Con người có lòng tham thì phải giàu lên chứ, sao lại nói là nghèo đi? Bởi vì do lòng tham, người ta chỉ sống cho riêng mình, do tính tham của bản thân quá lớn hoặc do tác động của xã hội xung quanh mình, nên người ta đẩy những người yếu thế hơn vào chỗ cùng khổ hơn, và những người bị xem là cùng khổ, vốn rất hạnh phúc vì không có gì để lo lắng, có thể tự do tự tại thì lại bị chính tác động của lòng tham kia trở thành nhóm người bị thương xót, bị khinh bỉ.
Chính vì lòng tham không được kiềm chế, nên người ta không còn nhận ra được lý giải cho định nghĩa về hạnh phúc của người bị xem là tầng lớp dưới. Sự khác biệt này quá lớn đến nỗi khi thay đổi vai trò xã hội cho nhau, người ta sẽ phải chịu những dư chấn nặng nề về tâm lý. Nỗi lo sợ trở nên bần cùng không biết sống thế nào của người giàu cuối cùng cũng sẽ tan biến khi người ta quen dần với lối sống bình dân, nhưng ban đầu nó sẽ không khác gì hơn một thảm trạng về tâm lý. Cũng như khi người ta cho rằng một kẻ lang thang như ông Bùi Giáng là đáng thương xót vậy, nhưng làm sao một người có quyền phán xét một chuyện như vậy chỉ theo góc nhín hoàn toàn chủ quan của mình. Trong khi đó, nhà thơ Bùi Giáng làm nên những chuyện đáng kinh ngạc mà trong giới cầm bút có mấy ai từng làm được.
Hoặc ông Trịnh Công Sơn đã đi tìm hạnh phúc đời mình ra sao, mà tại sao ổng không chịu theo con đường đi kiếm tiền để trở thành đại gia này đại gia kia. Rốt cục đã đề lại cho đời những bản thơ ca gây ám ảnh nhiều thế hệ, đủ mọi ngóc ngách xã hội và chân trời. Không biết ông cảm thấy hạnh phúc ra sao, nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy tham vọng của riêng ông là làm sao cho càng nhiều người càng tốt có gì đó để đồng cảm và xoa dịu tâm hồn những khi gặp bất ổn nội tại.
Vậy triệt tiêu lòng tham sẽ có hạnh phúc phải không? Tôi không chắc về điều đó, mỗi chúng ta phải tự tìm hiểu và trả lời cho riêng mình thôi.
0 bình luận:
Đăng nhận xét