Thí dụ như mạng Yahoo! 360 ở Việt Nam trước đây phát triển rất mạnh dù nó chẳng có chút gì giống như các mô hình mạng xã hội bây giờ nhưng vì nó đánh đúng nhu cầu cần chia sẻ và kết nối của cộng đồng mạng Việt Nam nên nó vẫn sẽ luôn luôn là giữ một vị trí khong thể thay thế trong ký ức của một thế hệ công dân mạng.
Hiện nay, với sự ra đời của hàng loạt mạng xã hội chức năng và hàng loạt mạng xã hội kéo theo nhằm chia sẻ lượng người dùng tiềm năng của các mạng xã hội số đông (lấy số lượng làm chính để phục vụ quảng cáo nuôi dịch vụ) nhưng không hoàn toàn triệt tiêu người dùng của đối tác, có thể thấy sự kết nối của cộng đồng mạng đã bước lên một bậc cao hơn rất nhiều, có thế so sánh như hình ảnh một đại siêu thị đã hình thành với hệ thống khắp nơi so với các khu chợ nhỏ lẻ trước đây không đồng bộ về chất lượng và số lượng hàng hóa.
Sự kết nối của các mạng xã hội với sự ra đời của loại hình thẻ căn cước mở cho phép người dùng thuận tiện hơn trong việc tham gia cùng lúc nhiều mạng xã hội khác nhau nhưng không phải đăng ký thêm các tài khoản mỗi khi cần sử dụng dịch vụ liên quan. Chúng ta hoàn toàn có thể tưởng tượng ra một xã hội mạng tương lai với một cổng thông tin thống nhất mô phỏng xã hội thật do nhiều mạng xã hội thông qua sự hợp tác bắt buộc theo nhu cầu phát triển của người dùng.
Ít nhất, đó là lý thuyết cho thấy Google+ và Facebook sẽ chỉ vờ đánh nhau bằng miệng cho truyền thông có cái để tường thuật lắp đầy trang thông tin của mình. Về cơ bản, hiện nay nhiều dịch vụ của các hãng kinh doanh mạng xã hội lớn có xu hướng hợp tác với nhau hoặc thâu tóm và liên kết với các dịch vụ địa phương như kiểu Windows Live đang làm.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một góc nhìn, hãy chờ xem các mạng xã hội nói trên sẽ phát triển như thế nào để có một đúc kết kế tiếp.
0 bình luận:
Đăng nhận xét