Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Servas Vietnam

On September 24, 2012, Nemo just had a great interview with National Secrectary of Servas Vietnam, a not-for-profit non-government organization that promotes world peace via travelling. Eureka Kids Community is going to join the team as key persons within the Mekong Riverbank Network - Seeds of Peace in the Mekong River Basin.

Anyone interested please contact your Servas national leaders or check the Servas Vietnam promotion page if you are Vietnamese or based in Vietnam.

International Book Week - Tuần lễ Sách Quốc tế

International Book Week is a socially generated internet meme where users of social networking sites share random lines from nearby books. One recorded version of its instructions are:

"The meme has existed in some form for several years, sometimes being attached to World Book Day, and appeared widely on social networking sites during the third week of September. The meme includes the assertion that it is currently International Book Week, and that the reader should repeat this statement to others. No start or end date is specified for the week, and there is no instruction to stop copying the meme once the week would be over."

Currently, there is no evidence that "International Book Week" exists as a recognised event.

However, Nemo this meme as a good social platform to promote reading culture between limited community of friends and colleagues.

Here goes the rules for this time: Take the nearest book, open t page 52, copy the fifth sentence as you status, not mentioning the book title. Copy the rules as status complement to help spread the meme.

This is Nemo's sentance, literally translated from Vietnamese, can you guess which book it is taken from:

"On May 12, 1950, sister Trần Bội Cơ, female Chinese expat student, was arrested and murdered by the enemy." (Trần Bội Cơ was born in 1932, died in the Saigon student and pupil movement for being arrested and inhumanely tortured by the enemy in 1950 when she was just turning 18)

tạm dịch:

Tuần lễ Sách Quốc tế là một định dạng nội dung phổ biến được tạo ra trên mạng trong đó người dùng của các trang mạng kết nối chia sẻ những dòng ngẫu nhiên từ những quyển sách gần đó. Một phiên bản được ghi nhận những chỉ dẫn của nó là:

"Đình dạng nội dung này đã tồn tại ở một vài dạng nào đó trong nhiều năm, đôi khi được gắn với Ngày Sách Thế giới, và xuất hiện rộng rãi trên các trang mạng kết nối xã hội suốt tuần lễ thứ ba của tháng Chín. Định dạng nội dung bao gồm sự khẳng định rằng hiện tại là Tuần lễ Sách Quốc tế, và rằng người đọc nên lặp lại câu này với những người khác. Không có ngày bắt đầu hay kết thúc cụ thể cho tuần lễ, và không có chỉ dẫn nào để kết thúc việc sao chép định dạng nội dung một khi tuần lễ kết thúc."

Hiện tại, không có chứng cứ nào cho thấy rằng "Tuần lễ Sách Quốc tế" đã từng tồn tại như một sự kiện được công nhận.

Tuy nhiên, Nemo đánh giá định dạng nội dung này là một nền tảng xã hội tốt giúp thúc đẩy văn hóa đọc trong những cộng đồng giới hạn bạn bè và đồng nghiệp.

Và đây là luật chơi lần này: Hãy lấy quyển sách ở gần bạn nhất, lật đến trang thứ 52, đăng câu thứ 5 làm trạng thái của bạn. Đừng nhắc đến tiêu đề sách. Sao chép luật chơi làm vào trạng thái nữa để giúp phổ biến định dạng nội dung này nhé.

Đây là câu của Nemo, mọi người đoán coi là sách nào:

"Ngày 12.5.1950, chị Trần Bội Cơ, nữ sinh Hoa kiều, bị địch bắt và sát hại." (Trần Bội Cơ sinh năm 1932, mất trong phong trào học sinh - sinh viên Sài Gòn do bị địch bắt và tra tấn dã man năm 1950 khi vừa tròn 18 tuổi)

Hội nghề nghiệp

Mình chưa từng thành công, thậm chí nếu thành công cũng không bao giờ ở vị trí số một, cụ thể là thất bại nặng nề gần nhất sau gần 2 năm phát triển Cộng đồng Dịch giả trẻ: khái niệm hội nghề nghiệp vẫn chưa được nhiều người hiểu đúng mà chỉ toàn nghĩ nó là một nhóm dịch thuật vì lí do kinh tế hay một công ty đang tuyển cộng tác viên biên dịch, mặc cho khái niệm đó được giới thiệu rất rõ khi mô tả với sự nhấn mạnh vào sự đa dạng của thành viên như một mạng lưới học thuật.

Có lẽ sai lầm của mình là quá tin tưởng rằng với những hỗ trợ tuyệt vời về chủ trương của cơ sở giáo dục công thì sẽ thực sự thu hút được những người dịch trẻ hiểu nghề và có định hướng cụ thể với nghề. Nhưng đó là một giấc mơ không thực tế, bởi với sự tham gia của đa số sinh viên trong một môi trường không ai được định hướng thì chẳng có ai thực sự hiểu nó là cái gì sẽ đi về đâu khi sự hiểu biết không thống nhất. Thậm chí, quán tính lãnh đạo duy ý chí vốn là lối mòn của công tác tập hợp thanh niên cũng không tránh khỏi được áp dụng một cách máy móc vào một mô hình định hướng nghề nghiệp đặc trưng vốn dựa trên sự tự nguyện chứ không phải ép buộc hay theo những chỉ tiêu qua những công văn gián tiếp hoặc mệnh lệnh miệng. Và những người dịch trẻ trở nên e dè với điều đó vì môi trường không hoàn toàn tương thích khi nghĩ rằng đó hoàn toàn là một câu lạc bộ của sinh viên, mặc cho sự hiển nhiên rằng các điều phối viên chính đều là những người đang làm nghề dịch hay giảng dạy. Cho nên, thực tế sự áp dụng mô hình hội nghề nghiệp biên phiên dịch ở trường đại học đã bị phá sản, và những sinh viên năng động nhất cũng không có đủ sự tự tin lẫn sự hỗ trợ vô vụ lợi cần thiết để tự tổ chức cho mình một câu lạc bộ hướng nghề nghiệp bền vững. Trong khi đó, đại đa số sinh viên chuyên ngữ có mục tiêu cuối cùng là kinh tế, chứ không phải dịch thuật và không mấy người thực sự coi dịch thuật là một nghề độc lập; còn các công ty thì phải chạy theo dự án vì lợi nhuận sống còn và đôi khi làm cho những sinh viên ít ỏi quan tâm tới nghề nghĩ rằng công việc mình làm quá thấp kém vì chỉ được đối xử như những người dịch thô nghiệp dư. Số còn lại, ít hơn nữa, khi vào môi trường công ty mới khám phá ra nhu cầu của công việc quá khác so với những gì môi trường đào tạo có thể cung cấp, và đành yên chí rằng người ta không coi bằng cấp của mình có ý nghĩa thực tế nào ngoài kiến thức nền về ngôn ngữ lý thuyết. Và như vậy, cả một nền học thuật tiếp tục bị tụt hậu với tri thức của thế giới khi ngoại ngữ chính để giao tiếp quốc tế là tiếng Anh vẫn là trở ngại lớn cho những chuyên gia đầu tàu kể cả khi đã quyết tâm hội nhập.

Do đó, Cộng động Dịch giả trẻ phải ra đời trên cơ sở nâng cấp từ một mô hình sinh hoạt học thuật bao gồm đa số sinh viên khao khát được trải nghiệm trong môi trường thực hành thực tế cho công việc tương lai nhưng không thể là nguồn nhân sự thế hệ kế tiếp để duy trì chuỗi hoạt động sang hình thức một sự cân bằng giữa tư cách sinh viên và các chuyên gia có khả năng tự đào tạo hoạt động độc lập với sự tập trung nhân sự vào nhóm tích cực trong sinh hoạt cộng đồng như những hạt nhân để lan tỏa phong trào dịch thuật của những người dịch trẻ lẫn chưa trẻ. Từ cộng đồng non trẻ này, thật may mắn đã tìm thấy được những tiềm năng đầu mối ban đầu để làm cơ sở cho những cuộc phổ biến ngược trở lại môi trường đào tạo biên phiên dịch những mô hình và sự hỗ trợ vô vụ lợi mà trước đây chưa hề có. Không ai nói trước được điều gì những hiện tại đây là một hướng đi phù hợp để phổ cập hơn nữa những thiếu sót của nền công nghiệp dịch thuật Việt Nam bị lãng quên vì khoảng cách thế hệ và truyền nguồn cảm hứng cho một thể hệ người dịch ngày càng trẻ hơn với những lý tưởng bớt vật chất chủ nghĩa hơn.

Trong phần đăng ký thông tin thành viên của YTCxHCMC, người đăng ký được hỏi vì sao muốn tham gia làm hội viên của mạng lưới người dịch trẻ tại Tp.HCM và sau đây là một số lí do chung nhất:: (cảm ơn N.P.A.K đã giúp tổng hợp và biên tập)

- Phát triển kĩ năng ngôn ngữ giao tiếp và chuyên ngành
- Phát triển năng lực biên phiên dịch
- Thử thách bản thân
- Thiết lập mạng lưới giao lưu, kết bạn, học hỏi
- Tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp
- Mô hình hoạt động chuyên nghiệp và năng động
- Yêu ngoại ngữ
- Cống hiến cho Cộng đồng Dịch giả trẻ vững mạnh hơn
- Có kinh nghiệm, chuyên nghiệp khi ra trường
- Nhiều cơ hội nhận quà tặng từ các buổi hội thảo và nhiều cơ hội nghề nghiệp.
- Vì là cựu sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (cái này thì đúng định hướng ban đầu khi mình được mời về xây dựng và tổ chức mô hình)
- Thích làm từ thiện và tình nguyện

Trong khi đó, số lượng người đăng ký và tham gia thực tế trong loạt sự kiện lễ kỉ niệm Ngày Dịch thuật Quốc tế do YTCxHCMC tổ chức là một con số quá khiêm tốn với chưa tới 30 người đăng ký và chỉ 1/10 trong số đó coi việc tham gia là nghiêm túc.

Tại sao? Thà rằng nhà vắng mà ai cũng hiểu việc mình làm và làm hiệu quả còn hơn nhà đông nhưng không ai tự biết việc của mình và chỉ chờ đợi một sự chỉ đạo nào đó mơ hồ làm triệt tiêu đi nội lực tiềm ẩn của bản thân.

Viên ngọc thần

Hôm trước do dại dột mần theo lời ông đạo diễn, nên sắp tới có thể mấy bạn sẽ thấy Nemo xuất hiện vài giây trong phần hậu trường nhí nhố của băng hình "Viên ngọc thần" do Hãng phim Trẻ sản xuất. Phần nội dung chính thức của băng hình quay trực tiếp (có vẻ sẽ rất chuyên nghiệp cỡ Broadway hay ít nhất là Disney Channel khi lên hình) vào suất diễn lúc 9 giờ sáng ngày 30/09/2012 tại sân khấu Nhà Thiếu nhi Tp.HCM, 36 Lê Quý Đôn, Quận 3.

Mà mai mốt mấy bạn nhớ đón mua coi băng hình để thấy hậu trường dễ thương chịu không nổi của các đồng nghiệp thiếu nhi và sự thấy gớm của Nemo nha.

Câu chuyện về xe đạp

Chuyện hôm trước, em trai Nemo lái xe quá tài nên chắc lựa toàn đường ổ gà hoặc ít nhất cũng là đường miển chai, làm nổ luôn nguyên cái bánh sau của em xe đạp màu hồng, mà cả năm trời chưa bị cái gì tệ như vậy. Đi bộ quãng đường mấy cây số về nghe báo cáo là thấy muốn đi ngủ rồi.

Dặn sáng đi làm sớm thì mang cái xe cho ông sửa xe đạp gần nhà trọ sửa, rồi trưa lấy, nhưng em trai thức từ sớm rồi chắc là ngủ nướng tiếp sau khi tám điện thoại rồi sắp tới giờ thì vội vã đi mà không dẫn theo cái xe đạp đi sửa. Tới trưa trước giờ đi thu hình, Nemo ra coi thì thấy cái xe đạp còn y nguyên cái hậu quả của sự yêu thích ổ gà. Lại còn gặp vấn đề về tiêu hóa nữa. Giải quyết xong dẫn cái xe ra thì trời đã mưa được một lúc đủ để thả thuyền thúng trên đường. Ông sửa xe không chịu sửa vì "có nước mưa vá không ăn". Nói một hồi ổng kêu thôi để đó, bữa sau lấy. Em trai không có xe cho việc quan trọng buổi tối chỉ vì... lười và mê ổ gà.

Do đã trễ giờ thu hình nên phải bắt xe ôm trị giá 50.000đ (sau khi được ra giá 60.000đ mà trả giá 40.000đ ông xe ôm không chịu) cho quãng đường từ cầu Thị Nghè tới Maximark Cộng Hòa. Trong lúc thì thì suy nghĩ à bữa trước quãng đường bằng phân nửa mà cái ông kia đòi lấy hơn 30.000đ ngay lúc xăng vừa giảm giá, vậy suy ra dù sao ông này cũng còn biết giữ khách hàng vì xăng đã tăng lên mấy lần. Trưa hôm sau đi lấy xe, kết quả là ông sửa xe báo phải thay luôn toàn bộ cái bánh sau vì nó nổ tan tành bên trong hết rồi, giá 90.000đ. Vâng, và tổng hai con số đó là toàn bộ lương thu hình "Xúc xắc xúc xẻ" của ngày hôm trước.

Tin mới nhất là với cùng mức đầu tư tương tự Nemo đã được nhượng lại một em xe đạp khác màu tro tốt hơn chiếc vừa nói sau khi giới thiệu về việc chia tay em xe đạp màu đỏ hư tùm lum do em đã tự nguyện bỏ mình để đi với mấy anh trật tự đô thị sau một buổi ngồi bệt tán dóc ở một nơi nổi tiếng hiện giờ vẫn có rất nhiều người đến chơi ngày càng nhiều hơn dù đã có cái lệnh cấm trớt quớt hoạt động bị gọi là "bán hàng rong" thay vì gọi là "văn hóa ẩm thực đường phố". Tính ra, đi chuộc em xe đạp đỏ về hông chừng còn tốn hơn là mua em xe đạp mới về, mà hông biết mấy anh trật tự đô thị tính là gì với em xe đạp vậy ta? Chắc chỉ có nước đem bán phế liệu chứ mấy ảnh có ai đi xe đạp đâu, ngồi đạp không chừng còn làm gẫy xe do cân nặng và độ bền không tương thích.

Nemo dự định sẽ sơn em xe mới thành màu xanh kèm một số ý tưởng hài hước mà mình tính làm lâu rồi. Mà vẫn chưa biết nên đặt tên em nó là gì cho hợp với đồng bọn là Nemo nữa, mọi người có cao kiến thấp chuồn chuồn gì không? Đặt tên kiểu nào mà miễn vô mấy chỗ gửi xe người ta buộc phải nhận giữ xe đạp dù ở chỗ đó rất kỳ thị người đi xe đạp và các em xe đạp đáng yêu là được.

Rằm tháng Tám

Rằm tháng Tám theo âm lịch là một thời điểm ăn mừng mùa gặt quan trọng của xã hội nông nghiệp truyền thống phương Đông. Thời điểm này thường rơi vào cuối tháng Chín hoặc tháng Mười của dương lịch khi trăng tròn (rằm), trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch còn nông dân thì nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Theo một số nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có nguồn gốc văn minh lúa nước từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, và sau này cùng với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía nam (đánh chiếm Trung Nguyên và phía nam sông Dương Tử), các nhà nước quân chủ Trung Quốc thuộc văn minh du mục và trồng khô đã tiếp nhận văn hóa gốc nông nghiệp bản địa và tiếp đó phổ biến thành ngày lễ truyền thống của các dân tộc Đông Á như Triều Tiên với Chuseok (Đại trung thu), Nhật Bản với phong tục Tsukimi (Ngắm trăng) từ thời Heian (794-1185). Theo nguồn Tân Hoa Xã, Trung thu tiết ở Trung Quốc bắt đầu phổ biến vào đầu triều Đường (618-907). Một dẫn chứng cụ thể hơn là có môt câu chuyện dân gian giải thích lí do tại sao Rằm tháng Tám được tổ chức như một ngày lễ cấp nhà nước từ lúc bắt đầu triều Minh (1368–1644), đó là vì nó nhằm kỉ niệm một cuộc nổi dậy chống lại những nhà cai trị Mông Cổ của triều Nguyên (1279–1368). Theo đó, vì việc tụ tập họp nhóm bị cấm, nên những người nổi dậy không thể nào có cơ hội bàn bạc kế hoạch. Do biết rằng người Mông Cổ không ăn bánh trung thu, nên Lưu Bá Ôn (người tỉnh Triết Giang), cố vấn của lãnh đạo nhóm nổi dậy là Chu Nguyên Chương, quyết định tổ chức nổi dậy vào đúng dịp Rằm tháng Tám, bằng cách cho người đi phân phát bánh trung thu cho người dân thành Đại Đô (Bắc Kinh ngày nay) với danh nghĩa là chúc hoàng đế Mông Cổ trường thọ. Tuy nhiên, bên trong mỗi cái bánh có một mẫu giấy với thông điệp: "Giết người Mông Cổ vào ngày mười lăm tháng tám" (tạm dịch từ "Bát nguyệt Thập ngũ, dạ sát Thát tử"), và đúng vào đêm Rằm tháng Tám, những người nổi dậy tấn công lật đổ chính quyền triều Nguyên, lập nên triều Minh của Chu Nguyên Chương. Một chi tiết đáng chú ý là chính quyền trung ương Trung Quốc chỉ vừa mới công nhận Rằm tháng Tám là một ngày nghỉ lễ chính thức từ năm 2008, sau khi đưa nó vào danh sách "di sản văn hóa phi vật thể".

Tại Việt Nam, phong tục truyền thống vào dịp Rằm tháng Tám là cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Tết Trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Trẻ em Việt Nam rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ, do đó người ta còn gọi Rằm tháng Tám là Tết trông Trăng hay Tết Thiếu nhi, Tết Nhi đồng.

Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, và các loại trái cây tươi ngon khác. Hình dạng phổ biến của bánh trung thu cũng khác nhau với hình vuông (Việt Nam), hình tròn (Trung Quốc, Đài Loan, Hương Cảng), hình trăng khuyết (Triều Tiên), và dạng viên xiên vào que tre (Nhật Bản).

Mâm cỗ thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt; xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước, và khi đến hôm trăng tròn, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai... và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung thu. Ở Đài Loan, từ những năm 1980, người ta có xu hướng tổ chức những bữa tiệc nướng ngoài trời thay vì bày mâm cỗ trong gia đình.

Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động từ chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Ở những vùng đô thị lớn, thì tùy điều kiện mà có những nơi chính quyền tổ chức những cuộc rước đèn quy mô lớn với mục đích tạo không khí náo nhiệt vui nhộn dọc theo các con đường ở khu vực trung tâm. Hình dạng lồng đèn phổ biến nhất ở Việt Nam là ngôi sao năm cánh.

Bên cạnh đó, dịp Rằm tháng Tám có có các hoạt động múa rồng (chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc, cụ thể là tỉnh Quảng Đông và Hương Cảng), múa lân (ở Việt Nam, miền Bắc thường gọi là múa sư tử mặc dù sư tử thì không có sừng) với ý nghĩa con lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà, vì thế có các nhóm múa lân không chuyên lẫn chuyên nghiệp đi biểu diễn ở những nơi được sự cho phép của chủ nhà đổi lại là một phần tiền thưởng may mắn thay cho lời cảm ơn.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Rằm tháng Tám còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Phong tục ngắm trăng trong dịp Rằm tháng Tám cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa. Tại Trung Quốc, nó gắn với những truyền thuyết về Hậu Nghệ và Hằng Nga (theo sách Hoài Nam Tử), còn ở Nhật Bản thì nó lại xuất phát từ phong trào ngâm thơ vào ngày trăng rằm của giới quý tộc.

Ở khu vực Đông Nam Á, đa số các nước tổ chức trung thu theo phong tục gần giống Trung Quốc. Tại Singapore, cộng đồng người Hoa chiếm hơn 3/4 dân số và làm ăn thịnh vượng, do vậy trung thu là lễ hội lớn thứ hai trong năm, sau Tết Nguyên đán, và kéo dài đến cả tháng trời.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

YTCx and Barcamp Saigon 2012

It's all about good news: Nemo made new friend who is interested about Young Translators Community and he will help bring the concept to Phnom Penh. He even reconnected by chance to some of old folks, and to his surprise the incounter with Huyền Chip the little girl wandering around the world as his old folk's barcampmate.

And he was the only one who came for YTCx topic which was made a non-sense one to all those participants who carelessly checked the online registration page.

Others around twenty persons were saying they came for curiosity (the talk was marked as social activity section), in fact only 4 participants responded to the question and interacted during 35 minutes, one even stood up to get out of the room when being asked if anyone still thought that it was not the true session to stay.

At the end, more people came in, mostly for the last session by Huyền Chip, unfortunately she delivered the speech in Vietnamese so that not all the non-Vietnamese speakers understood what she said.

In conclusion, thanks to a wonderful colleague who simultaneously interpreted the talk to our new friend and colleague we had a very successful presentation somehow as YTCx was fully understood and should be practised in Phnom Penh by an expert who mastered at least five languages with 21 years experience working in the industry.

Ẩm thực dịch

Một buổi sáng thứ Bảy đi phụ thầy trông coi quầy sách tinh hoa ẩm thực Việt Nam tại chương trình của khoa Văn hóa học lúc 8 giờ sáng đến 11 giờ 30 sáng ở dãy A cơ sở Đinh Tiên Hoàng, Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG-TPHCM.

Lòng tự hỏi với tinh thần tự hào là sinh viên Văn Khoa đang rần rần ai cũng có thẻ để đeo không biết mình có được cho vào trường hay không đây?

Rốt cục là nhớ nhầm ngày, tới bữa đó đúng giờ ông thầy tới nơi rồi gọi mà mình vẫn cứ tưởng còn chưa tới ngày. Vậy là trong vòng 30 phút xuất hiện ngay ở cổng gửi xe gặp ngay đồng nghiệp đi bán sách. Sau đó, tưởng vậy là xong, ai dè sau một bài giảng nhập môn Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, ông thầy giới thiệu luôn về việc YTCxHCMC hợp tác phiên dịch cho mấy cái hội nghị quốc tế giống như chơi cho vui vậy trong khi thực tế mấy cái đó không có đơn giản, mỗi lần dẫn quân đi là mỗi lần hồi hộp. Thế là tự nhiên được nâng cấp hình ảnh trước mấy bạn sinh viên gần tốt nghiệp rồi mà vẫn e dè ngoại ngữ. Cũng hay là tìm thêm được một bạn yêu thích phiên dịch trong lớp đó, có thể là đồng nghiệp cao cấp tương lai không chừng.

Theo gợi ý của ông thầy, nếu đa số sinh viên lớp này quan tâm thì YTCxHCMC sẽ phối hợp để tổ chức sinh hoạt ngoại khóa hướng nghiệp về ẩm thực dịch (thuật ngữ mới phát minh), tức là hoạt động dịch thuật trong ẩm thực. Trời đất ơi, rốt cục nó sẽ là cái gì vậy?

Mạng xã hội

Ở Việt Nam mà không biết Zing Me dùng để làm gì thì không nên sử dụng không thôi bị mang tiếng là con nghiện trò chơi qua mạng.

Ở bất cứ nước nào có mạng toàn cầu mà không biết Facebook dùng để làm gì thì cũng không nên sử dụng không thôi bị mang tiếng là giết thời gian vô bổ vào mấy trò nhảm nhỉ cùng đám bạn trên mạng.

Nói chung là, ai không thích cho người ta biết mình đang làm gì (cũng như không biết người ta đang nói gì về mình trên đó) thì đừng có vô Facebook để rồi mất công lo bảo vệ cái riêng tư tương đối nào đó.

Tóm lại, người nào nghĩ Facebook làm nơi làm việc thì nó là công cụ tuyệt vời, còn người nào nghĩ nó là chỗ giải trí thì nó là kho ứng dụng giải trí. Người sao, việc vậy.

Đọc xong mấy cái này, chị giảng viên người quen dễ thương đáng yêu cho biết có một ông đạo diễn mà chỉ biết treo câu này mà theo chỉ là có ý giống giống ở trên: "Ironic rant for the morning: Is the entire internet designed for nothing more than complaining, insulting, attacking, and destroying the hope of the world? For everyone who uses the net (and their voice for that matter) to extol vitriol and hate, please, I beg you -- stop. And I promise to do the same and join the good people who spread joy, love, and inspiration; people who reignite the spark of humanity that makes life worth living (is this you? Yes? Good. Thank you!). Thanks for reading what I hope is my last complaint ever posted. Life's too short. We are capable of accomplishing so much as a species. Live together, die alone. That sums it up. I love you all."

Ông đó tên là Jeremy Sony. Còn cái ý giống giống đó chỉ nói là chỗ: "Live together, die alone!" chứ không phải ngược lại, sống trong cô độc, chết chùm trong thiên tai. Còn mình tài năng bị quá hạn nên vẫn chưa dịch được hết cái ý cao siêu mà ổng nói được chỉ trích dẫn.

B41

Hôm trước có một bạn tân sinh viên khoa Ngữ văn Anh hỏi dùm bạn của bạn đó là tân sinh viên khoa Báo chí Truyền thông là cái phòng B41 nó ở đâu? Ở Thủ Đức hay Quận 1?

Mình cũng chẳng biết nó ở đâu vì hồi mình bị đuổi ra khỏi trường thì cái tòa nhà chứa cái phòng đó còn chưa có xây (xong). Bây giờ mà mình đi cơ sở Linh Trung chưa chắc là biết chỗ vào trường.

Nhưng cái mình thắc mắc nhiều hơn là mấy bạn báo chí đã truyền thông kiểu gì mà tân sinh viên khoa mình không biết địa điểm để phải nhờ người đi hỏi gà mờ địa điểm như mình?

Sau đó, một chị giảng viên người quen dễ thương đáng yêu cũng ở trên mây gần chỗ mình cho biết: "Cái phòng đó chỉ có trong bản thiết kế của tương lai thôi em. Bằng nhãn quan siêu phàm, chị H đã nhìn thấy thêm một tầng nữa. Cả lớp cười quá chừng."

Hoa lan

Mấy hôm trước được mấy người bạn cho biết phong lan là quốc hoa của Singapore, cũng như hoa sen là quốc tế hoa được nhiều nước trong đó có Việt Nam chọn làm quốc hoa. Phong lan là loại cây có rễ có lá và tự quang hợp, chỉ bám lên cây chủ lấy ánh sáng. Việc tên một người nào đó được đặt tên cho hoa lan ở Singapore hay được mời đặt tên cho một loài lan mới ra đời chắc chắn là một niềm hãnh diện to lớn. Thế nhưng không phải ai cũng nghĩ vậy.

Tình cờ đọc được một bài của một tác giả có tên là Nguyễn Hữu Vinh tỏ thái độ "lo lắng thái quá" cho việc "Singapore cố tình đặt tên Tổng Bí thư ta cho một loài hoa". Lí do bác này đưa ra là:

"Nghe qua tưởng là quý hóa lắm vì hoa Lan là loại hoa nổi tiếng là đẹp. Nhưng hoa Lan là loại hoa không có hương, chỉ để nhìn thôi, đẹp màu mè mà không có hương thì cũng vứt đi. Trong khi đó hoa Lan lại không thể ăn được, không thể làm thuốc được… nói chung là chỉ để ngắm cho vui mắt mà thôi chứ chẳng có tác dụng gì trong đời sống, nhiều khi lại không bằng rau muống nhà mình. Lại nữa, hoa Lan là loại chuyên sống bám vào cây chủ, nếu được trồng thì cũng cần các loại có sẵn để sống gọi là giá thể. Loại cây Lan là loại hút chất dinh dưỡng từ thân cây chủ mà không tự lao động kiếm ăn gì cả. Cứ chờ cây chủ lao động rồi… chén. Phong lan càng phát triển, thì cây chủ càng héo mòn, thậm chí đã có nhiều cây chủ bị phong lan hút sạch chất dinh dưỡng không nuôi nổi mà chết đi."

Trong khi thực tế sự việc tường thuật đúng và chính xác là khi đến thăm Trung tâm Công nghệ cao Fusionopolis của Singapore, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đặt cho một loài lan mới màu vàng nhạt, có 5 cánh rất đẹp cái tên “Trường Lâm” như một lời chúc cho đất nước Singapore phát triển bền vững và thịnh vượng.

Cùng thời điểm, Hoàng tử William và Công nương Kate của Vương Quốc Anh cũng viếng thăm Singapore và thăm bông hoa lan được đặt theo tên của họ và của công nương Diana quá cố.

Cũng không hiểu là bác Nguyễn Hữu Vinh này ở đâu ra nữa? Mình cũng ở trên mây mà sao không biết bác này nhỉ? Hay tại tầng mây của mình thấp quá chăng?

Cho nên mới nói,một định kiến sai lầm có thể hạn chế tối đa tầm nhìn và dẫn tới những phát ngôn và suy luận nghe như thật. Chắc tại vậy nên bài bình luận ngắn gọn chỉ ra cái sự trớt quớt của suy luận chẳng thấy được đăng.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Bài ca dưới cờ

Lá quốc kỳ phất phới tung bay
Là anh linh bao hồn tử sĩ
Trên đỉnh cao chót vót
Màu xanh thiên thanh là nền trời
Bãi cỏ xanh rờn là màu đất
Lấp lánh tia nắng rọi.

Dưới cờ đỏ hừng hực khí trời
Bầu nhiệt huyết máu cuộn sục sôi
Linh thiêng trong tích tắc
Đóa sao vàng là giống nòi dân tộc
Trăm màu áo đều con Lạc cháu Hồng
Trang nghiêm phút mặc niệm.

Xanh ngát mây trời
Xanh lòng Tổ quốc
Giai điệu muôn năm cũ mãi sáng ngời
Chứa chan hôm nay niềm hạnh phúc
Tiến quân ca: khai sinh nền độc lập.

(viết riêng cho buổi chào cờ đầu tuần)
09/2007

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

Tết Độc lập

Khi nói đến Tết, người ta hay nghĩ đến thời điểm chuyển giao năm cũ và năm mới theo âm lịch, và thường được gọi đầy đủ là Tết năm mới hoặc Tết Nguyên đán, hay gọi rút gọn Tết cùng tên tổ hợp can chi của năm mới. Nhưng bản thân từ nguyên của Tết, vốn tồn tại trong nhiều nền văn hóa khác nhau bao gồm nhiều dân tộc và sắc dân ở khắp miền Đông Nam Á, chỉ là sự đánh một thời điểm theo chu kì của lịch pháp chứ không có gì đặc biệt. Do ý chí chính trị để điều hành xã hội mà từ Tết có ý nghĩa đặc biệt với một cộng đồng người, cụ thể là khối người sử dụng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ giao tiếp giữa các nhóm tộc người trong cùng quốc gia sinh sống trong vùng văn hóa Việt Nam (có thể không ở trong lãnh thổ của quốc gia Việt Nam).

Ngày 02/09/1945 là ngày nhà chính trị và danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hoàn toàn do người Việt Nam tự vận hành và làm chủ, vì quyền lợi của người Việt Nam.

Như vậy, có thể nói ngày 02/09/1945 là thời điểm chuyển giao giữa "năm cũ" là thời gian nước Việt Nam chưa được độc lập khỏi chủ nghĩa thực dân hiện đại và "năm mới" là nền độc lập hoàn toàn của người Việt Nam. Để cho trang trọng, về mặt chính trị tên gọi chính thức của ngày này là "Quốc khánh", về mặt văn hóa tên gọi không chính thức của ngày này là "Tết Độc lập", với cùng ý nghĩa của ngày Tết như một ngày lễ mang tính cách văn hóa mới kết hợp với ý chí chính trị của cộng đồng quốc gia.

Theo tác giả Dương Trung Quốc, dẫn nguồn từ bài viết "Tết Độc lập" của tác giả Ngọc Lê, bắt đầu từ mùa xuân 1946 và cho đến nhiều năm về sau, trong nhân dân quen gọi “Tết độc lập” vào dịp Lễ Quốc khánh. Điều này bắt nguồn từ lúc xuất hiện bài viết với nhan đề “Tết” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo “Cứu Quốc” trong đó có câu: “Tết Xuân đầu tiên của Nước Việt Nam độc lập”, ý nói về Tết Bính Tuất - lần đầu tiên sau 80 năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, cả dân tộc đã được đón một Tết Nguyên đán của Nước Việt Nam độc lập.

Đặc biệt, ngày Tết Độc lập thực sự trở thành một phần của văn hóa vùng cao Tây Bắc Việt Nam, cụ thể hơn là Tết Độc lập trở thành một ngày lễ quan trọng chỉ sau Tết năm mới đối với các nhóm tộc người Mông, Mường, Thái, Dao, Tày,... thậm chí trở thành một ngày hội giúp bảo tồn văn hóa dân tộc Mông, hay biến cao nguyên Mộc Châu thành một "thánh địa của Tết Độc lập", với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao thu hút đồng bào các dân tộc vùng văn hóa Tây Bắc, bao gồm cả các quốc gia láng giềng tìm đến chung vui.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...