Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

The way to be a social platform developer

Not long ago, mom says I should earn money and marry to a girl from family of rich and power because she heard many did so to fulfill family needs. Naturally, I see my family have no need like that as mom did her best to encourage me to study that had shaped me not to be a typical Vietnamese in a negative way and led me to the thought what I do is more meaningful: to learn and build social platform that anyone can and should apply it to have a happy life. Deep in my heart, I see that my mom is not a person of greed but some kind of being affected by surround environment. Without the encouragement from the strong will of my mom, never did I have escaped from thinking limited inside the tiny box.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Lòng tham và hạnh phúc

Khi sinh ra không ai nghèo khổ vì chỉ có một tấm thân như nhau, nhưng lớn lên lại có sự phân biệt, đó là do lòng tham của con người. Vì thế có người giàu, người nghèo, hay người tự xem là tầng lớp trên và người bị xem là tầng lớp dưới.

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Nghe Thanh Nga hát "Mưa rừng"

Ca khúc “Mưa rừng” là bài hát chính trong vở tuồng cải lương cùng tên của hai soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng, với phần tân nhạc của nhạc sĩ Huỳnh Anh. Sau khi thành công với phiên bản cải lương trên sân khấu và đài phát thanh, hãng phim Alpha chuyển thể vở "Mưa rừng" thành bộ phim màu màn ảnh rộng đầu tiên của Việt Nam vào năm 1962 với sự tham gia của Kim Cương, Kiều Chinh, Lê Quỳnh, Ngọc Phu. Trong phiên bản này, ca khúc "Mưa rừng" do Thanh Nga và Phương Dung trình bày và phim do Thái Thúc Nha (chủ hãng phim Alpha, sau này là xí nghiệp phim Nguyễn Đình Chiểu) làm đạo diễn.

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Cách nghĩ về tinh thần công dân

Có thể bạn có điểm này hoặc điểm kia không đồng ý với chính phủ quốc gia nơi mình sinh sống mà bạn có quyền công dân (nếu bạn không có quyền công dân thì tốt nhất bạn phải tuân theo luật lệ dành cho người nước ngoài), thì bạn cũng cần nhớ lại rằng chính phủ đó vốn chỉ là một bộ máy đại diện cho người dân quốc gia đó. Họ tốt hay xấu, một phần cũng phản ánh tính cách của người dân quốc gia đó. Thay vì đòi thay đổi họ, sao không tự thay đổi mình và cộng đồng để có những người đại diện tốt hơn.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Một mảnh lịch sử qua bài vọng cổ

Bài này nhằm khảo sát bài hát "Tiếng độc huyền trên Bắc Cần Thơ". Độc huyền ở đây là nói tới đàn bầu của Việt Nam, không phải các loại đàn một dây khác. Tìm hiểu thêm về đàn bầu qua bài viết "Đàn bầu – biểu tượng đặc sắc và độc đáo tâm hồn Việt" của tác giả Thế Văn.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

SSEAYP Reunion-on-Board in HCMC 2011

Thanks to the support of some friends, I got the change to attend a Reunion-on-Board program for the first time. Below are a selected collection of photos taken during the event, friends who attended the event may find more photos in my photo archive. For those who want to know more about SSEAYP, please check for it at sseayp.com for reference.

Arale (aka Miao), ex-VPY 2010, and her husband, also ex-VPY 2010, are sharing memories with participants.

Con người ở chỗ nào trong vũ trụ

Chúng ta đang ở nơi nào trong vũ trụ rộng lớn bao la này? Thậm chí rất nhiều người cũng không cần quan tâm vì nó lớn quá, xa quá, mịt mờ quá. Hay tại vì người ta tạm thời đang bị rơi vào cái mê cung nhu cầu vật chất nên lãng quên những nghĩ suy giản đơn, trong sáng của thời con nít?

Ngày xưa lúc còn nhỏ chưa biết cái gì gọi là khoa học hay tinh hoa thế giới, vì ngẫu nhiên được tiếp xúc với những nguồn tri thức gợi nhiều cảm hứng nên tôi không thể không tư duy về những điều mà chẳng mang lại một chút lúa gạo nào cho cái ăn cái mặc hàng ngày. Như một đứa trẻ hiếu động về mọi thứ, tôi thường đắm chìm trong sự tưởng tượng sau khi đọc xong các sách tri thức khoa học tự nhiên mà mình vô tình bắt gặp.

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

Nhị Linh: chuyện tùy tục

Chuyện không có gì mới, cũng không có gì cũ. Nhưng là một chuyện rất hay về vay mượn ngôn ngữ lẫn nhau trong quá trình giao thoa văn hóa, dù là tự nhiên hay gượng ép. Thú vị nhất là ví dụ về "yên sĩ phi lý thuần" phiên âm từ chữ inspiration, trước khi có từ tương đương hiện nay là "cảm hứng".

Đọc "chuyện tùy tục" của Nhị Linh, để được gợi chút cảm hứng nào đó đối với hoạt động dịch thuật mà đôi khi có thể sáng tạo nên những thuật ngữ tương đương có tác dụng thúc đẩy một xã hội phát triển và thay đổi nhanh chóng hơn (mượn lời nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn khi nói về vai trò của thuật ngữ).

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Hoàng Sa và tôi

Trong những ngày Thủ tướng đang làm xôn xao dư luận về chủ quyền biển đảo và luật biểu tình sau bài phát biểu giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội, thì đối với tôi nó mang một ý nghĩa khác. Đó là những sự kiện bên lề gần như đánh dấu mốc thời gian 1 năm tôi chính thức ngừng mọi hoạt động mang tính chất quản lý một cộng đồng "nhạy cảm" tại Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Mắt khóc miệng cười

Bài này lấy cảm hứng từ em Ly Milo.

Ôi, vầng trán em lộ vết thời gian
Đôi mắt em nặng trĩu u buồn
Còn vành môi em thơm mùi son mặn
Phải cười lên đi cho đời tươi mới.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Chuyện ngắn về lớp biên dịch sách kinh điển

* Tham gia cộng đồng Dịch giả trẻ trên Facebook tại đây: http://www.facebook.com/groups/youngtranslators.

03/08/2011

Thư tới: "Hỏi về: Học biên dịch sách kinh điển với nhà triết học Bùi Văn Nam Sơn"
"Bạn có thể nói sơ về chương trình học được không? Và đăng kí thì đăng kí như thế nào?
Cám ơn!"

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Pardon me to doubt your appearance - Cho phép tôi nghi ngờ dung mạo của em

Pardon me to doubt your appearance
Because it's so beautiful in my naked eyes
There's no point it is the true natural beauty in this world

Giấc mơ

Tôi đã nhớ từng làm một phim phóng sự ngắn về tập thể lớp kì lạ đó, với sự có mặt của hai người nhớ rõ mặt, và một phần quá trình phía sau màn ảnh. Cô gái chạy vòng quanh và những chàng trai nhắc nhau diễn trước ống kính, thỉnh thoảng cười đùa vì hiểu sai tín hiệu máy quay. Cảnh quay kinh điển nằm ở một góc nào đó, với một vật thể vòng cung lưỡi liềm chắn ngang.

The song of our life

Sometimes you feel want freedom, but to some time you will try to avoid your own freedom.

Why? No idea, mate. Let's sing the song of our life!

Thâm

Từ lúc ấy, bỗng nhiên thay đổi.

Từ khi ấy, trở thành bất tự nhiên.

Một phút mặc niệm

Tôi mặc niệm cho tôi, một linh hồn vừa tan biến.

Tôi mặc niệm cho tôi, một linh hồn vừa tái sinh.

Tứ tháp mộng

Chìm sâu trong giấc ngủ
Tôi thấy mình đang mơ

Giật mình tôi thức tỉnh
Vẫn thấy mình đang mơ

For a new re-restart

things were good, but without food.
things were done, but without agreement.
things were submitted, but without responsibility.

Duyên tuổi đang xuân

Bài thơ này được làm để tặng một em gái Huế có chất giọng ngọt lịm và ánh mắt nhìn thiệt là thương.

Duyên tuổi đang xuân ngọn lửa hồng
Duyên thời con gái buổi mưa rơi
Duyên thương ai thường trầm tư bên cửa sổ
Duyên khiến bao người mất ngủ vì ánh mắt thờ ơ

Prince of Persia - Sands of Time

"It is said that some lives are linked across time. They are connected by an ancient calling that echoes through the ages. Destiny".

I must say I love them, the beautiful Tamina and brave Dastan who are sharing beautiful minds and kind hearts. Their "first encounter" is the begining and also the discovery to "another encounter". Such good way of telling story with good roleplays.

Khó xử - Mơ - Lạc cảnh - Đường thi


Những bài thơ thẩn này được làm theo yêu cầu của bốn người bạn. 3 bài đầu là tặng cho Phong Trần, Tracy LeTran Phan Yen Tho. Bài thứ 4 là làm tặng Hồn Việt Quốc Học.

Trong và sạch

Đọc chơi cho vui qua bữa, và cùng suy nghĩ về trong và sạch. Bài này lấy cảm hứng từ gợi ý về mặt từ vựng của Pi Tiền Lẻ.

trong và sạch
trong sạch sạch trong
sạch trong trong sạch
nếu trong mà sạch
thì sạch sẽ trong
nếu sạch mà trong
thì trong sẽ sạch
bởi vậy
sạch là trong
và trong là sạch
khi trong khi sạch
khi sanh khi trọc

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Nghe Bích Phượng hát "Tự túc"

Bài hát này thuộc thể loại ca khúc quần chúng mang phong cách dân ca của nhạc sĩ Dương Minh Ninh sáng tác năm 1951, một tài năng âm nhạc thời kháng chiếng chống Pháp, quê ở Hội An, công tác tại Tiểu ban Văn nghệ Phòng Chính trị - Bộ Tư lệnh Liên Khu V. Ca khúc được phổ từ bài thơ "Bài ca tự túc" của Lưu Trùng Dương là tác phẩm đã đoạt Giải thưởng Văn học Nam Trung Bộ 1948 và đoạt giải A cuộc thi thơ “Tự túc” cùng năm), sau đó được phổ biến sâu rộng ở Liên Khu V, vào Nam ra Bắc. Cá nhân người viết đã nghe gần như hàng ngày bài hát này trên sóng phát thanh đài Cần Thơ với một giọng nữ trong vắt rất Nam Bộ là nghệ sĩ Bích Phượng, con gái của danh ca Út Trà Ôn.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Chuyện người con gái Nam Xương trong âm nhạc

"Nam Xương nữ tử lục" (Chuyện người con gái Nam Xương, tên gọi khác là "Thiếu phụ Nam Xương") là một kiệt tác trong kho tàng truyện ngắn Việt Nam. Dựa trên sự kiện có thật, được tiểu thuyết hóa qua bút pháp truyền kỳ, truyện trở thành một tác phẩm văn chương đích thực kể về một thân phận người phụ nữ có chồng đi chinh chiến thời xưa và giải thích cho sự hình thành miếu thờ bà Vũ Thị Thiết hay còn gọi là "Miếu vợ chàng Trương" ở trên bờ sông Hoàng Giang, thuộc làng Vũ Điện, huyện Nam Xương (nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, Việt Nam).

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Dạ cổ hoài lang: bài ca vua trên sân khấu cải lương Nam Bộ

“Dạ cổ hoài lang vừa mang niềm riêng của tác giả, vừa chất chứa nỗi buồn chung của thời đại vong quốc. Buồn nhưng không bi lụy, nét nhạc lạc quan trỗi lên ở cuối bài khiến bài ca thấm đượm nỗi lòng của điệu buồi ai oán phương Nam, nhưng lại gợi mở một niềm tin về phận nước. Ở đấy, người nghe cảm nhận được nỗi lòng, thấy được mơ ước, khát khao của chính mình. Chính vì vậy, qua bao thế hệ, bao tầng lớp khắp vùng Nam bộ, kẻ sĩ lẫn dân quê từng gõ nhịp hát Dạ cổ hoài lang để nghe tiếng lòng thầm thì, buồn vui và hy vọng”, cảm nhận bài Dạ cổ hoài lang của cố nhạc sĩ (NS) Cao Văn Lầu ra đời cách đây 91 năm của nhiều người dân Nam bộ là như thế..

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Uống trà nói chuyện như mấy người già

Thực ra cái ý tưởng này ban đầu có tên gọi là "Trà đá Ký ức hàng tháng", mục đích là để dụ dỗ bà con tụ tập và kể chuyện trên trời dưới đất cho mình nghe. Nhưng sau một thời gian bị cho đắp mền, thì mình đã quyết định đổi tên nó như bây giờ.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Xu hướng của mạng xã hội

Nhân đọc lại câu hỏi của anh Stirling, và lục lại suy nghĩ cũ, thì tôi thấy rằng xu hướng chung của mạng xã hội là phải mở hết cỡ và kết nối tối đa, và các mạng thắng hay không là do chất lượng dịch vụ của mình có phù hợp với khách hàng mục tiêu hay không, chứ không phải thành công nằm ở chỗ số lượng người dùng, vì khi cần cho nhu cầu sử dụng riêng, người dùng có thể dễ dàng bỏ mạng xã hội này để sang mạng xã hội khác.

Vài nét về đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử hình thành vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Nam bộ Việt Nam. Các nhạc sĩ, nhạc quan của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam đã đem theo truyền thống Ca Huế. Trên đường đi họ dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, từ đó tiếng đờn giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ Quảng. Nhưng khi vào đến miền Nam thì tiếng đờn miền Trung đã thay đổi rất nhiều, thậm chí một số bài bản tuy mang cùng tên mà nét nhạc đã khác xa. Bản chất phóng khoáng của con người và nếp sống tại miền Nam khiến cho các bài bản không còn y khuôn bản gốc ngày xưa. Người đờn người ca không muốn giữ nguyên xi như thầy đã dạy mà luôn có đôi nét thêm thắt, thay đổi, tô điểm, đưa một chút ta hòa vào trong chúng ta khiến những bài bản đậm đà thấm thía hơn. Mặt khác, do lòng luôn luôn thương nhớ cội nguồn nên các điệu các hơi của đờn ca tài tử đều phảng phất nỗi buồn và được người mộ điệu ưa thích.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Tự kỷ là một công cụ

Trong những lúc bất thường của cuộc đời, lý trí sẽ cần tự kỷ để điều khiển tâm hồn. Điều này những lúc ngồi vu vơ tự ngẫm lại sẽ thấy đúng. Tự kỷ là một phần của cuộc sống. Không có tự kỷ, tâm hồn sẽ dễ bị thương tổn khi thụ động tiếp nhận những tác động từ ngoài vào.

Dụng sắc quảng bá

Đây một chiêu mới được sáng lập của trường phái Trần Văn Khê, do tôi tình cờ phát hiện ra khi buộc miệng nói với một thành viên đội rối nùi. Tình cảnh của suy nghĩ là sự xuất hiện của một loạt nhan sắc từ trẻ đến già tại lễ mừng thượng thọ tuổi 90 của GS. Trần Văn Khê tại khách sạn Faifoo.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

New house arrangement and Nemo billboard

After one night staying awake to arrange my online house, now it is easier for everybody to visit its every corner, which makes me hope more people will come in and read and drop some "gold" or "diamond" so that I have more items to do exhibition to attract more visitors. :D

Today I will be performing puppetry with my colleagues for an exchange event at the Saigon Zoo and Botanical Gardens. Who want to enjoy public puppetry show, please just come and see around 1pm and 3pm.

And from today, anyone who wish to contribute any article of any topic or interest in my ranges, please just send yours to littlehorsefish@gmail.com. I am more than pleased to publish your items with its original author's name to readers in my networks.

About the Nemo billboard, oh it's a new crazy idea, that's to create a music billboard with my own standards to check if it works like other billboards or not. Who have the same ideas? :P

Một cái "Nemo billboard"

Hôm bữa tình cờ ngồi suy nghĩ về vụ này, vì mình nghe nhiều thể loại nhạc cho biết, rồi tự nhiên nghĩ rằng mấy tờ báo thi nhau lập các bảng xếp hạng theo tiêu chí riêng của mình, giống như ở nước ngoài, vậy tại sao mình lại không thử lập một bảng xếp hạng âm nhạc theo tiêu chí riêng của mình để có cái mua vui với chúng bạn!

Kiểm soát thông tin cá nhân

Mấy tháng nay vì chuyện tiền bạc (của người khác) mà không tập trung làm được việc gì, cũng may có đội rối nùi nên đời đỡ rầu với những người thiệt dễ thương vì... khùng giống nhau. Như vậy là sau một đêm quyết tâm chiến đấu, cơ bản đã vẽ xong cái bản đồ nhà cửa trên mạng. Giờ ai có tình cờ ghé qua thì cũng dễ dàng truy cập giữa các trang với nhau.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Mekong và tranh chấp nguồn nước

Lợi ích của thủy điện Mekong

Ðiện và nước là hai cung ứng tối cần cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Nhu cầu điện năngcủa lưu vực Mekong cho 25 triệu gia đình có thể sẽ cần đến tổng công suất lên đến 20,000 đến25,000 MW. Cam Bốt là quốc gia phải trả tiền điện cao nhất thế giới. Thái Lan cần nhập cảngđiện từ các nước láng giềng vì không thể thỏa mãn được nhu cầu nội địa. Việt Nam và TrungQuốc không thể tiếp tục đà tăng trưởng như hiện nay nếu chỉ xây nhà máy nhiệt điện (đốt nhiênliệu đang cạn kiệt dần như than đá, dầu xăng hay ga). Giá nhiên liệu ngày càng tăng và ônhiễm càng nghiệt ngã trên các đô thị dân cư đông đúc.

Thủy điện trên lưu vực Lancang-Mekong là nguồn năng lượng không thể không khai thác vì sốvốn xây dựng và phí tổn nhiên liệu hoạt động và điều hành thủy điện ít hơn hẳn so nhà máyđiện đốt than đá, đốt dầu hay đốt ga. Thủy điện mang cho kỹ nghệ nặng, các công ty xây dựng,mạng lưới cung cấp cơ khí và vật liệu và các quỹ đầu tư được nhiều quyền lợi to lớn.

Nhóm đặc quyền và đặc lợi này có sức mạnh tài chánh và nhiều ảnh hưởng chính trị, họ dễ kếthợp nhau, nhất là tại quốc gia đang mở mang trong lưu vực Mekong, làm chính sách thuận lợi,che đậy thông tin bất lợi, khống chế dư luận, hạn chế nghiên cứu tác động môi sinh và phổ biếncác thông tin khoa học cho dân cư.

Phong trào khai thác thủy điện đã bị khựng lại tại các nước văn minh, vì không còn địa điểm tốt,công dân các nước văn minh chống đối mãnh liệt và chịu luật lệ kiềm tỏa; nhưng thủy điện lạiđang trổi mạnh tại những nước đang phát triển và càng lan nhanh dưới tay những chính quyềnthiếu dân chủ


Phát triển thủy điện Mekong có nhiều yếu tố tích cực:

1. Ðiện năng của các dự án Lancang sẽ có là 14,800 MW trên dòng chính và Mekong là 30,000MW, trong đó 14,800 MW là trên dòng chính. Ðiện năng sản xuất sẽ nhằm cung cấp cho cácthành phố lớn kỹ nghệ như Côn Minh, Thượng Hải, Bangkok chứ không về Cà Mau, ÐồngTháp, Biển Hồ. [3]

2. Vốn đầu tư vào khoảng 40-50 tỉ USD và nguồn lợi tức liên tục 50 năm sau có thể trên 170 tỉUSD cho Trung Quốc và 350 tỉ USD cho hạ nguồn.

3. Ðiện khí hóa xã hội đem ánh sáng và tiện nghi văn minh vào đời sống, kỹ nghệ tăng năngsuất và phát triển kinh tế. Bớt lệ thuộc vào nhập cảng xăng dầu từ ngoại quốc.

4. Tránh ô nhiềm không khí từ việc đốt than đá hay dầu khí từ các nhà máy nhiệt điện.

5. Dùng nhân công bản xứ xây đập thay vì phải nhập cảng máy móc nhiệt điện.

6. Chi phí vốn xây cất nhà máy thủy điện vào khoảng $1,000 USD/ KW tương đương xây nhàmáy gas turbin, trong khi nhà máy đốt dầu và than là $1,500 USD hay cao hơn nữa.

7. Chi phí điều hành chỉ bằng 50% nhiệt điện kèm theo thu hoạch du lịch của hồ chứa.

8. Giảm bớt cường độ lũ hạ nguồn (chưa hẳn vì những năm mưa kỷ lục cao hồ sẽ không códung tích to lớn đó). Giảm bớt cường độ khô hạn hạ nguồn (thực tế ở Mekong khi Manwan,Jinghong và Daschaosan bắt đầu dừ nước ở thượng nguồn hạ nguồn Mekong hứng chịu hạnhán nhiều năm liền)

Những tác hại của thủy điện thượng nguồn đã gây ra cho lưu vực Mekong trong 10 năm qua.

Nguy hại từ thủy điện dường như trút xuống hoàn toàn trên dân cư lưu vực, so với giới đầu tư,kỹ nghệ và thành phố, nông ngư dân là thành phần đông nhất 80% nhưng ít được hưởng lợinhất. Họ chưa chắc sẽ được điện về thắp sáng thôn làng; họ không có quyền quyết định về cácdự án ấy, họ lại không có hậu thuẫn chính trị để tự vệ công bằng. An toàn thực phẩm, kế sinhnhai và tài nguyên còn lại cho các thế hệ tương lai của họ đều là những điều bất khả nhânnhượng đã dần dần bị hy sinh không thể cứu vãn lại được. Dân cư Mekong phải lên tiếng bảovệ phần còn lại.

Hiểm họa và suy thoái đã xảy ra trên khắp lưu vực, khoa học đã mất 10 năm từ khi thủy điệnbắt đầu hoạt động mới có được những dữ kiện kiểm chứng, tuy muộn màng nhưng đáng biếtnhư sau:

1. Lưu lượng sông vào mùa lũ sẽ giảm và mùa hạn sẽ tăng chỉ là lý thuyết của Trung Quốc phe“pro” thủy điện. Thực tế nhu cầu điện năng từ nhà máy thượng nguồn sẽ là yếu tố chỉ đạo cholưu lượng chảy được thả xuống hạ nguồn. Nước sông Mekong đã giảm xuống vào mùa hạn;sau khi các hồ Vân Nam xây xong, họ đã giữ và tích lũy nước trong nhiều năm liền mới lên đủđể bắt đầu cho nhà máy hoạt động. Theo tường trình năm 2004 của SEARIN (Southeast AsiaRiver International Network), sau khi Manwan xây xong lưu lượng giảm 25%. Tại Chiang Saenbiên giới Thái Lào, mực nước tháng 3 năm 1991 từ 1 m đến 1.5 m sang năm 2004 xuống dưới1 m [4]. Theo tường trình 2006 của X. X. Lu và R. Y Siew thuộc trường Ðại Học Quốc GiaSaingapore, lưu lượng tối thiểu tại Chiang Saen đã giảm nhanh vào năm 1990 đến 2005 chỉcòn 50%. Một số nghiên cứu độc lập xác nhận hiện trạng này. [5]

2. Hệ quả là diện tích vùng lụt hàng năm sẽ giảm và trực tiếp gây thiệt hại cho ngư nghiệp. Mặthồ Tonle Sap, theo mùa lan rộng lên gấp 6 lần từ 2,000 km2 ở tới 14,000-18,000 km2 từ hạnsang lũ. Tonle Sap mất đi có thể 50% diện tích vùng lụt; thời gian lụt sẽ rút ngắn đi. Cá sẽ mấtđi nơi sinh sản và không đủ có nhiều thì giờ tăng trưởng và do đó tiềm năng sản xuất ngư sảnsẽ phải giảm nặng hơn diện tích. Theo tài liệu MRC, cá hô (cá bông lau khổng lồ) bắt được ở cao điểm là 61 con năm 1988 đến năm 2002 không thấy và nay rất hiếm, gần như tuyệt chủng.[6]

3. Tonle Sap có thu hoạch ngư sản năm 1973 là 125-160,000 tấn/năm, sang năm 1979-88 chỉcòn 66,000 tấn. Sau khi Manwan, Jinhhong va Dashaosan xây xong lưu lượng nước và thuhoạch ngư sản của Tonle Sap đã sút giảm và thiệt hại theo. Cố vấn môi trường người Anh FredPearce cho rằng phương cách điều hành hồ chứa của Trung Quốc sẽ cắt giảm nước lũMekong đi mất một phần tư và sẽ làm diện tích vùng lụt Tonle Sap xuống còn một nửa [7]. Saunăm 1999, vì dùng lưới và thuyền máy nhiều nên thu hoạch tăng nhưng cá lại nhỏ hơn và còn ítcác giống cá hơn.

4. Theo sau khi Trung Quốc cho chất nổ phá rộng ghềnh thác trên Lancang năm 2002, TháiLan báo cáo mất 50% ngư sản tại Chang Rai trong thời gian 2001-2004. Nếu Trung Quốc hoànthành hết 8 đập Vân Nam sẽ có khả năng giữ lại 50% nước sông Lancang thì hậu quả sẽ nặngnề hơn thế nữa. Hồ Xiaowan -Tiểu Loan- sẽ mất 10 năm mới tích lũy đầy mức hoạt động; trong10 năm ấy, lấy đâu Trung Quốc chia cho hạ nguồn ngăn ngừa hạn hán như họ đang hứa hẹn.

5. Sông Lancang Trung Quốc vốn cung cấp khoảng 74 triệu tấn phù sa vào 1962-1992 nhưngđến 1993-2000 chỉ còn 34 triệu tấn phù sa xuống được Chiang Saen Mekong [5]. TS MattiKummu (Helsinki University, Findland) tường trình tương tự ở Chiang Saen, Luang Prabang vàPakse năm 2006 và cho biết đập Jinghong chặn 90% và đập Manwan chặn 68% phù sa VânNam không cho chảy xuống dòng Mekong nữa [2].

6. Hiện tượng mất phù sa làm nước sông “đói” xói mòn ven bờ đề đòi lại phù sa, gây sạt lở, lấnvào thôn ấp ven sông nơi đa số cư dân sinh sống [8]. GSTS TS Walling, chủ tịch WorldAssociation for Sediment and Erosion Research, tường trình về nồng độ và trọng tải phù sa tạiChiang Saen Mekong cho thấy sút giảm đột ngột 1996-1999 và mất rất rõ 50% vào năm 2004.[9]

7. Tạ Thị Kim Oanh và TS Nguyễn Văn Lập (Viện Khoa Học và Công Nghệ) đã ghi nhận vậntốc đất bồi tại Cà Mâu năm 1996 đã mất từ 3,189 xuống 1,401 ha/năm; Bến Tre từ năm 1987đã giảm mất từ 2913 xuống 1,281 ha/năm. Cà Mau đang lùi dần cho biển lấn vào với vận tốc 17ha/năm 1985-1998 [10]. Ðây là những biến đổi vô cùng quan trọng cho hệ sinh thái ÐBSCL cầnđược Việt Nam ưu tiên lưu tâm trên tầm mức quốc gia, nếu không nói là đến lúc phải đánhtiếng chuông báo nguy với MRC và Trung Quốc. Sự việc này đã trùng hợp xảy ra sau khi đậpManwan bắt đầu hoạt động ở Vân Nam (1993-1995). Mối liên hệ trực tiếp của các đập thượngnguồn và sạt lở duyên hải hạ nguồn đã là kinh nghiệm tất yếu xảy ra khắp các sông lớn củatrên giới.

8. Tonle Sap và ÐBSCL gần như không hưởng lợi gì từ những đập thủy điện càng phải dựphòng qua các bài học từ những dòng sông khác. TS Marc Goicho (World Wildlife Fedration) đãkhuyến cáo MRC về lịch sử sự xói mòn duyên hải đồng bằng tại các sông Nile Trung Ðông,sông Volta châu Phi, Danube, Senegal, Ebro và Rhone là vì khai thác thủy điện trên nguồn [8].Phù sa nguồn dinh dường khi bị chặn lại tại những hồ chứa sẽ gây thiệt hại đến năng suất nôngnghiệp. Nhà văn Fred Pearce sho rằng mất phù sa sẽ làm giảm năng suất ruộng dồng, canh tácnông nghiệp phải tốn kém hơn vì cần bù vào bằng phân bón. [7]

9. Hàng trăm giống di ngư trên dòng Mekong sẽ bị thoái hóa và có hiểm họa diệt chủng vì chutrình sống của chúng bị chăn đứng tại các con đập không còn xuống được cuối nguồn để lớnlên và không về lại thượng nguồn để sinh sản. Phù sa giảm, tỷ trọng dòng nước thay đổi theo,độ nổi của trứng và cá con sẽ bị ảnh hưởng. [11]

10. Tác động trên nông nghiệp ÐBSCL, theo TS Robert Tyson (trường ÐH Standford) mùa lũ sẽkhông còn nước nhiều chảy xuống để rửa phèn nữa và mực nước sông đủ thế năng cao đểđưa nước vào Ðồng Tháp Mười để canh tác, thu hoạch ÐBSCL sẽ giảm theo.[ 12]

Những nguy hiểm và vấn nạn khác:1. Nguy hiểm vì Thái Lan dự tính chuyển nước ra khỏi dòng chính Khong Chi Mun.2. Nguy hiểm vì các nước hạ lưu tranh chấp quyền lợi thiếu hợp tác.3. Nguy hiểm vì các khai thác phát triển bất cẩn.4. Nguy hiểm vì điều hành đập bất cẩn và thiếu dự đoán vũ lượng lẫn báo động kịp thời.5. Nguy hiểm vì áp lực từ giới đầu tư, cung cấp vật liệu và máy móc.6. Nguy hiểm vì phân chia lợi cho một số nhỏ và tai hại cho số lớn khác hứng chịu.7. Nguy hiểm vì thiếu nghiên cứu khoa học và kỹ thuật.8. Nguy hiểm vì không có định chế quản lý trong sáng.9. Nguy hiểm vì không ai chịu trách nhiệm khi tai họa hay xảy ra.10. Nguy hiểm vì không có cơ chế bảo vệ và bồi thường.11. Nguy hiểm vì dân cư lựu vực thiếu hậu thuẫn chính trị.12. Nguy hiểm vì thiếu dân trí và dân chủ.

Mekong phải làm gì?

Những bài học đắt giá từ việc khai thác sông ngòi trong 50 năm qua trên khắp thế giới đã buộcWorld Bank ngưng hẳn việc tài trợ cho các dự án thủy điện lớn. Trước cảnh bế tắc này, hai tổchức quốc tế WB và The World Conservation Union (ICUCN) đã thành lập và tài trợ cho tổchức World Commision on Dams (WCD) quy tụ những chuyên viên thượng thặng thế giới năm1999 kết hợp kinh nghiệm, thẩm định lợi hại thủy điện và soạn thảo tiêu chuẩn để khai thác bềnvững và bảo vệ môi sinh cho các công chình tương lai. WCD đã xóa đi nghi ngờ còn lại và côngnhận những tai họa do việc khai thác sông ngòi đã gây ra trong quá kh. WCD đã đưa nhữngkhuyến cáo, từ phương cách nghiên cứu từ đầu để nhân loại phát triển kinh tế và bảo vệ nguồnsống cho đời sau. Tiếc thay, khuyến cáo của WCD vẫn chưa được các quốc gia Mekong nhìnnhận và thực hiện. Ngay cả MRC tuy có nhìn nhận giá trị nhưng cũng chưa đưa các khuyếncáo áp dụng thực tế vào kế hoạch phát triển mà họ có trách nhiệm điều hợp và quản lý.

Dân cư và trí thức cần huy động chính quyền Việt Nam chủ động cứu lấy ÐBSCL; khuyến cáotổ chức ASEAN bảo toàn lưu vực Mekong; khuyến cáo Trung Quốc và MRC ngừng ngay cácdự án thủy điện phản bền vững và thiếu nghiên cứu; khuyến cáo Trung Quốc và MRC theohướng dẫn của World Commission on Dams trong các dự án tương lai.

1. Vận động giới trí thức ASEAN trong vùng và khắp thế giới ý thức lên tiếng bảo vệ 70 triệunông ngư dân và tài nguyên thiên nhiên của lưu vực Lancang-Mekong. Một nhóm trí thứcASEAN đã soạn văn thư khuyến cáo MRC năm 2007 [13]. Khoa học gia thuộc trường Ðại HọcSydney năm 2007 đã cùng các nhà khoa học khắp thế giới gởi thư tới MRC thỉnh cầu ngưngdự án xây đập Don Sahong [14].

2. Vận động dân cư lưu vực lên tiếng đòi hỏi MRC cung cấp phân tích khoa học độc lập vàcông khai về lợi hại toàn lưu vực, phải bảo đảm bền vững môi sinh và kế sinh nhai dân cư trongtất cả các kế hoạch khai thác trong lưu vưc.

3. Vận động khối ASEAN đoàn kết tạo thành một đối trọng với Trung Quốc về chính trị.

4. Vận động MRC thành một cơ quan môi sinh bảo vệ quyền lợi hạ nguồn trước thượng nguồn.

5. Vận động NGO thế giới hợp tác với ASEAN NGO để học kinh nghiệm của những lưu vựckhác.

6. Thành lập một phân khoa nghiên cứu quốc tế chuyên về Mekong tại Ðại Học Cần Thơ, ViệtNam đào tạo chuyên viên để nghiên cứu việc phát triển bền vững lưu vực như BS Ngô ThếVinh đã đề bạt trên tạp chí Ði Tới vào năm 2002

7. Kết hợp với dân cư Vân Nam nâng MRC thành Lancang-Mekong River Commission LMRCtrong đó có Trung Quốc cùng tham gia và cùng soạn thảo kế hoạch phát triển bền vừng chungcho toàn thể hệ sinh thái.

8. Lập Quỹ Bảo Vệ Lưu Vực - Mekong Basin Proctection Agency - độc lập do NGO của các lưuvực và chuyên gia quốc tế hợp tác nước điều hành. Toàn thể lưu vực sẽ dành riêng góp vàoquỹ này 2% vốn tổng số đầu tư (khoảng $1 tỉ USD), và 5% số thu (khoảng $50 triệu USD) tuyrất khiêm nhường cho 70 triệu người nhưng mới có ngân khoản để đền bù cho nạn nhân lụt lội,hạn hán, tái thiết các thiệt hại và hồi phục do sự rỉu ro hay khai thác các sơ suất.

Ðôi điều kết luận.

Miền Bắc Trung Quốc có 380 triệu dân và số nước cho từng đầu người chỉ được 6% so vớitrung bình thế giới. Họ chuyển nước từ Dương Tử lên Hoàng Hà và có thể sẽ từ Lancang lênDương Tử. Số 8 con đập Vân Nam sẽ tránh cho họ xây 50 nhà máy điện than. Cuộc đấu tranhMekong với Trung Quốc không phải hay chưa phải đổ máu nhưng là sống còn và vô cùng camgo không khác gì các tranh chấp lãnh thổ ngàn năm trước. Trung Quốc đã cang tâm bắt cảtriệu dân Trung Quốc hạ nguồn sông Hoàng Hà và Dương Tử phải hy sinh cho các đại côngtrình thủy điện. Với dân số cao và tăng trưởng không thể ngừng, họ đã không dừng lại tại ẢiNam Quan hay đảo Hải Nam để Nam tiến dần và chiếm lấy biển Ðông bất chấp các quốc gia ởcạnh đó. Vân Nam Lancang nằm hoàn toàn trong lãnh địa của họ, sự Trung Quốc nhượng bộcho Mekong càng khó khăn vô vàn, nhưng không phải vì thế người Việt và Cam Bôt sẽ đểTonle Sap và ÐBSCL bước từng bước thành tử địa

Dân cư, sinh vật và thảo mộc cả lưu vực Lancang-Mekong, sẽ mất nguồn sống vĩnh viễn nếucác nước hạ nguồn không cùng ngồi lại bảo vệ sinh tồn của mình trước các dự án khai thác đạiquy mô đang gấp rút diễn ra ở Vân Nam và những dự án dứt điểm Tonle Sap và ÐBSCL đangâm thầm thai nghén tại hạ nguồn.Dân cư hạ nguồn sẽ không phủ nhận lợi ích của thủy điện của cả lưu vực nhưng phải phủ nhậnhoàn toàn cung cách khai thác tắc trách, nguy hiểm và tác hại không đồng đều đang đượctranh đua thực hiện khắp lưu vực.

[3] Michael Richardson, Dams in China, Yale Global, July 16, 2009http://yaleglobal.yale.edu/display.article?id=12580

[4] Southeast Asia River Network, A Case Study of Lancang-Mekong, November, 2004,http://www.livingriversiam.org/mk/mek_down_impact_en.pdf

[5] Lu, Siew, Water discharge and sediment flux changes over the past decades in the LowerMekong River: possible impacts of the Chinese dams, http://hal-sde.archives-ouvertes.fr/docs/00/30/48/34/PDF/hess-10-181-2006.pdf

[6] Mahasarakarm et al, Fisheries of Thailand, Mekong Development Series No 5, MRC, May2007,http://www.mrcmekong.org/download/free_download/Mekong-Fisheries-of-Thailand-Eng.pdf

[7] Pearce, IRN, Damming of the Mekong: Major Blow to an Epic River, Yale Enviroement, 360,June 22, 2009, http://e360.yale.edu/search.msp

[8] Marc Goicho, Towards an understanding of Mekong River geomorphology,http://www.mrcmekong.org/download/Presentations/sediment-monitoring/SO_Goichot_speech_Towards%20an%20understanding%20of%20Mekong%20River%20geomorphology.pdf#search=”sediment“

[9] Walling, Sediment Data for the Mekong, MRC October21-22, 2008http://www.mrcmekong.org/download/Presentations/sediment-monitoring/SO_Walling_Status%20of%20Sediment%20Data%20at%20MRC.pdf

[10] Ta Thi Kim Oanh, Nguyen Van Lap, Yoshiki Saito, Sediment processes in the MekongRiver Deltahttp://www.mrcmekong.org/download/Presentations/sediment-monitoring/S4_Nguyen_Sedimentation%20processes%20in%20the%20Mekong%20River%20delta.pdf

[11] Catch and Culture, MRC September 2008,http://www.mrcmekong.org/download/programmes/fisheries/Catch_Culture_vol14.2.pdf

[12] Tyson Roberts, Downstream Ecological Implications of China's Lancang Hydropower andMekong Navigation Project http://vxtbg.brim.ac.cn/Symposium/Proceedings.pdf#page=48

[13] 2007 Petition Against Lower Mekong Dam, http://www.internationalrivers.org/en/node/4421http://www.internationalrivers.org/files/Mainstream%20MRC%20letter%20Nov%2013%202007.pdf[14] Scientists concerned for the sustainable development of the Mekong River, The Unversityof Sydney May 25, 2007http://www.internationalrivers.org/files/Don%20Sahong%20scientists%20May%202007.pd

Mekong - dòng sông quốc tế

Sông Mekong là dòng sông quốc tế dài 4,800 km phát nguồn từ vùng Thanh Hải, Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Miến Ðiện, Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam ra biển Ðông. Lưu vực sông Mekong rộng 795,000 km2 và lưu lượng ra biển trung bình 15,000 m3/giây, 775 tỉ m3/năm - thứ tám trên thế giới. Nước Mekong chảy về hạ nguồn từ 2,000 m3/giây vào mùa hạn và tăng lên 50,000 m3/giây vào mùa lũ hay tăng lên 25 lần; chảy về Tonle Sap tăng 50 lần.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

Hội thảo Anh ngữ "Vượt qua rào cản văn hóa và ngôn ngữ"

Thân mời quý anh/chị đến tham dự chương trình hội thảo trong khuôn khổ hội trại Anh ngữ Cross-border Camp" với chuyên đề: "Overcome the barriers of cultures and languages." (tạm dịch: "Vượt qua rào cản văn hóa và ngôn ngữ:)

Với 5 chủ đề chính:
- Generation gap; (Khoảng cách thế hệ)
- Cross-cultural love; (Tình yêu xuyên văn hóa)
- Studying and working in a multi-cultural environment; (Học tập và làm việc trong môi trường đa văn hóa)
- Social activities in international environment; (Hoạt động xã hội trong môi trường quốc tế)
- Global climate change: Exploration through cultural expression. (Biến đổi khí hậu toàn cầu: Khám phá thông qua biểu đạt văn hóa)

Join Nemo in Cross-border Camp

Interested persons are invited to attend the Cross-border Camp workshop with main theme "Overcome the barriers of cultures and languages" and five topics:
- Generation gap;
- Cross-cultural love;
- Studying and working in a multi-cultural environment;
- Social activities in international environment;
- Global climate change: Exploration through cultural expression.

The program is designed as an English-speaking workshop for participants to practise and improve their communication skills and enhance new knowledges based on what are discussed.

Time: 8:00-11:00, June 25, 2011
Venue: Room C103, University of Social Sciences and Humanities - VNUHCM, 10- 12 Đinh Tiên Hoàng, District 1.
Workshop fee: 20000VND/pax (free for campers)

Register to book a seat online at: https://spreadsheets.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dDBvSzJLdDduQ2RvYWtwUUd0bU1pZ2c6MQ

Or register to be a camper at: https://spreadsheets.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dDU4UGJMWkNmclZaOFJPSWZNUDJIWWc6MA

Or register and submit fee directly at:

Center for Career Orientation and Human Resources Development
Room C.001, University of Social Sciences and Humanities - VNUHCM
10 - 12 Đinh Tiên Hoàng, District 1, Tp.HCM
Tel: (848) 39102989 - 0902 848 163 (Mr. Quốc) - 0987 047 309 (Mr. Kim)

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

What did Nemo write to ASEF?

I did a research in music translation and had interaction with ancient music in my country and think the translation of music into another language is a way to promote it to outside world and also a way to help maintain cultural heritage through translation. By other meaning, it is also a way to help people understand more about other cultures and therefore contribute to the mutual understanding and peace between groups of people and nations. I would want to meet and share with other participants of ASEF about my concern and if we can do something else to collaborate.

Today's globalised world is recognized by cultures, therefore cultural heritage plays the role as a tool for people to reveal who they are, what they belong to when they start a dialogue with outside world. In the ASEM context, where we have a protocol to exchange ideas across continents on a basis of mutual understanding and respect to each other. cultural heritage is one of the most important thing to connect East and West through the understanding of ancient values that formed the modern world, and the practising of that knowledge to build a better world by working together in the ASEM spirit.

In another outlook, cultural heritage is what we can not easily change it to our own will, but only to become part of it in a more modern form. For example, the ancient city of Hội An is related to many things in the past that connects Vietnam with the world, especially Japan and the West, its people now take advantages of those ancient values to get involved in the tourism industry for keeping it alive through time. And if they fail to keep their cultural heritage, they will become forgotten.

Another example is the ancient music in Southern Vietnam, which is called "đờn ca tài tử" by the locals. The locals, who are combination of different groups of people from many places of the world, have created the mixture of ancient music of the region under the mainstream of Vietnamese traditional music. To understand about đờn ca tài tử, is an approach to understand the history of Southern Vietnam, and therefore a way to understand how to dialogue with the people there. It is the same for cultural heritage in ASEM context.

Finally, in any situation, cultural heritage is an important tool to reveal our identities and help people connect better on the basis of a world of diversity and peace.

May 2, 2011

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Khoảnh khắc mơ

Có người gọi nó là sự hi sinh.
Có người lại gọi là sự đánh đổi.
Người thì nói là "trả giá".
Người thì cho là hoàn cảnh.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Thương chị - Love you

Chị có đôi mắt đẹp
Như mắt bò
Em thích

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Chuyện nhỏ về cá ngựa

Ngày này năm một ngàn chín trăm hồi đó, con cá ngựa thứ bao nhiêu không biết đã được sinh ra. Nói cho trúng thì tính theo lịch của cái xứ mà người ta hay gọi là "phương Tây", thì nó rơi vào ngày 01 tháng 05, tức là cái ngày Quốc tế Lao động. Nghe mẹ nó kể lại, hình như lúc nó chọn lúc chào đời là buổi tối khoảng 6 giờ.

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Ngày thống nhất

Có một ngày gọi là ngày thống nhất, mà người ta thường thích gọi là ngày chiến thắng hay ngày chiến bại. Nhưng dù ai nói gì chăng nữa, ngày thống nhất vẫn chỉ là ngày thống nhất, với tất cả những yếu tố mâu thuẫn nhau kết thành.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Ánh sáng - The light

Chỉ đơn giản là một bài thơ khác trong tinh thần của hòa bình và yêu thương.

Tôi vừa thấy ánh sáng đêm nay
trong hốc sâu đôi mắt
đó là khi những đôi tay
chạm vào nhau mềm mại.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Ba mươi tháng tư - April thirtieth

Với những người làm chính trị có liên quan đến khu vực miền Nam Việt Nam, ba mươi tháng tư là dịp phô trương thành tích hay chiến bại theo hướng có lợi cho tổ chức hay cá nhân họ. Với cha mẹ tôi, đó là một sự bình yên đến sau những căng thẳng thời cuộc, để con người ta tự do tỏ bày tình yêu thương đồng loại. Với thế hệ trẻ chúng tôi, ba mươi tháng tư là dịp để hội hè, vui chơi trong niềm vui kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, và để bắc những nhịp cầu hữu nghị của tinh thần tuổi trẻ, không bị giới hạn bởi những ngăn cản thế hệ.

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

Cá tháng tư - một kiểu hội nhập trớt quớt

Ngày 1 tháng 4 năm 2011, kỉ niệm 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Một ngày bình thường trong văn hóa phương Đông, một ngày để tưởng nhớ một nghệ sĩ du ca vì hòa bình. Một buổi hẹn nhỏ của một nhóm bạn bè để gọi là đánh dấu một tháng phong trào thanh niên hàng năm.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Nghe Đan Trường và Cẩm Ly hát "Bông sầu đâu"

Đây là một bài hát tình yêu mang âm hưởng dân ca kể về tình yêu của đôi bạn trẻ lớn lên cùng kỉ niệm với bông hoa sầu đâu, có tên khoa học là Azadirachta indica, sinh trưởng ở khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới. Theo trang bách khoa thư "Lao Non-Timber Forest Products" (tạm dịch: Những sản phẩm không làm từ gỗ rừng Lào) tên gọi "sầu đâu" trong tiếng Việt Nam tương đồng với cách gọi "sadao" của người Thái Lan và "sdau" của người Khmer khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.


Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Nghe Elvis Phương hát "Rồi có một ngày"

Bài hát "Rồi có một ngày" là một sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Đây là một bài hát có sức lay động mãnh liệt và sống mãi cùng thời gian.

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Một ghi chú nhỏ cho năm mới

Tôi đã ở lưng chừng hư không và có cảm tưởng mình là người rất tệ đối với nhiều người.

Tôi nợ nhiều người mình tình cờ gặp trong đời với tất cả sự giúp đỡ thậm chí là hi sinh của họ với hành trình của tôi.

Như một đứa trẻ, và vẫn là một đứa trẻ, tôi đã không nhận ra rằng tôi nên làm một điều gì đó để CHO HỌ THẤY tôi cảm thấy biết ơn như thế nào và rằng tôi nên làm một điều gì đó để đáp trả lại.

Just a note for the new year

I was in the middle of nowhere and I feel like I am the very bad person to many.

I owed many people which I met by chance through the years with their supports and even sacrifices to my journey.

As a kid, and still a kid, I did not realize that I should do something to SHOW THEM how I feel grateful for them and that I should do something in return to that.

And when I start to think as an adult, I know that I will never return them all what they have given me, at the right timepoint of life, which is can not be measured by money or time but by love and gratitude.

The habit of focusing on action rather than expression have put me go further in some specific fields of interest but it have put me backwards to the rest of society.

As a adult, but still a kid, I have to learn to express that would want to do anything good to everybody in my ability in my fields of expertise, as what I have been doing for years without recognition or with misrecognition from my beloved ones.

I am always thinking big and always found my like-minded to share and learn from each other, but I forgot to think small with the persons I have strong dependence on.

I saw a big conflict in me.

I have to solve it.

I need to keep what describes me as a specific person to the society.

And I must change to integrate my role as specific person with the other as a normal person.

It will be very hard to do.

But that's what I should do in order not to waste my life doing things that my beloved ones do not benefit from.

The last thing for this note I would want to say: I love what am doing now in community activities, though sometimes misinterpreted as I am spending money as a rich man to charity funds and we all know that is not true, because I find it a good way for me to return what the community, through specific persons, have given me for years.

I believe in common knowledge of good karma. The more you do good things, the more you receive good things as well.

Everything happens for a reason. And if you can do something good for others' children, they can also do something good for your children too.

See the Vietnamese version of this post here: http://family.littlehorsefish.com/2011/02/mot-ghi-chu-nho-cho-nam-moi.html

The three poems of Lò Ngàn Sủn

This lunar new year, I read by chance these three poems and found it very interesting. Lò Ngàn Sủn is a minority ethnicity's poet in Vietnam. He has a famous poem named "Chiều biên giới" (Afternoon at border) which was rearranged into a song with the same name. In this post, please enjoy my literal translation of his three poems I mentioned above. In the photos are the full text of Vietnamese versions taken from the Ethnicity and Development Newspaper.




THE BEAUTY
"Who wrote your name by sunlight
Who draw your image by moonlight"
(Dáy folk song)
The beauty looks like snow
Touch and feel hot
The beauty looks like fire
Touch and feel cool
People not thirsty - will be when see the beauty
People not hungry - will be when see the beauty
People wanna die - will not want anymore when see the beauty
Oh!
The beauty is dream
Hang in front of everybody's eyes!


BEING OLD, PAIN, DEATH
Being old is something so fearful
Why do we make others getting old sooner?
Pain is something so horrible
Why do we make others getting so much pain?
Death is something so terrific
Why do we make others die?
Oh God, who can predict
How long that man will make others suffering?

MISS
Since there is miss contests
The sky is higher
The soil is more fertilized
The forest and trees are with more flowers and fruits
The stream flows more powerful
The river is greener
Homeland
Country
Is raised higher than before
By the steps of the beauty.

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Bạn quên ta rồi có phải không? - Do you forget about me?

Cuộc đời có khi quên, khi nhớ. Khi nhớ, nhớ thật nhiều. Khi quên, quên thật sâu. Có khi lơ lửng ở lưng chừng hư không. Ta quên bạn, hay bạn quên ta, cũng là quên nhau thôi. Quên như một lẽ thường tình của dòng thời gian bạc mệnh.

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

Cáo tật thị chúng - 告疾示眾 - Báo bệnh công khai - To publicize illness

"Cáo tật thị chúng" (Chinese script: "告 疾 示 眾", English: "When having disease I tell everybody") is poem by Mãn Giác zenmaster (1052 – 1096). It is said that he wrote the poem when he was having a disease, and he wrote it to advise other people. The highlighted image of the poem is apricot, a kind of flower that blossoms in springtime in Vietnam.



Notice the contrast between the first and last line; also, the last line of the poem is a fragment sentence, without a verb, showing the state of unborn, unmoving, undying. While the stream manifests as endless waves rising and falling, the nature of water stays unmoved, uncreated. Now look at your mind, and see thoughts coming and going, arising and vanishing. The mind is just like a mirror that shows you the images of all things reflected. All images come and go, but the reflectivity is still there, unmoving, undying. Now, listen to the sound of two hands clapping, then listen to the sound of one hand clapping. Do you hear the soundless? The sound comes and goes, but the nature of hearing ability is still there even in your sleep, unchanging, unmoving, undying. 

Original text: (as quoted from: http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3n_Gi%C3%A1c)
春去百花落
春到百花開
事逐眼前過
老從頭上來
莫謂春殘花落盡
庭前昨夜一枝梅

Vietnamese latin text for Sino-Vietnamese scripts:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Vietnamese meaning translation: (as quoted from: http://www.viethoc.org/phorum/read.php?15%2C50753)
Xuân đi, trăm hoa rụng,
Xuân đến, trăm hoa nở.
Việc đời ruổi qua trước mắt,
Tuổi già hiện đến từ trên mái đầu.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua, một cành mai trước sân.

Vietnamese text by Ngô Tất Tố: (as quoted from: http://www.erct.com/2-ThoVan/VuQuyen/Nhat_Chi_Mai.htm)
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Ðừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Ðêm qua sân trước một cành mai.

Vietnamese text by Ngô Tất Tố: (as quoted from: 1. Thơ văn Lý-Trần, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, tr.299 2. SGK Ngữ văn 10, Tập 1, NXB Giáo dục, tr.140)
Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân tới, trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua, sân trước một nhành mai.

English translation: (as quoted from: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-79_4-8617_5-50_6-1_17-9_14-2_15-1/)
When spring goes, all flowers die.
When spring comes, all flowers smile.
Before the eyes, all things flow endlessly.
Over the head, old age comes already.
Don’t say that with the spring gone, all flowers fall.
Last night, in the front yard, a branch of apricot flower.

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

Unicorn dance for first day of lunar new year

Every lunar new year, my brother accompany his friends in the unicorn dance team to perform around the township. Below is the footage I took with my brother on February 3, 2011 or the first day of lunar new year, which is known as year of the cat in Vietnam and Vietnamese-speaking communities, and year of the rabbit in China and other Asian countries as well as Chinese-speaking communities around the world. You can enjoy the footage with my voice as narrator. :)



Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

Cái máy ghi âm và tình duyên lận đận

Hôm nay nói chuyện vu vơ lơ mơ vật vờ về cái máy ghi âm và những cái trọng tâm. Nói đúng ra thì cái máy ghi âm cũng là một cái trọng tâm nhưng tâm không đủ sâu nên cần phải nói rất lơ mơ. Số là, tình duyên cái máy ghi âm lận đận trái mận ăn vận không hợp thời, nên đôi khi gặp vài chú sâu cắn câu ở tạm thiệt là lâu. Rồi thì do kinh phí không có con cò lò dò lần mò nên phải đi mượn cái máy ghi âm và cái máy chụp hình của Bình. Tình hình là cái máy chụp hình của Bình rất hữu tình, và linh tinh, nên đôi khi chụp cũng rất lung linh cung kính. Còn cái máy ghi âm thì cứ lận đận trái mận nên đôi khi nóng giận máy ghi âm tắt xịt tối mịt trời mưa kẻo kịt làm cho bá quan văn võ nghiệp dư không thiếu tiu nghỉu buồn thiu như con miu miu tắm nắng buổi chiều.

Giới trẻ châu Á bàn về biến đổi khí hậu

Bài này ban đầu định đặt tựa là "Thanh niên Việt Nam góp tiếng nói chống biến đổi khí hậu" (sau khi xem xét một vài tựa khác dài hơn và "hoành tráng" hơn như "Thanh niên châu Á - Thái Bình Dương bàn về biến đổi khí hậu"!). Cuối cùng, vì ám ảnh đường lối chỉ đạo viết tin của anh sếp khó tính nên sửa thành cái tựa như bây giờ. Bài báo không biết khi nào được đăng, đành tung lên đây trước là để đưa cái tin và tự lăng xê mình (:">), còn tin có thông hay không thì chờ coi độc giả phản hồi thế nào vậy.

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Hai trăm năm tình nghĩa cây đèn dầu

Bài thơ này tôi viết cho những cảm xúc chân thành và thân thương vô hạn, gửi đến những vị tiền bối và những người bạn bên kia bán cầu đã cùng nhau không mệt mỏi góp phần hàn gắn mối quan hệ đầy thăng trầm của hai dân tộc Việt - Mỹ, nhân sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử ngoại giao hai nước, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ra tuyên bố chung.

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Nghe Thu Hương hát "Chú voi con ở bản Đôn"

Bài hát này không chỉ dành cho thiếu nhi về độ tuổi, mà còn dành cho thiếu nhi về tâm hồn.


Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

Nghe trường ca "Người Việt Nam" của Trương Quý Hải

Mới đây, VTV4 giới thiệu với khán giả tác phẩm mới của nhạc sĩ Trương Quý Hải ra mắt nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trường ca "Người Việt Nam" đã được dàn đại hợp xướng 1309 người của công ty FPT biểu diễn ngày 09/10/2010 vừa qua. Xin giới thiệu cùng quý bạn nhạc và lời tác phẩm trích từ nguồn mạng Quân sự Việt Nam, đã có chỉnh sửa một số lỗi chính tả bỏ dấu.


Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...