1050.56’.23” Kinh độ Đông. Nằm trên địa phận Ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, cách trung tâm TP Vĩnh Long khoảng 40km về hướng Đông Nam.

Nguyễn Văn Tồn được Đại Nam liệt truyện ghi chép như sau: Người phủ Trà Vinh nước Chân Lạp, nguyên làm nô trong cung cấm. Mùa xuân năm Giáp Thìn (1786), theo vua sang Vọng Các làm Cai Đội...Tồn khi trước tên là Duyên, không có họ, vì theo đuổi có công bèn cho họ và tên. Năm Gia Long thứ 1 (1802), thăng Cai Cơ. Sai Nguyễn Văn Tồn kiêm quản cả 2 phủ: Trà Vinh, Mân Thiết lệ thuộc vào Vĩnh Trấn...

Năm thứ 9, đổi đồn Xiêm binh làm đồn Uy Viễn, cho Tồn làm thống đồn, trông coi như cũ. Năm thứ 10, lại triệu vào kinh, thăng chức Thống chế, vẫn coi đồn Uy Viễn. Khi trở về cho 10 lạng vàng, 30 lạng bạc, 200 quan tiền, 1 bộ mũ áo đại triều, rồi sai đem 1.000 lính đồn đi đóng ở thành Nam Vang. Năm thứ 18, Nguyễn Văn Tồn đốc lính khơi sông Vĩnh Tế. Minh Mạng năm đầu (1820) thì chết, sai người tới dụ tế, cho cây gấm Trung Quốc, 20 tấm vải, 100 quan tiền, cấp cho 7 tên phu coi mộ. Năm thứ 8, con là Vỵ xin truy cấp cho sắc tặng, bèn được truy tặng làm Thống chế.

Khu lăng mộ của Nguyễn Văn Tồn nằm trên một khu đất có diện tích 8000m2, gồm nhiều công trình kiến trúc: hồ nước, nhà võ ca, nhà tiền tế, đền thờ và khu lăng mộ. Lăng mộ xây bằng hợp chất có bình đồ hình chữ nhật, kích thước dài 12,5m, rộng nhất 8,2m, được bao bọc bởi hệ thống tường thành cao dần từ ngoài vào trong (trung bình từ 0,6m đến 1m). Từ ngoài vào trong bắt đầu với cửa trước với 2 trụ biểu hình vuông (dạng đấu vuông thót đáy) trên có gắn tượng sư tử, kích thước 0,53mx0,53m, cao 1,2m chạy mở theo theo tường thành, vát góc ở hai đầu gấp khúc của tường, cửa trước mộ rộng 2,75m. Án ngữ cửa trước khu lăng mộ là một bình phong tiền ở giữa thụt sâu vào trong so với cửa mộ khoảng 0,5m, chừa lối đi mở sang hai bên vào sân tế, kích thước dài 2,43m; rộng 47cm, cao 1,65m. Sau bình phong tiền là khoảng sân tế, diện tích sâu 3,3m; rộng 6m. Tường thành ở khoảng giữa sân tế này có 2 trụ biểu nối với hai trụ biểu phía sau của phần tường trước mộ tạo thành một dạng bình phong thấp – dạng sập thờ tả hữu ở hai bên. Sau khoảng sân tế này là phần cửa mộ với hệ thống tường và 4 trụ biểu dàn ngang. Hai trụ biểu ở giữa mở ra cửa mộ rộng 2,3m; kích thước các trụ biểu này 0,5mx0,5m, cao 1,92m. Giữa các trụ biểu ở cửa mộ theo hàng ngang, trên tường thành có đắp hình mô hình dạng khám thờ cách điệu, trên nóc mô hình này có gắn tượng nghê men xanh, gốm Sài Gòn. Sau cửa mộ 1,2m là nấm mộ (mui luyện) dạng song táng trên mộ tấm đan kích thước dài 3,6mx3,75m,  dạng hình chữ nhật giật cấp, mộ Nguyễn Văn Tồn bên trái (tả nam hữu nữ) cao hơn mộ phu nhân khoảng 0,1m. Cả hai nấm mộ đều có đúc sập thờ ở phía trước. Riêng nấm mộ của Nguyễn Văn Tồn, sau sập thờ đúc hộp bia mộ có dạng mô hình tam sơn, trong đó ở chính giữa đúc ô hộc hình chữ nhật tạo thành bia. Trên bia có khắc chìm chữ Hán với nội dung: “Dung Ngọc Hầu Tiền Quân Thống Chế Điều bát Tướng Quân Nguyễn Văn Tồn tướng quân chi mộ. Sanh ư thất lục tam niên (1763) tại Trà Vinh. Chung ư Canh Thìn niên chánh nguyệt sơ tứ nhật (ngày 4 tháng 1 năm 1820). Hai bên có dạng cách điệu của cuốn thư, trên đó đắp nổi hình hoa văn lá hoá rồng cách điệu và chữ Hán ở hai bên nội dung: “Hách hiển linh uy; Hương phi vô thần”. Sau nấm mộ 0,9m là tường hậu của khu lăng mộ cũng là một bình phong hậu được làm theo kiểu giả lợp ngói âm dương với các đao mái uốn cong cách điệu một số hình xi vĩ, đầu kìm, đặt trên dạng một sập thờ chân quỳ…mặt trước bình phong hậu có chia thành các ô hộc chìm, trên đó không còn dấu hiệu của chữ Hán hay đắp nổi trang trí như nhiều khu lăng mộ khác. Ngoài ra, ở một số đầu trụ biệu và các điểm tiếp xúc giữa trụ biểu với tường thành có đắp nổi một số hình dạng con cù, cá sấu (gần giống với kỳ đà)…Phía trong tường thành khu nấm mộ hai bên đều có 5 ô hộc đối xứng, trong đó đắp nổi hình hoa lá, giỏ trái cây, lư đỉnh, bình bông, đề tài khỉ…một số đã bị bong tróc không còn nhận diện được hình dáng nguyên thủy. Ở các trụ biểu của khu lăng mộ, trên một số mặt có các ô hộc trang trí hoa lá và câu đối…


Lăng Nguyễn Văn Tồn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1996.

Từ bố cục mặt bằng tổng thể, vật liệu kiến trúc hợp chất, các hình thức trang trí kiến trúc, thông tin trên bi ký cho thấy đây là một khu lăng mộ mang đặc trưng của các lăng mộ các quan đại thần triều Nguyễn ở Nam Bộ, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật, có thể so sánh với một số lăng mộ các quan đại thần triều Nguyễn khác như: Lăng Võ Di Nguy, Trương Tấn Bửu, Phạm Quang Triệt, ...(Tp.Hồ Chí Minh); lăng Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Khắc Tuấn (Long An); lăng Trịnh Hoài Đức (Biên Hòa); Lăng Thoại Ngọc Hầu (Châu Đốc – An Giang)…

Đặc biệt, khu lăng mộ gắn liền với danh nhân Nguyễn Văn Tồn – một người Khmer ở Nam Bộ được triều đình Nguyễn trọng dụng và đã có công lao lớn trong việc khai phá vùng đất Nam Bộ, tham gia cùng với Thoại Ngọc Hầu chỉ đạo đào kênh Vĩnh Tế nổi tiếng đã được khắc ghi trên Cửu Đỉnh ở Huế, khi mất Ông được xây dựng lăng mộ theo kiểu thức của triều đình Nguyễn mà không theo các hình thức táng tục của người Khmer bản địa. Điều này cho thấy một hình thức mới là triều đình Nguyễn đánh dâu thêm phần xác lập chủ quyền của Việt Nam trên một phương diện mới  - Mộ táng  ở Nam Bộ Việt Nam.

Hàng năm, vào những ngày đầu năm, cộng đồng cư dân Việt, Hoa, Khmer tập trung về Lăng Nguyễn Văn Tồn tổ chức cúng giỗ, tổ chức lễ hội với nhiều hình thức mang nhiều giá trị văn hóa nhằm ghi nhớ công lao, tôn thờ Ông như một nhân vật lịch sử, một vị thần bảo hộ cho dân sinh trong vùng.

Tài liệu tham khảo
1.    Bảo tàng Vĩnh Long 2004: Di tích lịch sử văn hóa Vĩnh Long. Vĩnh Long.
2.    Ban quản lý di tích tỉnh Vĩnh Long 1996: Lý lịch di tích Lăng Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn.Tư liệu Ban quản lý di tích tỉnh Vĩnh Long.

Nguồn: http://baotanglichsuvn.com/la-ng-thong-che-dieu-bat-nguyen-va-n-ton-xa-thien-my-huyen-tra-on-tnh-vinh-long-310.html

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Chưa chắc

Được hướng dẫn chưa chắc sẽ nhìn thấy. Nhìn thấy chưa chắc sẽ đọc được. Đọc được chưa chắc sẽ hiểu được. Hiểu được chưa chắc sẽ lĩnh hội được. Lĩnh hội được chưa chắc sẽ nhớ được. Nhớ được chưa chắc sẽ làm được. Làm được chưa chắc sẽ giỏi được. Giỏi được chưa chắc sẽ giữ được. Giữ được chưa chắc sẽ hướng dẫn được. Hướng dẫn được chưa chắc được hướng dẫn.

Chương trình đạp xe mừng xuân Giáp Ngọ: Tp.HCM - Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Trà Ôn

(chương trình đã hoãn và đổi thành phóng sự học làm bánh tét)

 Chương trình đạp xe mừng xuân Giáp Ngọ, lộ trình kéo dài khoảng tối thiểu 8 giờ từ khoảng 6 giờ sáng 27/01/2014 đến khoảng 14 giờ cùng ngày (có thể kéo dài tùy vào chương trình phát sinh), bao gồm ba chặng:

- Từ Bến xe miền Tây theo Quốc lộ 1A lần lượt đi qua: Bến Lức - Tân An - Tân Hiệp (Long An); Mỹ Tho (Tiền Giang);
- Từ Mỹ Tho theo Quốc lộ 60 lần lượt đi qua: Châu Thành (Bến Tre) - Càng Long (Trà Vinh) quê nội;
- Từ Càng Long theo Quốc lộ 54 đi về thị trấn Trà Ôn (Vĩnh Long). (http://goo.gl/maps/BkI3z)

Mọi người nếu có quan tâm hãy chúc Tí Thông Minh không đi lạc và không bỏ cuộc sau thành công của chuyến đạp xe tương đương 1/4 hành trình này hồi về Đức Lập vào đầu tháng 01/2014 (http://goo.gl/maps/88vMy). Còn ai ở tuyến đường đạp xe mà muốn mời vô nhà uống nước thì tự canh giờ  để mời nha.

Xuất phát từ cổng Bến xe miền Tây

1.
Hướng về Nguyễn Trọng Trí
Tây Nam trên Kinh Dương Vương
Phí cầu đường một phần
đi tiếp 2,7 km
tổng cộng 2,7 km

2.
Tại chỗ đường vòng, đi theo lối ra thứ 1
lên Vòng xoay An Lạc
đi tiếp 62 m
tổng cộng 2,8 km

3.
Đi bên phải để đi tiếp QL 1
đi tiếp 2,5 km
tổng cộng 5,2 km

4.
Tiếp tục lên Cầu Bình Điền
đi tiếp 160 m
tổng cộng 5,4 km

5.
Tiếp tục lên QL 1
đi tiếp 900 m
tổng cộng 6,3 km

6.
Đi bên trái để vào QL 1
đi tiếp 15,2 km
tổng cộng 21,5 km

7.
Chếch sang phải lên Cầu Bến Lức
đi tiếp 950 m
tổng cộng 22,5 km

8.
Tiếp tục lên QL 1
đi tiếp 12,3 km
tổng cộng 34,8 km

9.
Tiếp tục lên cầu Tân An
đi tiếp 3,5 km
tổng cộng 38,3 km

10.
Tiếp tục lên QL 1
đi tiếp 17,2 km
tổng cộng 55,5 km

11.
Tại chỗ đường vòng, đi theo lối ra thứ 2
lên Ấp Bắc/QL 60
đi tiếp 850 m
tổng cộng 56,3 km

12.
Rẽ phải lên Nguyễn Thị Thập
đi tiếp 2,6 km
tổng cộng 58,9 km

13.
Tiếp tục lên cầu K 120/QL 60
Đi tiếp tục theo QL 60
đi tiếp 150 m
tổng cộng 59,0 km

14.
Tiếp tục lên cầu Rạch Miễu
đi tiếp 3,2 km
tổng cộng 62,2 km

15.
Tiếp tục lên QL 60
đi tiếp 3,0 km
tổng cộng 65,2 km

16.
Tiếp tục lên cầu Ba Lai
đi tiếp 450 m
tổng cộng 65,7 km

17.
Tiếp tục lên QL 60
Đi qua 2 chỗ đường vòng
đi tiếp 7,8 km
tổng cộng 73,5 km

18.
Tiếp tục lên cầu Hàm Luông
đi tiếp 850 m
tổng cộng 74,3 km

19.
Tiếp tục lên QL 60
đi tiếp 1,1 km
tổng cộng 75,5 km

20.
Tiếp tục lên cầu Cái Cấm
đi tiếp 500 m
tổng cộng 76,0 km

21.
Tiếp tục lên QL 60
đi tiếp 10,3 km
tổng cộng 86,2 km

22.
Chếch sang trái lên Cầu
đi tiếp 190 m
tổng cộng 86,4 km

23.
Tiếp tục lên Quốc lộ 60
đi tiếp 11,3 km
tổng cộng 97,7 km

24.
Đi tuyến phà Phà Cổ Chiên
đi tiếp 2,4 km
tổng cộng 100 km

25.
Đi thẳng
lên Quốc lộ 60
đi tiếp 160 m
tổng cộng 100 km

26.
Rẽ trái lên Hương lộ 1
đi tiếp 140 m
tổng cộng 100 km

27.
Tiếp tục lên 60
đi tiếp 4,3 km
tổng cộng 105 km

28.
Tiếp tục lên Cầu Đúc
đi tiếp 160 m
tổng cộng 105 km

29.
Tiếp tục lên 60
đi tiếp 6,7 km
tổng cộng 112 km

30.
Rẽ phải tại Ngã ba Bình Phú
lên Quốc Lộ 53
đi tiếp 5,3 km
tổng cộng 117 km

31.
Ngoặt trái lên Hương lộ 2
đi tiếp 10,1 km
tổng cộng 127 km

32.
Rẽ phải lên ĐT911
đi tiếp 8,8 km
tổng cộng 136 km

33.
Rẽ trái
về hướng QL 54
đi tiếp 2,2 km
tổng cộng 138 km

34.
Rẽ phải lên QL 54
đi tiếp 12,2 km
tổng cộng 150 km

35.
Tiếp tục lên cầu Cây Điệp
đi tiếp 120 m
tổng cộng 150 km

36.
Tiếp tục lên QL 54
đi tiếp 5,1 km
tổng cộng 155 km

37.
Tiếp tục lên Thống Chế Điều Bát
đi tiếp 120 m
tổng cộng 155 km

38.
Rẽ phải lên Quang Trung
đi tiếp 22 m
tổng cộng 156 km

Về đến nhà ba má.

 
Xem Bản đồ cỡ lớn hơn

Mùa xuân, em bé và mẹ

Một buổi sáng mùa xuân trời đẹp
Bé vui cười đón nắng ban mai
Đến bên mẹ, bé ngập ngừng khẽ hỏi:
"Mẹ ơi mẹ, Xuân là gì hở mẹ?"

Mẹ bảo rằng: Khi mai vàng rực rỡ
Khi chúng ta nhận lời chúc tốt lành
Từ những người thân thuộc lẫn không quen
Cũng là lúc mọi gia đình sum họp
Bên bếp lửa hồng ấm áp tình thương
Cũng là khi nắng chiếu soi mọi vật
Và người người hạnh phúc yên vui...
Đó chính là mùa xuân con ạ!

"A ha ha! Mùa xuân là thế đấy
Xuân đến rồi phải không mẹ ơi?"
Mẹ trả lời: "Chưa, chưa đâu con ạ!"
Bé ngạc nhiên hỏi mẹ vì sao!?
Mẹ thì thầm: "Vì cha con chưa về nên chưa có mùa Xuân..."

02.2002

Thành Nam

*Bài thơ được sáng tác nhân dịp Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên Tỉnh Vĩnh Long vận động học sinh trung học phổ thông sáng tác thơ văn về chủ đề mùa xuân. Tác giả viết bài thơ này và một bài thơ nữa, nhưng tình cờ và may mắn bài thơ này được chọn đăng trong tạp chí của Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên. Lúc đó, tác giả vẫn đang học lớp 10 và là một học sinh hơi quậy, chưa vào Đoàn Thanh niên Cộng sản.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Agreement - Thỏa thuận

What is agreement? It is an informal result for the so-called "charterization", which is always leading to dead end when it is solely interpreted without.

Thỏa thuận là gì? Nó là một thành quả dân dã của cái gọi là "hiến chương hóa", thứ mà khi được diễn dịch đơn phương không bao gồm nó thì luôn dẫn đến bế tắc.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...