Chào tạm biệt quê hương lên đường ra biên giới
Ba lô anh mang trên vai mang trái tim em đi cùng trên đường hành quân xa
Qua rừng sâu dốc đá ba lô thì thầm bên tai bước nhanh lên mình nhé.
Đêm về nhìn trăng lên biên thùy thiêng liêng quá
Trăng khuya ru em nghe chăng
Và sớm mai ta lên đường quân thù từ bên kia đêm ngày mong cướp phá
Ba lô làm bệ cho anh đánh tan quân bành trướng.
Biên giới ngàn mến thương từng nắm đất quê hương bao máu xương*Thông tin tác giả:
Đã đổ biết bao đời ngàn thuở đất Hùng Vương tiếng trống Chi Lăng
Năm xưa đang còn đó quân thù mong gieo gió là anh ra đi chưa về
Trên đường hành quân xa có em đang đi bên anh
Trên đường hành quân xa trái tim em trong ba lô.
Nhạc sĩ Tăng Minh Thành (bút danh khác là Hải Ly) sinh ngày 19/08/1934 tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp tại Khu 8 với cây súng và cây đàn violin rồi tập kết ra Bắc. Sau khi tốt nghiệp bộ môn sáng tác tại Trường Âm nhạc Việt Nam (Nhạc viện Hà Nội), ông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau ngày thống nhất đất nước ông đảm nhiệm công tác biên tạp âm nhạc tại Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đến lúc nghỉ hưu.
Ông viết ca khúc không nhiều nhưng một số ca khúc để lại ấn tượng mạnh mẽ như: Trái tim em trong ba lô, Mùa Xuân trong mắt em, Về quê mẹ, Bạn đời ơi, Chim sơn ca trên đảo Sơn Ca, Gửi về mẹ Huế thân thương, Bông hồng trắng... Ông còn viết một số tác phẩm khí nhạc. Tiêu biểu là chủ đề về biến tấu cho violon và piano, về anh hùng Võ Thị Sáu.
Trong quá trình hoạt động nghệ thuật, ông cũng đã giành được nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật, giải thưởng âm nhạc. Ông nhận được nhiều huân chương: Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương kháng chiến chống Pháp, Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhất, Huân chương chiến công hạng nhất.
Ông là thân sinh của nghệ sĩ violin Tăng Thành Nam, soloist và concertmaster của dàn nhạc giao hưởng Tp.HCM. Ông qua đời hồi 13g ngày 04/02/2007 sau một thời gian mắc trọng bệnh.
*Thông tin khác:
1. Họ Tăng là một họ thuộc dạng hiếm xuất hiện đầy đủ ở Việt Nam, Trung Quốc (Hán tự: 曾, Bính âm: Zẽng), Triều Tiên (Hangul: 증, Romaja quốc ngữ: Jeung). Theo định nghĩa hiện tại thì những người mang họ Tăng ở Việt Nam là người "gốc Hoa". Trong danh sách "Bách gia tính" họ này chỉ đứng thứ 384 nhưng người mang họ Tăng đông thứ 32 ở Trung Quốc theo thống kê năm 2006.
2. Bài hát "Trái tim em trong ba lô" với giai điệu, tiết tấu nhanh, chậm khỏe khoắn, hùng tráng và dạt dào tình cảm có nội dung diễn tả tình cảm và suy nghĩ của người chiến sĩ Việt Nam đi chiến đấu "đánh tan quân bành trướng" tức là chống lại cuộc "Chiến tranh đánh trả tự vệ trước Việt Nam" của giới lãnh đạo diều hâu Trung Quốc vào thời kỳ 1979-1985 đẩy nhiều số phận người "gốc Hoa" ở Việt Nam vào một biến động di cư lớn. Bài hát có thời gian lưu hành khoảng 6 năm (đến năm 1985) trước thời điểm Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Bài hát thể hiện đậm nét tâm hồn, tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi thiết tha cháy bỏng của người lính biết hi sinh và biết đợi chờ. Trong ba lô của người chiến sĩ luôn đong đầy những kỉ vật của người thân yêu, có thể đó là tấm khăn rằn, chai dầu gió, chiếc khăn mùi xoa thêu mơ ước và tâm tư của người ở lại. Những vật ấy tuy tầm thường nhưng với người chiến sĩ ra đi làm nhiệm vụ thiêng liêng thì đó là vô giá. Chúng là hình hài, là bóng dáng, là trái tim của người yêu được cất giữ theo các anh suốt cuộc hành trình.
Đêm cuối chia tay người yêu, gia đình để sớm mai lên đường ra biên giới, cẩn thận đặt vật kỉ niệm trong chiếc ba lô gởi gấm những ước mơ, hoài vọng của người hậu phương về một ngày mai tươi sáng. Họ sẵn sàng hi sinh tình yêu lứa đôi của mình để hòa chung vào tình yêu đất nước, bởi chỉ có tự do, hòa bình thì tình yêu đôi lứa mới thật sự trọn vẹn.