Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Cách nghĩ về tinh thần công dân

Có thể bạn có điểm này hoặc điểm kia không đồng ý với chính phủ quốc gia nơi mình sinh sống mà bạn có quyền công dân (nếu bạn không có quyền công dân thì tốt nhất bạn phải tuân theo luật lệ dành cho người nước ngoài), thì bạn cũng cần nhớ lại rằng chính phủ đó vốn chỉ là một bộ máy đại diện cho người dân quốc gia đó. Họ tốt hay xấu, một phần cũng phản ánh tính cách của người dân quốc gia đó. Thay vì đòi thay đổi họ, sao không tự thay đổi mình và cộng đồng để có những người đại diện tốt hơn.

Một ví dụ cụ thể và sinh động là: nếu một khu phố toàn những người sống lành mạnh và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, rất dễ tưởng tượng ra một lãnh đạo khu phố luôn tươi cười và đối xử với cộng đồng rất nhẹ nhàng dù là một khu ổ chuột hay xóm nhà tường, ngược lại một khu phố quy tụ đa số những người thích hành xử bằng bạo lực thì có thể hình dung ra người lãnh đạo khu phố phải là một người có thể lực nhất định để có thể đủ uy tín dàn xếp những xích mích giữa các gia đình trong khu phố đó.

Vì thế, tôi có quyền lấy tất cả sự hoài nghi của mình dành cho những người luôn kêu gọi bác bỏ một chính phủ để... làm gì chưa biết, mà đa số là theo sự thúc đẩy của một bên thứ ba không ở quốc gia đó và với những định kiến một chiều (đôi khi được phóng đại đến mức cực đoan) xuất phát từ cá nhân về một nhóm người từ quốc gia nào đó. Những người kêu gọi đó hẳn nhiên không có một định hướng gì trong đầu, hoặc đã dùng sự nhiệt tình của mình mà không có một sự nghiêm túc cân nhắc cần thiết, đôi khi vì lợi ích cá nhân nào đó, và do đó chẳng thể gọi là có ý định cụ thể nhằm làm thay đổi tích cực một cộng đồng nào.

Thật đáng buồn, nếu số lượng phản hồi tiêu cực về cách nghĩ này không phải là thiểu số.

0 bình luận:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...