Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012
3000 ký tự
(điện thoại đếm một con số 2293/3000 ký tự còn lại vào một đêm nào đó không nhớ trước tháng 7/2012)
Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012
Nền tảng tự học - Self-learning platform
Không rõ đã có bao nhiêu người làm nghiên cứu sử dụng mạng xã hội để huy động chất xám của cộng đồng như thế này, nhưng chắc chắn đây là việc nên làm vì nghiên cứu khoa học mà một chiều thì không tránh khỏi sai lầm cơ bản.
Tình hình là đã nộp báo cáo tóm tắt sau đây cho hội thảo toàn quốc "Giáo dục Đại học Việt Nam hội nhập quốc tế" (nếu dịch theo tên tiếng Anh thì phải là "Giáo dục Đại học Việt Nam trong thời đại hội nhập quốc tế") nhưng mà không biết là có được chấp nhận hay không vì thư phản hồi lại của ban tổ chức chỉ nói "đã nhận được".
Mà dù cho có được chấp nhận hay không thì đề tài này cũng rất hữu ích và chắc chắn thu hút nhiều người quan tâm. Vậy xin mời những ai đọc báo cáo tóm tắt mà thấy cùng quan điểm với nhóm tác giả thì đóng góp vài ý tùy theo khả năng nhé, nội dung xoay quanh ba vấn đề chính của báo cáo. Nhóm tác giả sẽ xem xét các góp ý có giá trị học thuật cao để đưa vào bài báo cáo và ghi nhận tên của người đóng góp (nếu không thể nêu trong hội thảo thì sẽ nêu khi công bố bên ngoài).
Nhóm tác giả cho rằng tinh thần tự học là điều quan trọng nhất trong giáo dục. Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập ngày càng nhiều đinh chế trao đổi giáo dục xuyên biên giới, mỗi hạt nhân trong môi trường giáo dục cần tích cực chủ động tham gia vào việc tổ chức nền tảng mở khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội để cùng phổ cập hóa tri thức địa phương và tạo điều kiện cho người học tiếp cận dễ dàng hơn với tinh hoa học thuật nhân loại, giúp đóng góp vào sự hình thành của một nền văn hóa học thuật quốc gia vững mạnh.
Báo cáo này tập trung vào các vấn đề chính sau:
1. Môi trường giáo dục đại học ở Việt Nam về cơ bản không khuyến khích người học tiếp thu kiến thức một cách chủ động, thể hiện qua truyền thống thi cử theo đề đóng vẫn còn là phổ biến, dẫn tới kết quả là việc học chủ yếu chỉ để vượt qua các kỳ thi và tạo môi trường cho gian lận trong một nền giáo dục định hướng thi cử.
2. Một số ví dụ thành công về nền tảng giáo dục đại học khuyến khích tự học trên thế giới và một vài nền tảng đang triển khai thử nghiệm ở Việt Nam.
3. Một số kiến nghị về xây dựng nền tảng mở hướng tới khuyến khích tinh thần tự học cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ở Việt Nam, bao gồm cơ chế công nhận những thành quả của quá trình tự học."
* Báo cáo này được phát triển từ kinh nghiệm phát triển Cộng đồng Dịch giả trẻ và những tổ chức liên quan.
Tác giả: Nhóm điều phối viên Cộng đồng Dịch giả trẻ
It is not clear how many researchers using social network to mobilize community wisdom like this, but it is surely a thing should be done because mono-dimension scientific research can not prevent basic mistakes.
This abstract has been submitted to the national conference on "Vietnamese Higher Education in the Era of Globalization" (if literally translated from Vietnamese it should be "Vietnamese Higher Education in/and/towards International Integration") but it is no way to know if it is accepted or not because the response email from organizers just says "well received".
Anyway it does not matter if it is accepted or not this topic is also very useful and certainly attracts lots of public attention. Therefore, those who read the abstract that feel in the same side with the group of authors are invited to contribute some ideas around the three issues of the paper. Group of authors will consider those with high academic value to be added to the paper and contributors are noted (if not in the workshop, then it will be mentioned elsewhere).
The group of authors think that self-learning spirit is the most important element in education. In the context that Vietnam is participating in more and more protocols of cross-border educational exchange, every element in the educational environment need to actively join in the organization of open platform which encourages participation of the whole society in order to publicize local knowledge and empowers learners with easier access to world’s academic elite, which helps contribute to establishment of a strong national academic culture.
This abstract concentrates on three main issues:
1. Educational environment in Vietnam basically does not encourage learners to gain knowledge actively, which is illustrated by still-popular tradition of closing exams, which leads to the results that learning mainly is only to overcome exams and creates conditions for fraud in an examination-oriented education.
2. Some successful examples of higher education platforms encouraging self-learning in the world and some platforms that are being experimented in Vietnam.
3. Some suggestions on building open platform with encouragement of self-learning spirit for education in general and higher education in particular in Vietnam, including mechanism to recognize results of self-learning process."
* This paper is developed from experience of developing Young Translators Community and related organizations.
Authors: Group of facilitators for Young Translators Community.
Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012
Học gì từ khoa Ngữ văn Anh
(bài viết đã lâu, một số điều có thể không đúng với hiện tại)
Thực sự thì gần như không học được gì từ trường đại học cả, mặc dù đã bị buộc rời khỏi tư cách sinh viên sau một kỳ thi cưỡng bức hợp thức hóa mang tên gọi là tốt nghiệp. Trong khi, đại học chính là tự học.
Bên cạnh đó, một số điều thực sự học được:
Khoa Ngữ văn Anh là nguồn thu đào tạo lớn của trường.
Khoa Ngữ văn Anh là khoa duy nhất có hai văn phòng chính thức tại cơ sở đào tạo chính (tính tới trước năm 2012)
Khoa Ngữ văn Anh là khoa có rất nhiều giảng viên giỏi nhưng đa số đều là giảng viên thỉnh giảng, số còn lại là giảng viên lâu năm và gần như đã nghỉ hưu hoặc sẽ chắc chắn nghỉ hưu trong tương lai gần.
Khoa Ngữ văn Anh là khoa chắc chắn đứng đầu danh sách những ngành đào tạo có số sinh viên sau tốt nghiệp đi làm "trái ngành" nhiều nhất cả nước (lí do số đầu việc thực tế cho các bộ môn như: Ngữ học - Dạy tiếng, Văn hóa - Văn học... không có hoặc không hề có môi trường để áp dụng; còn ngành Biên phiên dịch thì không được định hướng cụ thể)
Khoa Ngữ văn Anh có lực lượng sinh viên thì đầu vào thuộc nhóm ưu tú, ngày càng quan tâm tới hoạt động cộng đồng.
Khoa Ngữ văn Anh là khoa không sẵn sàng cho áp dụng công nghệ thông tin vào đổi mới giảng dạy (trái ngược với với khoa Quan hệ Quốc tế hay một số ngành khác)