Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Thuyết trình viên nghiệp dư

Chiều thứ Sáu vào trường định quay phim tư liệu về cái cuộc thi "Cultures of the Mind" gì đó mà vào hội trường không thấy ai, cũng không thấy có bảng hướng dẫn gì hết, vậy là sẵn tiện dành nguyên buổi chiều quay phim và chụp hình tư liệu cái triển lãm ảnh “Vì Trường Sa thân yêu” cũng như hành nghề thuyết trình dạo và nói chơi mà trúng thiệt. Sau đó có mấy phát hiện sau:

Phát hiện 1: Triển lãm rất vắng và sạch sẽ, một số đầu sách trong tủ kính bị nghiêng (có hình ảnh và phim tư liệu nếu ai muốn coi) còn khu vực sinh viên ngồi tự học (phân nửa còn lại của khu sảnh D rộng lớn) thì rất đông.

Phát hiện 2: 3 trong 4 bản đồ của triển lãm ghi chú nguồn là "Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa", bản đồ còn lại ghi nguồn là "Bảo tàng Lịch sử Quốc gia" bằng ba thứ tiếng Việt - Anh - Hoa.

Phát hiện 3: Khi mình hỏi một sinh viên khoa sử và một sinh viên khoa quan hệ quốc tế tình cờ gặp tại sảnh D thì được cho biết thông tin là các bạn cho biết là nhìn thì biết triển lãm nhưng không rõ cụ thể ý nghĩa của các hình ảnh và bản đồ được trưng bày (hi vọng là mấy bạn chỉ nói chơi thôi). Chỉ đến khi được hướng dẫn viên nghiệp dư Tí Thông Minh thuyết minh sơ nét về ý nghĩa các từ ngữ và chi tiết quan trọng của từng bản đồ, thì các bạn mới hiểu tầm quan trọng và giá trị của các bản đồ sau (theo thứ tự thời gian):

- Đại Nam thống nhất toàn đồ (triều Minh Mạng, năm 1834; trên bản đồ có ghi Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam).

- An Nam đại quốc họa đồ (Jean-Louis Taberd, năm 1838; trên bản đồ vẽ quần đảo “Paracel seu Cát Vàng” - quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam).

- Bản đồ các đài khí tượng Đông Dương (năm 1940, Đài khí tượng ở Pattle - Hoàng Sa và đài khí tượng ở Itu Aba - Trường Sa là hai đài khí tượng cấp quan trọng nhất ở Đông Dương).

- Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (đời nhà Thanh, năm 1904; trên bản đồ có ghi điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam).

Do đó mình có đề nghị là:

1. Khoa Ngữ văn Anh cần chú ý những hoạt động truyền thông chi tiết nhiều hơn.
2. Chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ bảo tàng của Khoa Lịch sử hoặc ban tổ chức cần cử chuyên viên thuyết trình thường trực hoặc tổ chức các hoạt động bên lề (ví dụ như chụp ảnh giao lưu, thuyết trình ngắn, giới thiệu sách, ghi cảm nhận người xem...) tránh cho triển lãm ảnh thành một "bảo tàng chết".
3. Một số bạn nên tăng cường tập múa để giảm cân nhằm cải thiện tình trạng dạy và học sử của nước nhà. :D
4. Chúc phái đoàn Olympic của Đại học Quốc gia thành công với giấy carton. \:D/

* Nếu không có gì thay đổi, trong các ngày từ 18-22/03/2013 trong điều kiện cho phép mình dự kiến sẽ tham gia thuyết trình miễn phí cho các bạn có nhu cầu tìm hiểu tầm quan trọng của các bản đồ nói trên. Đây là dự án mang tính chất cá nhân và rất hoan nghênh sự tham gia của các bạn có kiến thức về chủ quyền biển đảo, bản đồ học hoặc sự hỗ trợ của phong trào sinh viên trường hay ban tổ chức.

Các bạn có thể đăng ký trước tại đây và hẹn ngày giờ trước để mình sắp xếp.

Thông tin và hình ảnh trên báo:
http://www.baohaiquan.vn/pages/tp-hcm-khai-mac-trien-lam-anh-vi-truong-sa-than-yeu.aspx
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130313/vi-truong-sa-than-yeu-den-voi-sinh-vien-tp-hcm.aspx
http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=708&p&id=491123
http://www.hcmussh.edu.vn/3cms/?cmd=130&art=1359337434145&cat=1317275010407
http://www.vnuhcm.edu.vn/?ArticleId=39710293-b9ec-434f-ba46-38af37567541

0 bình luận:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...