Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Lý Đăng-Huy: Hình mẫu Lý Quang-Diệu và Hồ Chí-Minh của quốc gia Đài-Loan đa văn hóa và tôn vinh giá trị bản địa

Lý Đăng-Huy, một công dân thuộc thế hệ tinh hoa đa văn hóa trong 50 năm Đài-Loan thuộc Nhật-Bản, là một hào kiệt thuộc gia tộc họ Lý lừng lẫy châu Á. Nhiều nguồn nghiên cứu cho rằng ông cùng với một vài gia tộc họ Lý tại Cao-Ly và Đông Nam Á có quan hệ thân thích với hậu duệ của vương triều Lý Đại-Việt trên đường tị nạn thay đổi chính trị thời đại.

Là người thừa hưởng nền giáo dục tinh hoa của Nhật-Bản, Lý Đăng-Huy là mẫu người kết nối những giá trị tích cực của mẫu quốc Nhật-Bản vào đời sống Đài-Loan hiện đại sau khi giành độc lập. Khá ngạc nhiên là tinh thần này tương đồng với Lý Quang-Diệu khi áp dụng các giá trị của mẫu quốc Bắc-Đại-Liên (United Kingdom of Britain and Northern Ireland) vào đời sống Sư-Thành (Singapore), hay Hồ Chí-Minh thực hành nhiều nhất có thể các giá trị tinh hoa phổ quát của Thái-Nhân Cộng-Hòa-Quốc (France) và Thế-Quân-Châu Hợp-Chúng-Quốc (United States of America) vào nhà nước non trẻ Việt-Nam. Họ đều giống nhau ở điểm theo đuổi một chính sách kĩ trị với chủ nghĩa quốc gia lành mạnh tận dụng tất cả những nguồn lực có sẵn từ di sản hậu thuộc địa để bồi đắp cho hệ sinh thái chính niệm xã hội độc lập bản xứ.

Các quan điểm cá nhân của ông không chấp dính vào những giới hạn của chính trị ngụy niệm khi ông là người từng là thành viên của hai đảng phái có chính sách đối nghịch nhau là Cộng-sản Đảng và Quốc-dân Đảng trước khi tham gia phong trào Liên-minh Đoàn-kết Đài-Loan và Liên-minh Phiếm-Lục theo đuổi một mô hình bản sắc quốc gia riêng cho Đài-Loan độc lập đối nghịch với Liên-minh Phiếm-Lam theo đuổi chính sách thống nhất với đại lục có điều kiện và Liên minh Chính-Nghĩa Công-Bình.

Gia đình Lý Đăng-Huy gồm cha và anh trai từng phục vụ và hi sinh trong lực lượng quân đội Đế-quốc Nhật-Bản nên ông đã từng bình luận về việc thủ tướng Nhật viếng Tĩnh-Quốc Thần-Xã năm 2001 như sau: "Hoàn toàn bình thường khi một thủ tướng của một quốc gia truy niệm hương hồn của những người đã vị quốc vong thân". Bản thân ông trong chuyến thăm Nhật vào tháng 05/2007 đã đến Tĩnh-Quốc Thần-Xã để vinh danh anh trai và gây tranh cãi khi trong đền cũng thờ những tội phạm chiến tranh hạng A thời Thế chiến Đệ nhị.

Năm 2015, ông cho rằng nhân dân Đài Loan là bộ phận của Nhật Bản vì cả hai từng là "một quốc gia" (không có gì sai) đã gây nên làn sóng chỉ trích từ văn phòng tổng thống đương nhiệm và các chính trị gia theo trường phái dân tộc chủ nghĩa cực đoan tại cả Đài-Loan và Đại lục.

Các năm 2002, 2012 và sau cùng là năm 2016 trong quyển sách "Cuộc đời còn lại: Hành trình đời tôi và Con đường dẫn tới nền dân chủ của Đài-Loan" (Remaining Life: My Life Journey and the Road of Taiwan's Democracy) ông thẳng thắn công khai tuyên bố “Điếu-Ngư-Đảo” thuộc chủ quyền Nhật-Bản, cũng như công khai chính sách ưu tiên văn hóa bản địa để khẳng định quyền dân tộc tự quyết cho quốc gia Đài Loan độc lập trên thực tế nhưng vẫn chưa có một cái tên chính danh do di sản chính sách chủ quyền lỗi hệ thống từ thế hệ trước đó. 

Phản hồi đề nghị bình luận của báo chí, bà Thái Anh-Văn khi còn là ứng cử viên tổng thống đã cho rằng "mỗi thế hệ và mỗi nhóm sắc tộc ở Đài-Loan đã sống một lịch sử khác nhau" và cho rằng người dân nên tiếp cận các trải nghiệm và diễn dịch khác biệt này với một tâm thế thông hiểu để học hỏi từ quá khứ hơn là một công cụ gây chia rẽ, qua đó gián tiếp thừa nhận bản sắc riêng của xã hội Đài-Loan đa văn hóa khác với đại lục, bao gồm những quan điểm gây tranh cãi của giới tinh hoa lập quốc như Lý Đăng-Huy.

Do vậy chính phủ Đài-Loan tổ chức quốc tang cho ông với nghi thức treo cờ rủ cấp quốc gia 3 ngày trước khi hỏa táng, cũng như tổ chức lưu giữ thi hài ông tại Nhà khách chính phủ Đài-Bắc trong 16 ngày (01-16/08/2020) để dân chúng đến viếng.

Điều đó càng củng cố quan điểm cho rằng đại đa số dân chúng thừa nhận tôn xưng Lý Đăng-Huy là "Quốc phụ Đài-Loan", tức cha đẻ của tinh thần dân chủ hiện đại tại một quốc gia Đài-Loan độc lập trên thực tế với chính sách nhấn mạnh bản sắc đa văn hóa và làm nổi bật giá trị bản địa vì lợi ích quốc gia vượt ra khỏi các ranh giới quan điểm chính trị.

Ở khía cạnh danh phận quốc gia này, xã hội Hán-Đường chủ lưu Đài-Loan trên con đường khẳng định quốc danh độc lập của mình theo di sản tư tưởng Lý Đăng-Huy sẽ còn nhiều vấn đề cần tham khảo mô hình tương đồng là Việt-Nam trong mối tương quan với khối đồng văn Đông Á hiện đại. Một số mô hình tương phản có liên quan như Hương-Cảng và Ma-Các đã từ lâu là đối tượng quan tâm của Đài-Loan thời kì tranh chấp quyền thực thi tư tưởng chủ lưu giữa ba xu hướng độc lập tuyệt đối, giữ nguyên hiện trạng hay thống nhất với đại lục.

Chúng ta không thể biết được điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó Đài-Loan dùng chủ quyền đảo Ba-Bình (vốn thuộc về Việt-Nam nếu xét theo các thông lệ quốc tế) để thăm dò khả năng Việt-Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao chính thức.

Tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Lee_Teng-hui
https://focustaiwan.tw/politics/202007310014
https://en.wikipedia.org/wiki/Taiwan_Solidarity_Union
https://en.wikipedia.org/wiki/Pan-Green_Coalition
https://en.wikipedia.org/wiki/Pan-Blue_Coalition
https://en.wikipedia.org/wiki/Pan-Purple_Coalition
http://shanghaiist.com/2015/08/23/former_taiwan_prez_calls_japan_motherland.php
http://www.mofa.go.jp/announce/press/2002/9/0927.html
http://www.japantimes.co.jp/text/nn20051017a1.html
http://www.chinapost.com.tw/front/111039.htm
https://youtu.be/L58aBvAJBtM
https://youtu.be/sjG00kSU3Yc

0 bình luận:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...