Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Nghe Đan Trường và Cẩm Ly hát "Bông sầu đâu"

Đây là một bài hát tình yêu mang âm hưởng dân ca kể về tình yêu của đôi bạn trẻ lớn lên cùng kỉ niệm với bông hoa sầu đâu, có tên khoa học là Azadirachta indica, sinh trưởng ở khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới. Theo trang bách khoa thư "Lao Non-Timber Forest Products" (tạm dịch: Những sản phẩm không làm từ gỗ rừng Lào) tên gọi "sầu đâu" trong tiếng Việt Nam tương đồng với cách gọi "sadao" của người Thái Lan và "sdau" của người Khmer khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.



Gỏi sầu đâu là một món đặc sản món ăn yêu thích của người miền nam Việt Nam, cụ thể là ở vùng vùng Bảy Núi và Châu Giang - Châu Đốc - An Giang. Châu Giang là "thủ phủ" của người Chăm ở Nam bộ, Bảy Núi là nơi cư trú rất đông của người Khmer. Từ "sầu đâu" được cho là phiên âm từ tiếng Khmer khi người Châu Giang thuần dưỡng sầu đâu mọc hoang ở vùng Bảy Núi. Điều thú vị là tên gọi của bông hoa này trong tiếng Việt Nam có hai âm tiết được áp dụng để chơi chữ như trong hai câu cuối của bài hát này. Sầu đâu còn có tên gọi khác trong tiếng Việt Nam là: sầu đông, nim, xoan sầu đâu, xoan ăn gỏi, xoan trắng, xoan chịu hạn, xoan Ấn Độ.


Sầu đâu, rụng bến cầu ao
Nhớ ngày nào mình chơi mua bán
Em giả đò than, em rao lời bán
Giả đò, em ế quá anh ơi.

Ngày mùa đùa vui, mình mua bán than
Em người rao bán, anh người đi mua
Cùng nhau lượm bông sầu đâu
Những ngày mùa, mưa ngâu lất phất
Anh giả đò xem em đem hàng bán.

Giả đò mua hết mớ em mang
Rồi cùng cười vang, trò chơi bán than
Bây giờ nơi ấy, duyên đầu mưa ngâu.

Vì đâu, trong héo ngoài tươi
Có phải em cười nhưng dạ chẳng vui
Chiều nay nơi ấy anh ngồi
Sầu đâu rơi rớt anh lòng mưa ngâu.

Tìm đâu, đâu nửa cuộc chơi
Em bỏ đi rồi, mơ mộng phố đông
Sầu đâu, đâu muốn em sầu
Sầu đâu bông trắng, anh sầu em đâu.

0 bình luận:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...