Theo một số nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có nguồn gốc văn minh lúa nước từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, và sau này cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam (đánh chiếm Trung Nguyên và phía nam sông Dương Tử), các nhà nước quân chủ Trung Quốc thuộc văn minh du mục và trồng khô đã tiếp nhận văn hóa gốc nông nghiệp bản địa và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của các dân tộc Đông Á như Triều Tiên với Chuseok (Đại trung thu), Nhật Bản với phong tục Tsukimi (Ngắm trăng) từ thời Heian (794-1185). Theo nguồn Tân Hoa Xã, Trung thu tiết ở Trung Quốc bắt đầu phổ biến vào đầu triều Đường (618-907). Một dẫn chứng cụ thể hơn là có môt câu chuyện dân gian giải thích lí do tại sao Rằm tháng Tám được tổ chức như một ngày lễ cấp nhà nước từ lúc bắt đầu triều Minh (1368–1644), đó là vì nó nhằm kỉ niệm một cuộc nổi dậy chống lại những nhà cai trị Mông Cổ của triều Nguyên (1279–1368). Theo đó, vì việc tụ tập họp nhóm bị cấm, nên những người nổi dậy không thể nào có cơ hội bàn bạc kế hoạch. Do biết rằng người Mông Cổ không ăn bánh trung thu, nên Lưu Bá Ôn (người tỉnh Triết Giang), cố vấn của lãnh đạo nhóm nổi dậy là Chu Nguyên Chương, quyết định tổ chức nổi dậy vào đúng dịp Rằm tháng Tám, bằng cách cho người đi phân phát bánh trung thu cho người dân thành Đại Đô (Bắc Kinh ngày nay) với danh nghĩa là chúc hoàng đế Mông Cổ trường thọ. Tuy nhiên, bên trong mỗi cái bánh có một mẫu giấy với thông điệp: "Giết người Mông Cổ vào ngày mười lăm tháng tám" (tạm dịch từ "Bát nguyệt Thập ngũ, dạ sát Thát tử"), và đúng vào đêm Rằm tháng Tám, những người nổi dậy tấn công lật đổ chính quyền triều Nguyên, lập nên triều Minh của Chu Nguyên Chương. Một chi tiết đáng chú ý là chính quyền trung ương Trung Quốc chỉ vừa mới công nhận Rằm tháng Tám là một ngày nghỉ lễ chính thức từ năm 2008, sau khi đưa nó vào danh sách "di sản văn hóa phi vật thể".
Tại Việt Nam, phong tục truyền thống vào dịp Rằm tháng Tám là cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Tết Trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ, do đó người ta còn gọi Rằm tháng Tám là Tết trông Trăng hay Tết Thiếu nhi, Tết Nhi đồng.
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, và các loại trái cây tươi ngon khác. Hình dạng phổ biến của bánh trung thu cũng khác nhau với hình vuông (Việt Nam), hình tròn (Trung Quốc, Đài Loan, Hương Cảng), hình trăng khuyết (Triều Tiên), và dạng viên xiên vào que tre (Nhật Bản).
Mâm cỗ thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt; xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước, và khi đến hôm trăng tròn, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai... và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung thu. Ở Đài Loan, từ những năm 1980, người ta có xu hướng tổ chức những bữa tiệc nướng ngoài trời thay vì bày mâm cỗ trong gia đình.
Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động từ chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Ở những vùng đô thị lớn, thì tùy điều kiện mà có những nơi chính quyền tổ chức những cuộc rước đèn quy mô lớn với mục đích tạo không khí náo nhiệt vui nhộn dọc theo các con đường ở khu vực trung tâm. Hình dạng lồng đèn phổ biến nhất ở Việt Nam là ngôi sao năm cánh.
Bên cạnh đó, dịp Rằm tháng Tám có có các hoạt động múa rồng (chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc, cụ thể là tỉnh Quảng Đông và Hương Cảng), múa lân (ở Việt Nam, miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) với ý nghĩa con lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà, vì thế có các nhóm múa lân không chuyên lẫn chuyên nghiệp đi biểu diễn ở những nơi được sự cho phép của chủ nhà đổi lại là một phần tiền thưởng may mắn thay cho lời cảm ơn.
Tại Việt Nam, phong tục truyền thống vào dịp Rằm tháng Tám là cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Tết Trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ, do đó người ta còn gọi Rằm tháng Tám là Tết trông Trăng hay Tết Thiếu nhi, Tết Nhi đồng.
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, và các loại trái cây tươi ngon khác. Hình dạng phổ biến của bánh trung thu cũng khác nhau với hình vuông (Việt Nam), hình tròn (Trung Quốc, Đài Loan, Hương Cảng), hình trăng khuyết (Triều Tiên), và dạng viên xiên vào que tre (Nhật Bản).
Mâm cỗ thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt; xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước, và khi đến hôm trăng tròn, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai... và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung thu. Ở Đài Loan, từ những năm 1980, người ta có xu hướng tổ chức những bữa tiệc nướng ngoài trời thay vì bày mâm cỗ trong gia đình.
Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động từ chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Ở những vùng đô thị lớn, thì tùy điều kiện mà có những nơi chính quyền tổ chức những cuộc rước đèn quy mô lớn với mục đích tạo không khí náo nhiệt vui nhộn dọc theo các con đường ở khu vực trung tâm. Hình dạng lồng đèn phổ biến nhất ở Việt Nam là ngôi sao năm cánh.
Bên cạnh đó, dịp Rằm tháng Tám có có các hoạt động múa rồng (chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc, cụ thể là tỉnh Quảng Đông và Hương Cảng), múa lân (ở Việt Nam, miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) với ý nghĩa con lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà, vì thế có các nhóm múa lân không chuyên lẫn chuyên nghiệp đi biểu diễn ở những nơi được sự cho phép của chủ nhà đổi lại là một phần tiền thưởng may mắn thay cho lời cảm ơn.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Rằm tháng Tám còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Phong tục ngắm trăng trong dịp Rằm tháng Tám cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. Tại Trung Quốc, nó gắn với những truyền thuyết về Hậu Nghệ và Hằng Nga (theo sách Hoài Nam Tử), còn ở Nhật Bản thì nó lại xuất phát từ phong trào ngâm thơ vào ngày trăng rằm của giới quý tộc.
Ở khu vực Đông Nam Á, đa số các nước tổ chức trung thu theo phong tục gần giống Trung Quốc. Tại Singapore, cộng đồng người Hoa chiếm hơn 3/4 dân số và làm ăn thịnh vượng, do vậy trung thu là lễ hội lớn thứ hai trong năm, sau Tết Nguyên đán, và kéo dài đến cả tháng trời.
Phong tục ngắm trăng trong dịp Rằm tháng Tám cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. Tại Trung Quốc, nó gắn với những truyền thuyết về Hậu Nghệ và Hằng Nga (theo sách Hoài Nam Tử), còn ở Nhật Bản thì nó lại xuất phát từ phong trào ngâm thơ vào ngày trăng rằm của giới quý tộc.
Ở khu vực Đông Nam Á, đa số các nước tổ chức trung thu theo phong tục gần giống Trung Quốc. Tại Singapore, cộng đồng người Hoa chiếm hơn 3/4 dân số và làm ăn thịnh vượng, do vậy trung thu là lễ hội lớn thứ hai trong năm, sau Tết Nguyên đán, và kéo dài đến cả tháng trời.
0 bình luận:
Đăng nhận xét