Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010

Tập cuối Doraemon

Tuổi thơ của tôi cùng nhiều bạn trẻ cùng thời trải qua những tháng năm vui nhộn và ước mơ cùng thế giới hoạt hình của nhân vật Doraemon. Thật tiếc là tác giả chính của Doraemon là Fujimoto Hiroshi qua đời khi truyện chưa có tập cuối chính thức. Điều này làm nhiều người hâm mộ hoặc các họa sĩ manga nghiệp dư tìm cách xây dựng một "đoạn kết" cho truyện. Trong đó nổi tiếng nhất là đoạn kết do họa sĩ manga nghiệp dư có bút danh Yasue T. Tajima (田嶋・T・安恵) xây dựng với những chi tiết rất xúc động và mang tính giáo dục sâu sắc mà quý bạn hữu có thể cùng đọc dưới đây. Bản dịch tiếng Việt do dịch giả có bút danh Youta Moutechi thực hiện, được công bố lần đầu tại trang 88andlife.com và được đăng tải lại trên nhiều mạng của Việt Nam. Bản dịch tiếng Anh cũng có tại trang kejut.com.


Theo đó, bộ pin của Doraemon cạn năng lượng, và Nobita phải chọn lựa giữa việc tự mình thay thế bộ pin bên trong chú mèo máy bất động (việc này có thể dẫn đến Doraemon bị cài đặt lại từ đầu và mất hoàn toàn trí nhớ) hoặc cậu phải chờ một nhân viên kĩ thuật đủ khả năng phục hồi lại Doraemon một ngày nào đó. Ngay từ hôm đó Nobita tự hứa rằng mình sẽ chăm chỉ ở trường, tốt nghiệp loại ưu và sẽ trở thành một chuyên viên về robot. Cuối cùng trong tương lai cậu đã thực sự trở thành một giáo sư về người máy và thành công trong việc làm sống lại chú mèo máy. Cậu trở thành một chuyên gia trí tuệ nhân tạo thành đạt và sống hạnh phúc, thậm chí còn giúp đỡ con cháu giải quyết những khó khăn tài chính đã dẫn đến việc họ phải gửi Doraemon về cho Nobita.

Ý tưởng về kịch bản kết này được Tajima đưa lên mạng năm 1998, năm 2005 anh chuyển nó thành dạng manga và chỉ trong vòng hơn một năm Tajima đã bán được tới trên 13.000 bản "Đoạn kết của Doraemon" (với giá 500 yên mỗi bản). Sự việc đi xa tới mức nhà xuất bản Shogakukan, nơi giữ bản quyền Doraemon đã phải buộc Tajima ngừng phát hành, họ cũng công nhận rằng nét vẽ của người họa sĩ nghiệp dư này không khác nhiều lắm so với nét vẽ của họa sĩ quá cố Fujiko, một số người còn nhận xét rằng cái kết do Tajima xây dựng có tính giáo dục sâu sắc không kém những câu chuyện Doraemon "thật". (theo Wikipedia) 















0 bình luận:

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...