Hai mươi năm từ khi bộ phim giới thiệu nghệ thuật cổ động đồng diễn này ra đời (2000-2020), bất chấp tăng cường giao lưu trao đổi giáo dục ngày càng tăng giữa Việt Nam và Thế-Quân-Châu Hợp-Chúng-Quốc (United States of America), văn hóa cổ động thể thao ở các trường đại học tại Việt Nam vẫn chưa hề định hình rõ ràng hay có một tổ chức điều phối trung gian tương tự như Nhật ký cổ động viên hay Cầu thủ bóng đá thứ 12 - Vietnam Football 12th Players.
Cụ thể là sau nửa thế kỉ đi sau các nước phát triển thì Việt Nam chưa bao giờ có một đội nhạc diễu hành cổ động thể thao (bao gồm đội nhảy cổ động, đội trống, đội kèn) xuất hiện trong bất kì trường đại học nào dù là dẫn đầu về phong trào văn nghệ. Trong khi đây là một thực hành văn hóa cộng đồng rất "xã hội chủ nghĩa" ở Thế-Quân-Châu Hợp-Chúng-Quốc và rất nhiều quốc gia phát triển, thể hiện qua hệ sinh thái trui rèn và phát triển văn hóa hòa bình & tinh thần làm việc tập thể ở quy mô lớn và mức độ chuyên nghiệp cao, thứ mà Việt Nam còn rất kém.
Bộ môn cổ động đồng diễn tập thể ở Việt Nam chỉ tồn tại ở định dạng biểu diễn nhảy múa đồng diễn tranh tài đối kháng tách rời khỏi hệ sinh thái cổ động thể thao và không tích hợp được vào văn hóa thể thao học đường chủ yếu do phương pháp tiếp cận lệch pha (và có lẽ do kiến thức giới hạn của những người làm sự kiện thể thao giải trí lẫn phụ trách ở các trường đại học Việt Nam).
Hiện tại môn nhảy đối kháng là môn thi đấu chính thức trong các giải thể thao giải trí dành cho cho sinh viên Việt Nam (U-League và VUG), còn nhảy cổ động cũng trở thành môn thi đấu giữa một số trường trung học tại Tp.HCM. Tất nhiên là nó không dính gì tới đội nhạc diễu hành là điều mà vài thập kỉ nữa chưa chắc tồn tại ở Việt Nam. Hai cuộc thi ở hai cấp độ thanh niên vị thành niên và thanh niên trưởng thành này thậm chí cũng không liên quan gì tới nhau hay thậm chí không có chút liên kết nào tới mô hình đội trống kèn chỉ có duy nhất ở các trường khối sơ trung trong phong trào tổng phụ trách đội và dán nhãn chính thức là một hoạt động thiếu nhi.
Là những người quan tâm phát triển văn hóa cổ động tập thể ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng các tổ chức thể thao học đường nên thường xuyên tổ chức công chiếu những ấn phẩm giải trí tương tự thế này cho các thế hệ sinh viên xem hàng năm (như vào dịp chào đón tân sinh viên) như hoạt động bổ túc kiến thức về kĩ năng làm việc nhóm để khuyến khích thực hành văn hóa cổ động tập thể tăng cường giá trị cộng đồng cho hình ảnh thương hiệu đại học.
Chúng tôi tin rằng nếu kiên trì thực hiện nghiêm túc thì hi vọng sau vài thập kỉ nữa Việt Nam sẽ bắt đầu hình thành nền tảng giáo dục toàn diện cho sinh viên và công chúng thông qua làm việc nhóm tập thể lớn bằng âm nhạc đồng diễn!
* Danh mục các phim cùng thể loại:
2000 https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On_(film)
2004 https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On_Again
2006 https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On:_All_or_Nothing
2007 https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On:_In_It_to_Win_It
2009 https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On:_Fight_to_the_Finish
2017 https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On:_Worldwide_Cheersmack
https://en.wikipedia.org/wiki/Bring_It_On_(film_series)